SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp trường tiểu học
Chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học là giúp cho trẻ làm quen với cuộc sống mới, môi trường mới với những mối quan hệ mới, vấn đề phổ cập tiểu học và sự biến đổi mới của chương trình tiểu học đòi hỏi giáo dục mầm non cần chuẩn bị cho trẻ nối tiếp tiểu học một cách thích hợp. Trên cơ sở đó tạo tiền đề, đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện và chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực, trí tuệ, tình cảm, xã hội, năng lực và thái độ học tập...để trẻ học lớp một một cách thuận lợi. Song chúng ta đừng nghĩ chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm các bài toán ở lớp một. Quan điểm này thật là sai lầm và hiện nay cũng có một số phụ huynh và giáo viên đã mắc phải và làm ảnh hưởng không ít đến trẻ, có một số trẻ đã mắc phải một số bệnh khi lên lớp một như: Bệnh chủ quan, bệnh sợ học, bệnh lơ là trong giờ học, làm mai một đi khả năng tiếp cận tri thức của trẻ. Mà chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông là chuẩn bị toàn diện về mọi mặt không thiên về một khía cạnh nào và tùy theo lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà ta áp dụng các bài tập, giờ học, giờ chơi, sinh hoạt... cho phù hợp.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp trường tiểu học

Đề tài: "Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường Tiểu học" trẻ làm quen với cuộc sống mới, môi trường mới với những mối quan hệ mới, vấn đề phổ cập tiểu học và sự biến đổi mới của chương trình tiểu học đòi hỏi giáo dục mầm non cần chuẩn bị cho trẻ nối tiếp tiểu học một cách thích hợp. Trên cơ sở đó tạo tiền đề, đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện và chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực, trí tuệ, tình cảm, xã hội, năng lực và thái độ học tập...để trẻ học lớp một một cách thuận lợi. Song chúng ta đừng nghĩ chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm các bài toán ở lớp một. Quan điểm này thật là sai lầm và hiện nay cũng có một số phụ huynh và giáo viên đã mắc phải và làm ảnh hưởng không ít đến trẻ, có một số trẻ đã mắc phải một số bệnh khi lên lớp một như: Bệnh chủ quan, bệnh sợ học, bệnh lơ là trong giờ học, làm mai một đi khả năng tiếp cận tri thức của trẻ. Mà chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông là chuẩn bị toàn diện về mọi mặt không thiên về một khía cạnh nào và tuỳ theo lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà ta áp dụng các bài tập, giờ học, giờ chơi, sinh hoạt... cho phù hợp. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Năm học 2011-2012 tôi được nhà trường phân công phụ trách dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi ở cụm Xuân Bồ. Là giáo viên dạy lớp 5 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non mới, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tạo được tâm thế tốt để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường Tiểu học. Song việc chuẩn bị cho trẻ bước vào trường Tiểu học có nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Ngay vào đầu năm học mới cụm Mầm non Xuân Bồ nơi tôi giảng dạy được lãnh đạo địa phương quan tâm xây dựng phòng học rộng rãi thoáng mát tạo điều kiện cho các hoạt động của trẻ được tốt. Lớp được nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học như: máy vi tính, giá góc, bàn ghế, bảng, tài liệu bồi dưỡng, sách tham khảo tài liệu giảng dạy...Bản thân được nhà trường tạo điều kiện cho đi dự các giờ dạy tốt, các tiết dạy mẫu, các giờ thao giảng nên đã đúc rút được một số kinh nghiệm về chuyên môn. Mặt