SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Phát triển vận động là hoạt động nhằm giúp trẻ bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm giúp trẻ có một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ. Chúng ta đều biết rằng tầm vóc của đứa trẻ đang lớn lên từng ngày bởi vì cơ thể của trẻ là cơ thể đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất trẻ được đánh giá dựa theo các chỉ số chiều cao, cân nặng và tỉ lệ các phần của cơ thể. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi gia đình, là niềm ước mơ và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai.
Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là với trẻ 5-6 tuổi khi trẻ vận động các cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển vận động là rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao nhận thức của trẻ. Giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Trẻ được vận động một cách thoải mái để phát triển thể lực và qua đó trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác và chia sẻ cùng bạn.
Vì vậy phát triển vận động cho trẻ có tầm quan trọng đối với sự phát triển về thể lực của trẻ nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Việc cho trẻ tập luyện các bài tập phát triển chung, vận động cơ bản hay chơi các trò chơi vận động chính là tạo điều kiện, cơ hội để trẻ phát triển thể lực một cách toàn diện.
Là một cán bộ quản lý được phân công phụ trách chất lượng giáo dục của nhà trường. Tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên luôn cập nhật những phương pháp mới và đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động với mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ tham gia các hoạt động học tốt tất cả các môn học.
docx 34 trang skmamnonhay 23/01/2025 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động
 cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non ”
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dựa trên quan điểm giáo dục toàn diện, trẻ em ở trường mầm non được chăm sóc, 
giáo dục sao cho phát triển một cách hài hòa tất cả các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, 
tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, thẩm mỹ. Năm lĩnh vực đó không tách rời mà được 
thực hiện có tác dụng bổ trợ lẫn nhau nhằm đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất. 
Mục tiêu giáo dục trẻ ở trường mầm non là giúp trẻ tích cực hơn, chủ động hơn, 
sáng tạo hơn trong các hoạt động.
Tất cả các hoạt động học ở năm lĩnh vực phát triển đều rất cần thiết đối với trẻ , giúp 
trẻ phát triển toàn diện. Trong đó giáo dục thể chất rất quan trọng đối với sự phát 
triển toàn diện của trẻ vì cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương 
hình thành nhanh, cơ thể trẻ dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được 
chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển 
cơ thể trẻ.
Phát triển vận động là hoạt động nhằm giúp trẻ bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đồng 
thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm giúp trẻ có một cơ thể cân đối hài hòa 
và phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ. Chúng ta đều biết rằng tầm vóc của đứa 
trẻ đang lớn lên từng ngày bởi vì cơ thể của trẻ là cơ thể đang phát triển không ngừng 
theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất trẻ được đánh giá dựa theo các chỉ số 
chiều cao, cân nặng và tỉ lệ các phần của cơ thể. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là 
niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi gia đình, là niềm ước mơ và hy vọng lớn khi 
hướng vào tương lai.
Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là với trẻ 5-6 tuổi khi trẻ vận động các cơ, khớp cùng 
phối hợp vận động và phát triển. Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động 
giáo dục phát triển vận động là rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác 
quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao nhận thức của trẻ. Giúp 
trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Trẻ được vận động một cách thoải mái để phát triển thể 
lực và qua đó trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác và chia sẻ cùng bạn.
Vì vậy phát triển vận động cho trẻ có tầm quan trọng đối với sự phát triển về thể lực 
của trẻ nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Việc cho trẻ tập luyện các bài tập phát 
triển chung, vận động cơ bản hay chơi các trò chơi vận động chính là tạo điều kiện, 
cơ hội để trẻ phát triển thể lực một cách toàn diện.
Là một cán bộ quản lý được phân công phụ trách chất lượng giáo dục của nhà trường. 
Tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên luôn cập nhật những phương pháp mới và đổi 
mới hình thức tổ chức các hoạt động với mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, 
giúp trẻ tham gia các hoạt động học tốt tất cả các môn học.
 1 | 30 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động
 cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non ”
giáo viên khối 5-6 tuổi.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Trường mầm non
3. Thời gian thực hiện
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giáo dục thể chất nói chung và hoạt động phát triển vận động nói riêng có ý nghĩa 
quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Vận động giúp trẻ phát triển toàn 
diện và giúp cho sự phát triển của não bộ và nhận thức.
Trong lĩnh vực phát triển thể chất, vận động không chỉ giúp các kỹ năng vận động 
thô cần thiết được phát triển và hoàn thiện mà còn thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh hơn. 
