SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Đối với trẻ 5-6 tuổi có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt nhất ở trường mầm non. Trẻ có khả năng phân biệt và so sánh những dấu hiệu âm nhạc như cao độ, trường độ, cường độ.mối quan hệ giữa chúng với tính chất chung của âm nhạc. Là một cán bộ quản lý phụ trách chất lượng giáo dục của nhà trường. Tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên luôn cập nhật phương pháp và đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động với mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ tham gia các hoạt động học tốt tất cả các môn học.
Tuy nhiên tôi thấy một số giáo viên khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa thực sự nghiên cứu để đổi mới học qua chơi và đổi mới hình thức hoạt động giáo dục, chưa hiểu sâu tầm quan trọng của âm nhạc đối với trẻ mầm non, đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi. Hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc còn dập khuôn và chưa sáng tạo. Giáo viên chưa bổ sung các nội dung tác phẩm âm nhạc mới gần gũi với cuộc sống của trẻ, chưa quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ, không phát hiện được năng khiếu của cá nhân từng trẻ để có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích tạo cơ hội để trẻ phát triển tố chất nghệ thuật.
Bên cạnh đó việc chuẩn bị, sử dụng dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động âm nhạc còn chưa phong phú nên dự giờ kết quả hoạt động học chưa cao. Từ những lý do trên tôi luôn suy nghĩ và đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi”.
docx 27 trang skmamnonhay 23/01/2025 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 2
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Tâm hồn trẻ thơ là một thế giới đầy màu sắc, thế giới đó ngày càng trở nên phong 
phú và mở rộng khi được nuôi dưỡng trong không gian của nghệ thuật, trong đó có âm 
nhạc. Có thể nói, đối với trẻ mầm non, âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc 
là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao 
tiếp, trao đổi tình cảm.
 Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hòa âm, 
tiết tấu.. .cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. 
Mang lại cho trẻ một thế giới âm thanh nhiều màu sắc, gợi cho trẻ sự thú vị, hấp dẫn, 
tạo điều kiện cho trẻ thể hiện chính bản thân mình.
 Giáo dục âm nhạc phát triển cho trẻ năng lực cảm thụ, tưởng tượng, sự tập trung 
chú ý, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động âm nhạc như thể hiện các hình 
tượng bằng động tác, điệu bộ.
 Đối với trẻ 5-6 tuổi có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt nhất ở trường mầm non. Trẻ 
có khả năng phân biệt và so sánh những dấu hiệu âm nhạc như cao độ, trường độ, cường 
độ.mối quan hệ giữa chúng với tính chất chung của âm nhạc. Là một cán bộ quản lý phụ 
trách chất lượng giáo dục của nhà trường. Tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên luôn cập 
nhật phương pháp và đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động với mục tiêu giáo dục lấy 
trẻ làm trung tâm, giúp trẻ tham gia các hoạt động học tốt tất cả các môn học.
Tuy nhiên tôi thấy một số giáo viên khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi còn 
nhiều hạn chế. Giáo viên chưa thực sự nghiên cứu để đổi mới học qua chơi và đổi mới 
hình thức hoạt động giáo dục, chưa hiểu sâu tầm quan trọng của âm nhạc đối với trẻ 
mầm non, đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi. Hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc còn dập 
khuôn và chưa sáng tạo. Giáo viên chưa bổ sung các nội dung tác phẩm âm nhạc mới 
gần gũi với cuộc sống của trẻ, chưa quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ, không phát 
hiện được năng khiếu của cá nhân từng trẻ để có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích tạo cơ 
hội để trẻ phát triển tố chất nghệ thuật.
Bên cạnh đó việc chuẩn bị, sử dụng dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động âm nhạc còn 
chưa phong phú nên dự giờ kết quả hoạt động học chưa cao.
Từ những lý do trên tôi luôn suy nghĩ và đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo 
giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Bản thân tôi tìm ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường.
 1. Đối với giáo viên
 - Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ 5-6 4
kỹ năng và khai thác khả năng của từng trẻ.Tuy nhiên để đáp ứng được mục đích trên 
thì mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức, dành thời gian nghiên cứu, tổ chức 
các hoạt động sáng tạo, hấp dẫn giúp phát huy tính tích cực của trẻ.
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó với nhiệm vụ người quản lý phụ trách chất lượng 
giáo dục của nhà trường, việc bồi dưỡng giáo viên để nâng cao năng lực sư phạm, tổ 
chức các hoạt động để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi là rất cần 
thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong thời đại hiện nay.
