SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn

Trong trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học trẻ không chỉ biến mình thành người lớn mà còn phải “ hoá thân” thành các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những cá tính khác biệt, với những hành động vừa thực tế, vừa kỳ ảo ... Để đóng được vai này trẻ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật gần giống như người nghệ sĩ . Kết quả của trò chơi đóng kịch có một ý nghĩa rất quan trọng nó giúp trẻ tích luỹ được kinh nghiệm sống qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ ở trẻ. Qua trò chơi đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học được giọng nói diễn cảm rõ ràng và trẻ hoàn thiện mình hơn về đạo đức, trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực những người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ác .Đặc biệt trò chơi đóng kịch đã phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo.
Ở trường mầm non nhiệm vụ làm cho trẻ yêu kịch, ham thích tham gia đóng kịch là rất quan trọng . Khi đóng kịch trẻ vừa nhận thức được mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội vừa được thể hiện nghệ thuật. Quá trình đó làm cho tâm hồn trẻ trở nên nhạy cảm, phong phú và sâu sắc ... trò chơi đem lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc được vui chơi.
docx 13 trang skmamnonhay 02/02/2025 910
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn
 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I . Lời mở đầu
 Nghệ thuật là một phương tiện toàn diện và vô tận để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 
Cùng với các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, âm nhạc ...đong kịch cũng là một 
hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non được trẻ em rất yêu thích. Nó có ý nghĩa giáo 
dục toàn diện nhân cách trẻ
 Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là một nội dung của hoạt động vui 
chơi trong trường mầm non . Nó không chỉ đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động 
mang tính chất nghệ thuật và ngược lại nó không chỉ là hoạt động nghệ thuật mà còn là 
trò chơi . Hai yếu tố này được kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình 
tổ chức vui chơi.
 Trong trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học trẻ không chỉ biến mình thành 
người lớn mà còn phải “ hoá thân” thành các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp 
với những cá tính khác biệt, với những hành động vừa thực tế, vừa kỳ ảo ... Để đóng 
được vai này trẻ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật gần giống như người 
nghệ sĩ . Kết quả của trò chơi đóng kịch có một ý nghĩa rất quan trọng nó giúp trẻ tích 
luỹ được kinh nghiệm sống qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng 
trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ ở trẻ. 
Qua trò chơi đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học được giọng nói 
diễn cảm rõ ràng và trẻ hoàn thiện mình hơn về đạo đức, trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, 
tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực những 
người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ác .Đặc biệt trò chơi đóng kịch đã phát triển 
ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo
 Ở trường mầm non nhiệm vụ làm cho trẻ yêu kịch, ham thích tham gia đóng kịch 
là rất quan trọng . Khi đóng kịch trẻ vừa nhận thức được mối liên hệ giữa con người với 
tự nhiên, xã hội vừa được thể hiện nghệ thuật. Quá trình đó làm cho tâm hồn trẻ trở nên 
nhạy cảm, phong phú và sâu sắc ... trò chơi đem lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc được 
vui chơi .
 Trên thực tế hiện nay ở các trường mầm non giáo viên cũng đã tổ chức cho trẻ 
 2 Trẻ đi học không đều, nhiều trẻ đến 5 - 6 tuổi mới ra lớp nên còn nhút nhát, chưa 
 mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
2. Kết quả khảo sát kỹ năng đóng kịch của trẻ mẫu giáo lớn
 Số trẻ Nội dung và kết quả khảo sát
 được 
 Trẻ hiểu nội dung tác phẩm và Biết nhập vai chơi và thể hiện 
 khảo sát
 hiểu tính cách của các nhân sáng tạo trong khi chơi
 vật trong tác phẩm
 Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
 120 15 22 57 26 5 15 57 43
 % 13% 18% 47% 22% 4% 13% 47% 36%
 Từ thực trạng trên và qua kết quả khảo sát kỹ năng đóng kịch của trẻ mẫu giáo 
 lớn trường mầm non Thạch Cẩm để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã mạnh dạn chọn 
 đề tài : “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi đóng kịch dựạ 
 theo tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn ” để nghiên cứu nhằm tìm ra những biện 
 pháp mới trong tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch
 B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN:
 1. Lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi
 2. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sẽ đóng kịch
 3. Xem tranh minh hoạ kết hợp đàm thoại với trẻ về tác phẩm văn học sẽ đóng kịch
 4. Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản
 5. Tổ chức cho trẻ tập luyện
 II/ Các biện pháp để tổ chức thực hiện
 1. Lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi
 Để tổ chức có hiệu quả trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo lớn thì công việc lựa 
 chọn tác phẩm văn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hứng thú của trẻ là rất quan 
 trọng
 Kết quả của trò chơi đóng kịch phụ thuộc vào việc lựa chọn tác phẩm văn học . 