Giáo dục phát triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động 
đồng thời phát triển các tố chất vận động. Những hoạt động vận động phát triển phù 
hợp, mang tính xã hội và cảm xúc sẽ giúp trẻ học các kỹ năng hợp tác, học cách luân 
phiên, biết cách chờ đợi.
Đối với trẻ vận động thường xuyên sẽ giúp trẻ có một sức khoẻ và sức đề kháng tốt 
cho cơ thể, bên cạnh đó còn giúp cho hệ cơ và xương gắn kết chắc chắn hơn làm 
cho tinh thần sảng khoái, hoạt bát nhanh nhẹn và tự tin.
Hoạt động phát triển vận động là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe của trẻ 
giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ 
thể phát triển cân đối hài hòa, không những thế mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện 
đức, trí, thể, mỹ.
Đối với trẻ 5-6 tuổi thì khả năng phối hợp các động tác tốt hơn và chuyển nhanh 
được từ động tác này sang động tác khác. Trẻ có khả năng làm các động tác nhanh, 
mạnh và có ý muốn vươn lên thành tích mới. Vì vậy giáo viên phải tạo hứng thú đối 
với bài tập rèn luyện thể lực và các trò chơi. Rèn cho trẻ kỹ năng cơ bản có hệ thống, 
đề ra những yêu cầu và luyện tập cho trẻ những kỹ năng vận động.
Để thực hiện tốt hoạt động phát triển vận động đòi hỏi người giáo viên nắm vững 
kiến thức, kỹ năng và khai thác khả năng của từng trẻ. Tuy nhiên để đáp ứng được 
mục đích trên thì mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức, dành thời gian 
nghiên cứu, tổ chức các hoạt động sáng tạo, hấp dẫn giúp phát huy tính tích cực của 
trẻ.
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó với nhiệm vụ người quản lý phụ trách chất 
lượng giáo dục của nhà trường, việc bồi dưỡng giáo viên để nâng cao năng lực sư 
 3 | 30 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động
 cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non ”
- Một số giáo viên ngại đổi mới và tiếp cận phương pháp mới, kỹ năng tổ chức hoạt 
động phát triển vận động còn chưa tự tin.
- Giáo viên lựa chọn tổ chức một số hoạt động phát triển vận động còn chưa phù 
hợp.
- Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong hoạt động giáo dục thể chất.
- Giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo khi tổ chức hoạt động khiến trẻ gò bó, hình thức 
tổ chức còn cứng nhắc, chưa hứng thú nên giờ hoạt động phát triển vận động chưa 
đạt kết quả cao.
- Thể lực của trẻ không đồng đều, có trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn.
- Một số trẻ còn ngại vận động và giao tiếp. Kỹ năng vận động còn hạn chế.
- Một số phụ huynh còn chưa nắm vững kiến thức nuôi dạy trẻ.
- Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của phát triển vận động 
đối với trẻ, chưa quan tâm phối hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ tốt.
3. Khảo sát thực trạng:
Qua khảo sát đánh giá chất lượng hoạt động phát triển vận động ở các lớp 5-6 tuổi 
ngay từ đầu năm học kết quả cho thấy:
* Tổng số giáo viên khối 5-6 tuổi: 8 giáo viên
 Tổng số giáo viên được khảo sát: 8/8 đạt 100%
 5 | 30 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động
 cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non ”
Kỹ năng tập các vận động cơ bản và chơi trò chơi vận động đạt kết quả còn thấp.
Đứng trước tình hình như vậy tôi đưa ra một số biện pháp như sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 l. Biện pháp 1: Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng để tổ 
chức tốt hoạt động phát triển vận động cho trẻ
Để hoạt động phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi đạt được kết quả cao thì cơ sở vật 
chất, thiết bị, đồ dùng, dụng cụ thể dục có ý nghĩa to lớn và quan trọng đối với trẻ. 
Vì đây là điều kiện thiết yếu phục vụ tốt cho việc thực hiện vận động.
Căn cứ vào biên bản kiểm kê tài sản cuối năm học và tờ trình mua bổ sung đồ dùng 
phục vụ hoạt động phát triển vận động đầu năm học của các lớp. Ngay từ đầu năm 
học tôi khảo sát đồ dùng tổ chức hoạt động phát triển vận động của các lớp, các thiết 
bị của nhà trường và khảo sát đồ chơi ngoài trời. Qua khảo sát biết được trong lớp 
có những đồ dùng nào thừa, đồ dùng nào còn thiếu để tổ chức hoạt động cho trẻ, 
nhà trường còn thiếu những đồ dùng gì.