 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo huyện luôn chỉ đạo sát sao về công 
tác chuyên môn. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác chuyên 
môn, tổ chức các chuyên đề cho các trường mầm non được dự.
Nhà trường đã tổ chức các chuyên đề được đi tiếp thu và chuyên đề tự bồi dưỡng cho 
giáo viên. Trên thực tế giáo viên thực hiện tốt nhưng đối với hoạt động âm nhạc giáo 
viên tổ chức thì kết quả chưa cao.
Khi thăm lớp, dự giờ một số giáo viên khi tổ chức hoạt động âm nhạc thì hình thức tổ 
chức còn gò bó, cứng nhắc chưa thu hút sự tập trung chú ý và phát huy tính tích cực 
sáng tạo của trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc.
Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
 1. Thuận lợi
- Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề “Tiếp cận học qua 
chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ”.
- Hàng năm nhà trường luôn quan tâm để bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt 
động âm nhạc cho trẻ.
- Cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị phục vụ dạy trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc 
tương đối đầy đủ.
- Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Nhà trường có phòng nghệ thuật cho trẻ tập, 
hoạt động và có các phương tiện, đồ dùng, thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc tương 
đối đầy đủ: đàn ocgan, máy tính, loa, máy chiếu...
- Giáo viên được tham gia bồi dưỡng chuyên môn, tham quan học tập các trường bạn.
- Được sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh quan tâm đến việc học của con.
2. Khó khăn
- Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ chưa đồng đều.
- Một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động âm nhạc, chưa phát huy 
được tính tích cực, chủ động sáng tạo.
- Trẻ ít hứng thú với hoạt động âm nhạc, trẻ còn hạn chế kỹ năng hát, vận động.. .còn 
thụ động chưa thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình.
- Đồ dùng, dụng cụ cho trẻ hoạt động âm nhạc còn chưa phong phú. 6
 5 Trẻ có kỹ năng vận động sáng tạo 60/126 47,6
Qua bảng khảo sát cho thấy khả năng gây hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động âm nhạc 
còn hạn chế. Các kỹ năng vận động sáng tạo của trẻ còn chưa cao. Đứng trước tình hình 
như vậy tôi đưa ra một số biện pháp như sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 l. Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập, bổ sung dụng 
cụ, trang phục tự tạo để tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ
Để hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi đạt được kết quả cao thì môi trường học tập, thiết 
bị, đồ dùng, nhạc cụ, trang phục biểu diễn là rất cần thiết và quan trọng đối với trẻ. Vì 
đây là điều kiện thiết yếu phục vụ tốt cho việc thực hiện hoạt động âm nhạc, khơi gợi 
cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ, kích thích và duy trì hứng thú của trẻ trong quá trình tham 
gia hoạt động.
Tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập trong lớp bố trí hợp lý các góc, đặc 
biệt quan tâm góc nghệ thuật có không gian cho trẻ hoạt động tích cực, trải nghiệm 
những cảm xúc tích cực vui tươi qua các giai điệu, lời ca, trò chơi âm nhạc, đóng kịch. 
Ở góc nghệ thuật trẻ rất thích được thực hành những bài hát trẻ đã học để biểu diễn một 
cách tự nhiên và sáng tạo theo ý của trẻ.
Trên mảng tường, ở tủ góc và cả phía dưới chân tường tôi hướng dẫn giáo viên sắp xếp 
bố trí đồ dùng, dụng cụ âm nhạc: đàn, tivi, tranh ảnh, mô hình, các loại nhạc cụ, mũ.. .ở 
vị trí thuận tiện cho trẻ lấy và cất khi sử dụng.
 Hình ảnh 1: Môi trường góc nghệ thuật
 Bên cạnh đó tôi yêu cầu giáo viên khi xây dựng môi trường học tập thường xuyên 
thay đổi trang trí góc âm nhạc theo chủ đề sự kiện và chủ đề trong tháng và sắp xếp đồ 
dùng, dụng cụ âm nhạc để tạo cảm giác mới lạ cho trẻ giúp trẻ hứng thú hơn khi tham 
gia các hoạt động.
 Ví dụ: Chủ đề “Bé yêu chú bộ đội” giáo viên trang trí dụng cụ âm nhạc, đàn ghi 
ta. Cô chuẩn bị thêm trang phục, quần áo, mũ của chú bộ đội. Trẻ rất thích mặc trang 
phục và biểu diễn các bài hát về chú bộ đội.