 4 phản ánh phẩm chất, tính cách của các nhân vật trong tác phẩm. Để hình thành và khắc 
sâu những biểu tượng của trẻ giáo viên nên cho trẻ xem tranh minh hoạ và cho trẻ mô 
tả lại các nhân vật của tác phẩm, nhận xét những đặc trưng, tính cách của nhân vật như 
màu sắc, quần áo ... và tư thế của từng nhân
 Đối với việc tổ chức đóng kịch theo tác phẩm văn học thì việc xem chi tiết tranh 
minh hoạ và đàm thoại về tác phẩm văn học sau khi nghe đọc kể có một ý nghĩa đặc 
biệt . Nếu việc xem tranh minh hoạ trước khi đọc và kể có tính chất tổng quát ( là quen 
với hình thức các nhân vật) thì việc xem minh hoạ sau khi đọc có những nhiệm vụ sâu 
sắc hơn. Lúc này việc xem tranh là một trong những biện pháp làm hình thành ở trẻ 
những biểu tượng chính xác hơn về các nhân vật trong truyện. Hình dáng, tính cách 
quan hệ của các nhân vật được phản ánh trong tư thế, nét mặt, hành động trong từng 
hoàn cảnh cụ thể
 Ví dụ : Khi cho trẻ xem tranh minh hoạ câu truyện sẽ đóng kịch “ Chú dê Đen” 
giáo viên cần chuẩn bị một bộ tranh minh hoạ gồm có 3 tranh :
 Tranh 1: Chú dê trắng đang ăn lá non trên một cánh rừng có dòng suối chảy qua 
và một con chó sói nấp sau bụi cây
 Tranh 2 : Chú dê Đen đang ăn lá non trên một cánh rừng có dòng suối chảy qua 
và một con chó sói nấp sau bụi cây
 Tranh 3 : Cảnh núi rừng, có suối chảy, cây cối tươi tối và có các chú dê đang ăn 
lá non
 Lần lượt cho trẻ xem tranh và đàm thoại theo nội dung trong tranh minh hoạ, 
nhấn mạnh các chi tiết cần cho việc đóng kịch như : Bản chất của dê trắng là yếu đuối 
nhút nhát nên khi lên núi ăn lá non chưa gặp chó sói thì nhí nhảnh hồn nhiên nhưng khi 
gặp chó sói thì run rẩy sợ hãi, giọng nói, nét mặt, tư thế đều thể hiện vẻ sợ hãi . Còn bản 
chất của dê đen là mạnh mẽ dũng cảm nên khi lên núi tìm lá non những bước đi mạnh 
mẽ nên khi gặp chó sói dê đen vẫn bình tĩnh đối đáp với chó sói : Giọng nói rắn rỏi, rất 
khoát, bước đi mạnh mẽ ....
 Trong khi cho trẻ xem tranh minh hoạ giáo viên đặt ra những câu hỏi để giúp trẻ 
hiểu thấu đáo những cá tính và sự kiện và tác giả dựng nên, tạo điều kiện cho trẻ hình 
dung được bối cảnh phát triển tình tiết
 Ví dụ : Trong khi xem tranh minh hoạ câu truyện “ Chú dê đen” nên đặt các câu 
 6 sau :
 Từ đầu câu truyện đến đoạn bà bị ốm phải nằm ở trên giường, sử dụng nhân vật 
là người dẫn truyện sau đó mới cho trẻ nhập các vai Tích chu, con chim, bà tiên để thể 
hiện nửa phần sau của câu truyện “ Tích chu về nhà không thấy bà, bà đã hoá thành 
chim, tích chu ân hận .... Hai bà cháu sống vui vẻ bên nhau”
5. Tổ chức luyện tập ( cho trẻ nhập vai chơi )
 Khi nói về trò chơi đóng kịch thì không thể không nói tới việc nhập vai chơi. 