khác, bản thân được chuyên môn nhà trường kiểm tra, dự giờ thường xuyên, được bồi dưỡng lý thuyết lẫn thực hành. Qua đó, bản thân đã nắm vững phương pháp dạy học, tổ chức các tiết dạy phong phú hơn. Mặt khác, đa số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của bậc học Mầm non, là cơ sở vững chắc cho trẻ tự tin khi bước vào trường tiểu học nên đã Người thực hiện: Nguyễn Thị Uyên-Trường mầm non Xuân Thủy Trang:2 Đề tài: "Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường Tiểu học" theo dõi, ghi kết quả lên bảng sức khoẻ để phụ huynh tiện theo dõi. Sau đó tôi trao đổi cụ thể với phụ huynh của những trẻ có tình trạng sức khoẻ yếu, thể trạng nhỏ, bị bệnh về hô hấp, về răng, ăn chậm để phối hợp với gia đình cải thiện tình hình sức khoẻ cho các trẻ đó bằng các hình thức như: cô động viên trẻ trước tập thể lớp, thưởng bé ngoan, kẹo, khi trong ngày trẻ ăn có tiến bộ. Hoặc kết hợp cùng phụ huynh cho trẻ uống sữa thêm Ví dụ: Về cải thiện tình trạng sức khoẻ cháu Sơn bị mắc bệnh về mũi họng, cháu rất hay bị ốm, bị sốt, ăn hay bị nôn chớ, nên cháu không tăng cân, người luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn tham gia vào các hoạt động của lớp, tôi đã kết hợp cùng phụ huynh của cháu luôn luôn quan tâm, để ý đến sức khoẻ của cháu như luôn giữ ấm cho cháu vào mùa đông, thường xuyên lau mồ hôi cho cháu vào mùa hè, để cố gắng giảm bớt số lần mắc bệnh cho cháu. Hoặc những bữa ăn cháu ăn cơm không được vì đâu răng tôi cho cháu ăn cháo lại hay uống sũa để đảm bảo đủ chất, đủ lượng trong ngày cho cháu. Và qua một học kỳ cháu đã đỡ bị ốm hẳn, lên cân, tích cực hơn khi tham gia vào hoạt động chung của lớp. Điều này làm cho gia đình cháu cũng như hai cô ở lớp rất vui và phấn khởi. Bên cạnh đó còn có rất nhiều những cháu yếu, lười ăn, ăn chậm, lười nhai tôi cho những trẻ đó ngồi cùng bàn và luôn chú ý, quan tâm, nhắc nhở trẻ thường xuyên trong bữa ăn, động viên để trẻ tự xúc lấy ăn. Và khi cả lớp đã gần ăn xong thì cô xúc cơm giúp cháu ăn, cô ngồi cùng trẻ động viên trẻ nhai nhanh để cơm không bị vữa. Đối với những cháu ăn hay bị nôn, tôi và các giáo viên cùng lớp luôn chú ý nhắc trẻ không xúc cơm đầy miệng. Nếu trẻ bị nôn không bắt trẻ tiếp tục ăn ngay (vì trẻ vẫn còn có cảm giác khó chịu) mà sẽ cho trẻ nghỉ ăn một lúc, sau đó cho trẻ ăn bánh ngọt hoặc cơm cùng với cô để không bị đói bụng khi ngủ. Việc báo cáo tình hình sức khỏe, ăn, ngủ, của trẻ cả lớp vào buổi họp phụ huynh đầu năm để phụ huynh nắm được tình hình ăn, ngủ của con mình ở trường (trẻ nào cũng ăn hết suất của mình, có nhiều trẻ có nhu cần ăn nhiều hơn định suất) là vô cùng cần thiết. Tôi trao đổi tình hình cụ thể với gia đình một số cháu ăn quá khoẻ, dễ có nguy cơ béo phì để cùng phụ huynh thống nhất chỉ cho trẻ đó ăn vừa đủ chứ không ăn theo nhu cầu của cháu đó, tích cực cho trẻ được hoạt động, nhằm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ- một trong những căn bệnh của trẻ em thời nay- Trên cơ sở trao đổi giữa phụ huynh và cô giáo về tình hình của trẻ ăn ngủ, tôi có biện pháp nhắc nhở động viên trẻ có chiều hướng tiến bộ. Người thực hiện: Nguyễn Thị Uyên-Trường mầm non Xuân Thủy Trang:4 Đề tài: "Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường Tiểu học" trái và thời gian như sáng, trưa, chiều, tối, hôm qua, hôm nay,. Là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ở trường phổ thông. Như tất cả chúng ta đều biết, để làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp 1 một cách tốt nhất không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức. Bởi tri thức là vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thông minh, nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ta phải đáp ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này. Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động như: hoạt động học tập (qua các tiết học: văn học, làm quen với môi trường xung quanh, làm quen chữ cái, làm quen với toán, hoạt động vui chơi) - Trẻ mẫu giáo lớn đến cuối năm phải đạt được những yêu cầu của các môn học, yêu cầu của hoạt động. Đó chính là hành trang và là vốn hiểu biết rất cần thiết để trẻ bước vào lớp 1 tự tin và vững vàng. Đối với trẻ mẫu giáo lớn nhu cầu nhận thức muốn tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ, muốn khám phá được bản chất của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại của các sự vật hiện tượng đó. Chính vì vậy mà trẻ mẫu giáo lớn rất hay đặt ra các câu hỏi. Câu hỏi của trẻ không chỉ đơn giản ở các dạng như “Ai”, “Cái gì”, “Ở đâu” mà còn hỏi các dạng như: “Tại sao”, “Như thế nào”, "Vì sao", “Sao lại thế”. Chính vì vậy mà giáo viên phải là người bạn giúp trẻ thoả mãn được những câu hỏi của trẻ, những băn khoăn suy nghĩ của trẻ. Song song với các môn học mang tính tìm hiểu về môi trường xung quanh của trẻ chúng ta còn cần đặc biệt quan tâm và rèn kỹ năng cho trẻ ở hai môn đó là: Làm quen với toán và làm quen với chữ viết. Bởi hai môn học này là hai môn cơ bản, chủ yếu nhất của trẻ lớp 1. Tôi biết ở lớp 1 trẻ cũng học chương trình toán gần giống với mẫu giáo lớn và chữ cái cũng vậy trẻ phải nhận biết được 29 chữ cái, tô 29 chữ đó đúng hướng để làm tiền đề cho trẻ vào lớp 1. Vì thế việc chú trọng hai môn học này là vô cùng cần thiết. Vì thế chúng tôi đã xác định đây là hai môn trọng tâm để dành nhiều thời gian cũng như đầu tư rèn kỹ năng cho trẻ. Ví dụ: Với môn làm quen chữ cái, tôi luôn dạy trẻ phát âm chuẩn các chữ cái, có một số cháu còn nói ngọng n-l; s-x chúng tôi sửa triệt để cho trẻ để trẻ phát âm đúng. Những cháu còn quên các chữ khó nhớ chúng tôi thường xuyên dạy trẻ bằng cách cứ vào những thời gian hết giờ tổ chức hoạt động chiều lại cho các trẻ đó ra Người thực hiện: Nguyễn Thị Uyên-Trường mầm non Xuân Thủy Trang:6 Đề tài: "Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường Tiểu học" Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn tò mò ham tìm hiểu về thế giới xung quanh trẻ. Vấn đề đặt ra là người lớn cần tạo những điều kiện thuận lợi để kích thích, nuôi dưỡng và phát triển nhu cầu đó của trẻ giúp trẻ có thể chỉ từ sự tò mò ban đầu trở nên say mê, hứng thú và đó cũng là một cách người lớn chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. * Biện pháp thứ ba: Chuẩn bị tốt về mặt tinh thần Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ có một tinh thần tốt, luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công việc, và đặc biệt là luôn vươn tới, luôn mong mỏi mình sẽ được đi học lớp 1 đó là một điều rất tốt. Vì vậy, tôi luôn động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời người lớn, hoàn thành các nhiệm vụ được người lớn giao cho. Ví dụ: Nếu các con học giỏi, ngoan biết vâng lời người lớn thì sẽ được đi học lớp 1. Hoặc dùng đó làm động lực để kích thích khả năng tìm tòi khám phá, kích thích tính tò mò ham hiểu biết, biết trả lời các câu hỏi khó ở trẻ. Ví dụ: Câu hỏi này khó nhưng nếu ai trả lời được câu hỏi này sẽ được lên lớp 1 đấy! Thông qua việc được lên lớp 1 dùng làm động lực để nêu các đức tính tốt cho trẻ: rèn luyện tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự lập, ý thức đoàn kết, nhường nhịn giúp đỡ bạn bè Những đức tính này rất cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo song đặc biệt