 Ngoài các thiết bị, nhạc cụ âm nhạc nhà trường mua như tivi, loa, âm ly, thiết bị 
âm thanh, đàn, sắc xô, trống cơm.. .thì đồ dùng, dụng cụ âm nhạc, trang phục tự tạo còn 
giúp trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động âm nhạc. Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên tận 
dụng nguyên vật liệu đã qua sử dụng như vỏ chai, ống chỉ, hộp bánh kẹo. để tạo ra nhiều 
đồ dùng, dụng cụ âm nhạc, trang phục biểu diễn phong phú, hấp dẫn và sử dụng hiệu 
quả vào trong hoạt động âm nhạc.
 Ví dụ: Bộ gõ làm bằng mõ dừa
+ Mục đích: Giáo viên tận dụng sọ dừa để làm ra dụng cụ gõ trong hoạt động dạy hát, 
vận động, trò chơi âm nhạc... 8
2. Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên đổi mới, đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động 
âm nhạc trong giờ học
Đối với trẻ mầm non luôn tìm đến những điều mới lạ, để hoạt động học âm nhạc đạt kết 
quả cao thì giáo viên phải luôn đổi mới hình thức để thu hút trẻ. Chính vì vậy tôi đã chỉ 
đạo giáo viên tích cực đổi mới hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ.
Hướng dẫn để giáo viên hiểu rõ và nắm chắc mục tiêu lĩnh vực thẩm mỹ trong chương 
trình giáo dục mầm non để lựa chọn nội dung, hoạt động âm nhạc cho phù hợp với độ 
tuổi, khả năng, nhu cầu hứng thú của trẻ. Tạo cho trẻ cảm giác yêu thích âm nhạc, sẵn 
sàng đón nhận mọi hình thức thể loại âm nhạc khác nhau, trẻ tự tin bộc lộ cảm xúc, 
tưởng tượng sáng tạo.
Chỉ đạo giáo viên quan trọng nhất khi tổ chức hoạt động là khích lệ trẻ cảm nhận, bộc 
lộ cảm xúc với tác phẩm âm nhạc.
Ngoài ra tôi cũng hướng dẫn giáo viên khi tổ chức hoạt động âm nhạc không nhất thiết 
phải lựa chọn một nội dung chính và hai nội dung kết hợp. Tùy thuộc vào mục tiêu của 
hoạt động, độ khó dễ của tác phẩm và nhu cầu, khả năng của trẻ mà giáo viên có thể tổ 
chức một nội dung hoặc một nội dung chính và một nội dung kết hợp và các hình thức 
nâng cao khi cho trẻ thực hiện các hoạt động hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc...
 * Đối với dạy hát
 Tôi chỉ đạo giáo viên khi dạy hát cho trẻ không chỉ đơn thuần là hát đúng nhạc, 
đúng lời mà cần cho trẻ tiếp cận thực hành các cách hát khác nhau: hát bè, hát đệm, hát 
đuổi, hát Acapella, lĩnh xướng, đọc ráp, hợp xướng, hát với giọng cao thấp, to nhỏ, 
nhanh chậm, hát nối tiếp, đối đáp, hát rook, Balade...
 Ví dụ: Dạy hát đuổi bài “Đừng đi đằng kia có mưa rơi” Lời Việt: Hồng Đăng. 
Giáo viên dạy trẻ hát, khi trẻ đã hát đùng lời, đúng nhạc. Tôi hướng dẫn giáo viên cho 
trẻ hát nâng cao hình thức hát đuổi. Giáo viên giới thiệu lại cách hát đuổi là hình thức 
hát có ít nhất hai người trở lên, một người hát trước, một người hát sau nhưng cùng hát 
giai điệu của bài hát. Hai cô hát cho trẻ nghe, sau đó cho lớp, tổ, nhóm, đôi bạn lên hát. 
Cho trẻ đổi nhóm hát, cuối cùng cho hai trẻ lên hát. Khi giáo viên cho trẻ hát với hình 
thức hát đuổi, trẻ được hát các hình thức khác nhau và trẻ cảm thấy rất hứng thú.
 Đối với các bài hát dạy trẻ hát khác tôi cũng hướng dẫn giáo viên lựa chọn các 
hình thức hát nâng cao khác để trẻ được tiếp cận với nhiều hình thức hát khác nhau giúp 
trẻ thêm yêu âm nhạc.