Nhập vai chơi trong trò chơi đóng kịch là gia đoạn trẻ bước vào thực hành, biến nội 
dung kịch bản thành những hành động kịch, ngôn ngữ kịch. Khi nhập vai trẻ được tiếp 
xúc trực tiếp được hoà mình vào hoàn cảnh tình huống của vở kịch. Trẻ hoá thân vào 
nhân vật, biến nhân vật từ một hình tượng được nhà văn xây dựng bằng chất liệu ngôn 
từ trở thành một sinh thể sống động, có tính cách được thể hiện qua lời nói, hành động, 
điệu bộ của diễn viên
 Để hướng dẫn trẻ bước vào nhập vai chơi giáo viên phải đọc kịch bản cho trẻ 
nghe và trò chuyện với trẻ về các nhân vật có trong kịch bản để trẻ đưa ra những ý kiến 
nhận xét của mình, gây dựng mối liên hệ giữa các nhân vật với các tình huống tương tự 
trong cuộc sống mà trẻ đã gặp, những cuộc trao đổi trò chuyện này một lần nữa đã giúp 
trẻ có những biểu tượng đúng đắn hơn về hình tượng các nhân vật có trong tác phẩm, 
hiểu được những tính cách các nhân vật và xác định được thái độ của mình đối với các 
nhân vật . Gắn với việc trẻ có những biểu tượng đúng đắn về hình tượng các nhân vật 
trẻ còn phải khám phá ra những nguyên nhân nảy sinh các tư tưởng và hành động của 
các nhân vật
 Ví dụ : Trong câu truyện “ Chú Dê đen” cô phải trò chuyện để trẻ hiểu được 
nguyên nhân nảy sinh các hành động của các nhân vật trong vở kịch như : Tại sao mà 
chó sói lại có thể to tiếng, quát nạt với dê trắng như thế ? Thái độ của dê đen trước con 
sói hung ác ấy có giống dê trắng khôg ? Tại sao ? ...Vở kịch này đã gợi nên cho chúng 
ta điều gì ?
 Trong khi phân tích các hành động của kịch cô phải phân tích cho trẻ hiểu được 
ngôn ngữ của các nhân vật trong kịch vì ngôn ngữ nhân vật là một phương tiện quan 
trọng để phát triển hình thành ở trong kịch
 Ví dụ : Trong câu truyện : Chú dê đen
 8 Cáo ta rất sợ hãi, nó lao mình qua cửa sổ nhanh đến nỗi áo chua kịp mặc hết, đuôi nó 
bay tung trong gió, hai tai cụp sát vào đầu. Nó còn lo bị gà trống đuổi theo nên mắt vẫn 
nhìn đầy vẻ hoảng hốt
 Trong quá trình trẻ tập kịch, sự tham gia của cô giáo là rất cần thiết. Cô giáo có 
thể làm mẫu cho trẻ bắt truớc, mô phỏng, hoặc cô có thể mời một vài trẻ khá lên thể 
hiện truớc. Sau mỗi lần trẻ diễn cô giáo và cả lớp cùng nhận xét cô chú ý huớng trẻ cách 
phối hợp giữa hành động với lời nói khi thể hiện vai. Khi trẻ có sáng tạo trong cách diễn 
cô giáo cần khen ngợi kịp thời những sáng tạo riêng của trẻ đồng thì cũng chỉ rõ những 
những chỗ chua đạt và gợi ý cho trẻ cách sửa
 Ví dụ: Bạn Nam đi nhu thế trông đã giống dáng đi lặc lè của bác gấu chua ? Cô 
nghĩ nếu con đi chậm hơn, lắc nguời và dậm chân mạnh hơn chút nữa thì sẽ giống lắm 
đấy. Bạn Nam có muốn làm lại không ?” hoặc “Ai có thể thể hiện tốt vai này” ?
 Ở những trẻ yếu hơn và có vẻ nhút nhát thì cô giáo cần khuyến khích, động viên 
trẻ tham gia tích cực, trực tiếp và có thể diễn mẫu cho trẻ xem ngay từ đầu để trẻ có thể 
thể hiện vai diễn
 Sự thành công của vở kịch không chỉ quyết định ở khả năng nhập vai của mỗi trẻ 
mà còn quyết định bởi sự phối hợp hài hoà, nhịp nhàng giữa các vai. Cô giáo dạy trẻ 
phối hợp giữa các vở diễn, cách xắp xếp đội hình, chuyển cảnh .... để vở kịch đuợc tiếp 
nối liền mạch
 Để việc nhập vai ngày càng tốt hơn, cô giáo cần tổ chức cho trẻ luyện tập vào các 
thời gian thích hợp nhu giờ làm quen với tác phẩm văn học , giờ sinh hoạt chiều, giờ 
hoạt động góc ....
6. Tổ chức cho trẻ biểu diễn
 Kết quả của trò chơi đóng kịch là tổ chức cho trẻ biểu diễn cô giáo cần chuẩn bị 
cho buổi diễn thật long trọng để thu hút và tạo hứng thú cho trẻ nhập vai và thể hiện tốt 
vai chơi của mình. Vai trò của cô giáo trong suốt buổi diễn là rất quan trọng, cô là nguời 
tổ chức toàn bộ cuộc chơi, là nguời nhắc vở và có thể là nguời dẫn truyện
 Để buổi biểu diễn thành công cần có sân khấu và hoá trang. Thiếu nó cuộc chơi 
sẽ kém phần sinh động, hấp dẫn, sẽ mất đi những xúc cảm ban đầu để trẻ buớc vào cuộc 
chơi. Vì vậy, cần phải chuẩn bị một cách chu đáo
 + Chuẩn bị sân khấu :
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_to_chuc_tr.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn h.pdf