quan trọng với trẻ khi đi học lớp 1. Bởi vì đặc thù của hai bậc học khác nhau: ở mẫu giáo lúc nào cũng có cô bên cạnh, có cô ở gần, còn khi lên học tiểu học thì không phải lúc nào trẻ cũng ở gần cô giáo. Mà có lúc trẻ tự chơi, tự do một mình hoặc chơi với các bạn Thông qua việc tổ chức sinh nhật cho trẻ ở lớp ngoài ý nghĩa cho trẻ biết quan tâm, yêu quý bạn bè, thích tham gia vào hoạt động tập thể nó còn có thể góp phần giúp trẻ hiểu rằng mình đã bước sang 6 tuổi, đã lớn khôn và chững chạc lên nhiều để chuẩn bị vào lớp 1. Ví dụ: cháu Mai Huyền nói “Con thích lên lớp 1. Nhưng con muốn cả 2 cô lên lớp 1 dạy con mẹ ạ!”. Chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt tinh thần sẽ cho trẻ có tâm lý thoải mái, tự tin, sẵn sàng bước vào lớp 1 không lo sợ, rụt rè, thiếu tự tin. * Biện pháp thứ tư: Chuẩn bị về mặt tình cảm - xã hội: Sự phát triển các mặt tình cảm - xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Chính việc phát triển tính tự tin, tự trọng, Người thực hiện: Nguyễn Thị Uyên-Trường mầm non Xuân Thủy Trang:8 Đề tài: "Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường Tiểu học" Đối với trẻ 5 tuổi để giúp ích cho việc học tốt môn tiếng Việt ở lớp một giáo viên cần tổ chức các hoạt động nghe - nói như cho trẻ phát âm các chữ cái, nghe và hiểu nghĩa của từ, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc - viết như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ, xem và nghe đọc các loại sách, phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt: hướng đọc, viết từ phải sang trái, từ dòng trên xuống dòng dưới, hướng viết của các nét chữ, “đọc” truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, các tranh vẽ phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng, to, chữ sử dụng trong sách là chữ in thường. * Biện pháp thứ sáu: Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập: Hiện nay việc sử dụng phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mầm non mới, lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn gợi mở cho trẻ tham gia hoạt động đã làm cho trẻ có hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động có hiệu quả hơn. Để đạt được những hiệu quả trên cần tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập như việc sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng, giúp trẻ thích ứng với hoạt động mới. Thông qua chủ đề “Trường Tiểu học” giáo viên cần hướng dẫn trẻ làm quen với các đồ dùng học tập ở trường phổ thông, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với sách, truyện, bút, thước. Như: Cho trẻ đọc chuyện theo tranh, kể lại chuyện, cầm bút tô, viết chữ cái đã học. Bên cạnh đó trẻ phải biết cách điều khiển, vận động bàn tay nhỏ bé của mình để thực hiện một cách gọn gàng, dẻo dai các thao tác vận động trong học tập. Trong giờ chơi, giờ ăn giáo viên tập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng sinh hoạt một cách gọn gàng khéo léo. Các nhà khoa học đã khẳng định: “Những vận động bằng tay của trẻ càng khéo léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu”. IV. KẾT QUẢ Từ việc Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 như đã nêu ở trên. Tôi đã thu được những kết quả sau: 1. Kết quả: - Các cháu trong lớp tôi đều khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, vận động nhanh nhẹn, có khả năng đề kháng với các bệnh dịch. Trong đợt sốt siêu vi vừa qua rất nhiều học sinh các lớp trong trường mắc phải và phải nghỉ học. Ở lớp tôi sĩ số học sinh Người thực hiện: Nguyễn Thị Uyên-Trường mầm non Xuân Thủy Trang:10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_5_tuoi_vao_lop_truong.doc