* Đối với nghe nhạc, nghe hát
Khi cho trẻ nghe nhạc, nghe hát nhằm phát triển khả năng nghe, tạo cho trẻ có được 
những ấn tượng đẹp về những hình ảnh âm nhạc có trong tác phẩm. Vì vậy tôi chỉ đạo 
giáo viên cho trẻ nghe những bài hát, bản nhạc có nội dung phong phú, giai điệu đa 
dạng như những làn điệu dân ca ba miền, hát ru, ca khúc người lớn, bản nhạc cổ điển... 10
động. Sau đó cho trẻ vận động nâng cao theo tiết tấu cha cha cha, tanggo. Khi được vận 
động với hình thức như vậy trẻ cảm thấy rất hứng thú và vận động tích cực, hoạt động 
học diễn ra rất nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó với các bài vận động khác tôi hướng dẫn giáo viên cần khuyến khích trẻ 
tạo ra các âm thanh từ các bộ phận cơ thể như: vỗ tay, dậm chân, âm “ư-a” phát ra từ 
mũi, cổ họng. Tạo ra âm thanh từ các nguyên vật liệu thiên nhiên: kèn lá, gáo dừa, phách 
tre...tạo cho trẻ cảm giác thích thú từ các âm thanh mà trẻ tạo ra.
Tóm lại để hoạt động âm nhạc của trẻ được phong phú, tôi chỉ đạo giáo viên khi tổ chức 
dạy hát, nghe hát, vận động cho trẻ lựa chọn những bài hát mới để tạo sự mới lạ đối với 
trẻ và phù hợp với xu thế hiện nay. Khi giáo viên lựa chọn bài hát mới tôi yêu cầu lựa 
chọn bài có nội dung và thể loại phù hợp với độ tuổi của trẻ, lời ca gần gũi, dễ hiểu, dễ 
nhớ, nhịp độ của bài hát mang tính vui tươi, sôi nổi viết chủ yếu ở nhịp 2/4,3/4,3/8,4/4.
* Đối với trò chơi âm nhạc
Ngoài những trò chơi âm nhạc củng cố kiến thức, kỹ năng âm nhạc cho trẻ về cao độ, 
tiết tấu, nhịp độ, nhạc cụ...Tôi còn hướng dẫn giáo viên cho trẻ tiếp cận một số trò chơi 
âm nhạc mới như: “Music -Yoga”, ‘Music - Maths”, ‘Music chair”...
Tôi còn hướng dẫn giáo viên cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc theo hướng lấy trẻ làm trung 
tâm, cách chơi như sau: Cho trẻ quan sát video trò chơi. Hỏi trẻ về cách chơi, luật chơi, 
gợi mở cho trẻ đặt tên trò chơi, sau đó cho trẻ chơi. Khi giáo viên tổ chức trò chơi âm 
nhạc như vậy sẽ kích thích trí tưởng tượng, suy nghĩ và sự sáng tạo của trẻ khi chơi.
Để hoạt động âm nhạc đạt được kết quả cao không chỉ lựa chọn nội dung và đổi mới 
hình thức tổ chức khi cho trẻ hoạt động. Tôi còn chỉ đạo giáo viên biết cách thay đổi 
hình thức vào bài phù hợp, sinh động, gây hứng thú đối với trẻ vì trẻ mầm non luôn tìm 
đến những điều mới lạ.
Ví dụ: Tiết dạy hát “Năm chú gấu con” nhạc nước ngoài. Tôi hướng dẫn giáo viên gây 
hứng thú cho trẻ bằng cách đọc nốt nhạc bằng ký hiệu bàn tay từ đồ đến đố. Sau đó cô 
dẫn dắt vào bài, trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú tham gia học hát.
Hay với bài dạy hát “Gà trống thổi kèn” sáng tác Lương Bằng Vinh.Cô tạo tình huống 
bất ngờ cô 2 đóng vai anh gà trống và trò chuyện cùng trẻ. Giọng của anh gà trống như 
thế nào? Sau đó cô dẫn dắt vào bài dạy hát. Giáo viên đã tạo được hứng thú cho trẻ, trẻ 
thấy vui và tích cực tham gia học hát.
Bên cạnh đó giáo viên kích thích sự tò mò của trẻ bằng cách sử dụng trò chơi.
Ví dụ: Tiết vận động minh họa “Làng chim” tác giả Nguyễn Thập Nhất. Giáo viên cho 
trẻ tạo dáng các con vật và vận động theo nhạc. Hỏi trẻ các con vừa tạo dáng các con 
vật gì theo nhạc. Sau đó cô cho trẻ vận động minh họa theo bài hát, trẻ cảm thấy giờ học 
rất nhẹ nhàng và hứng thú mỗi khi tham gia hoạt động âm nhạc.
Hay đối với tiết vận động minh họa “Bé yêu biển lắm” sáng tác Vũ Hoàng. Giáo viên 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nang_cao_chat_luong.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi.pdf