Đầu năm học tôi đã tham mưu và thống nhất trong Ban giám hiệu, ban mua sắm tài 
sản để bổ sung cơ sở vật chất của nhà trường, tạo khu vui chơi thể chất cho trẻ ở cả 
hai khu. Khu chính có diện tích khu vận động là 130 m 2 là sân cỏ nhân tạo, khu lẻ 
có khu vui chơi vận động với diện tích 60m2 diện tích sân cỏ nhân tạo. Nhà trường 
đã mua bổ sung đồ chơi vận động ngoài trời như: xích đu, bập bênh, cầu trượt, thú 
nhún, xích đu...
 7 | 30 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động
cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non ”
 9 | 30 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động
 cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non ”
Nhà trường đã đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động 
phát triển vận động. Trong điều kiện kinh phí nhà trường còn hạn hẹp nên tôi đã chỉ 
đạo, hướng dẫn giáo viên cách làm bổ sung đồ dùng dạy học tự làm và sử dụng hiệu 
quả vào trong hoạt động.
Ví dụ: Làm cổng chui
+ Mục đích: Giáo viên tận dụng những chiếc lốp xe máy đã qua sử dụng để làm ra 
những chiếc cổng chui dùng trong khi thực hiện các bài tập: bò, trườn, chui...
+ Chuẩn bị nguyên liệu: Những lốp xe máy đã qua sử dụng giáo viên mang cọ rửa 
thật sạch và phơi khô, vỏ hộp sữa bột, xi măng, cát, nước, sơn, xốp màu, bút dạ, kéo, 
keo nến...
+ Cách làm: Mỗi chiếc lốp xe máy giáo viên cắt và lấy 2 phần 3 sau đó phun sơn 
trang trí và đợi cho khô. Trộn xi măng, cát, nước tạo thành vữa bỏ vào hộp sữa đổ 
chân cổng, cắm lốp xe vào hai ống sữa chờ một ngày sau cho vữa cứng và giáo viên 
trang trí.
Từ những miếng đề can, xốp màu giáo viên trang trí vẽ, cắt hình khuôn mặt những 
con vật để tạo thành những chiếc cổng chui thật ngộ nghĩnh.
+ Hiệu quả sử dụng: Từ những chiếc cổng chui đẹp và lạ mắt như thế này trẻ sẽ rất 
hứng thú, kích thích trẻ hoạt động. Với đồ dùng này trẻ có thể bò, trườn, chui ... thực 
hiện các bài tập vận động cảm thấy rất thoải mái.
 11 | 30 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động
 cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non ”
 Ảnh trẻ chơi với cà kheo
Trong quá trình tham mưu với nhà trường và chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học 
tự làm. Trường chúng tôi hiện tại có 2 khu vận động với đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, 
khi đưa trẻ đến trường phụ huynh rất thích và cảm thấy yên tâm khi gửi con ở trường. 
Đồ dùng, dụng cụ luyện tập nhà trường mua và giáo viên tự đầy đủ hơn, đa dạng về 
chủng loại, phong phú về màu sắc, kích thước sẽ giúp trẻ rất hứng thú đến các bài 
tập vận động và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
2. Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động 
cho trẻ trong giờ hoạt động chung
Đối với trẻ mầm non luôn tìm đến những điều mới lạ, để hoạt động phát triển vận 
động đạt kết quả cao thì giáo viên phải luôn đổi mới hình thức để thu hút trẻ.
Hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non trong giờ học, giáo viên cung cấp 
và rèn luyện cho trẻ những kỹ năng, kỹ xảo vận động có mục đích, tổ chức, hệ thống 
và có kế hoạch. Trẻ được thực hiện toàn bộ nội dung bao gồm: khởi động, bài tập 
phát triển chung, bài tập vận động cơ bản, trò chơi vận động. Đây là giờ học được 
đông đảo trẻ tham gia, rèn luyện cùng một lúc tác động lên toàn bộ trẻ, tạo điều kiện 
củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực và giáo viên có điều kiện sửa 
sai cho trẻ.
Khi giáo viên cho trẻ thực hiện tất cả các vận động như: ném, đi, bò, trườn, trèo, 
chạy, nhảy... đều nhằm giúp trẻ phát triển vận động. Vì khi tham gia vào vận động 
các cơ, khớp, chân, tay, cổ, lưng... đều hoạt động. Khi giáo viên chọn hoạt động vận 
động cho trẻ, tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn vận động cơ bản, trò chơi vận động 
phù hợp, đảm bảo vừa sức và theo giai đoạn phát triển của trẻ, vận động cơ bản và 
vận động ôn không được trùng nhóm cơ.
 13 | 30

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nang_cao_chat_luong.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi tro.pdf