SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt động học và hoạt động khác

Việc giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau mà quyết định phải xuất phát từ trẻ, vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống, nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ sát, các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng. Trẻ phải được thảo luận theo nhóm, theo cặp, phải được động não, sắm vai, tranh luận và phân tích tình huống, trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khả năng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Song thực tế tại trường tôi thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đã có nhưng các lớp đưa vào chương trình còn chưa khoa học. Là một cán bộ quản lý phụ trách mảng chuyên môn tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để có một phương pháp truyền đạt đến giaó viên để giáo viên có những kiến thức, kĩ năng phương pháp lồng ghép những kỹ năng sống phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi một cách tốt nhất, hài hòa nhất.
Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, được áp dụng trong nhà trường. Từ đó năm học 2018- 2019 đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt động học và hoạt động khác”.
doc 21 trang skmamnonhay 02/01/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt động học và hoạt động khác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt động học và hoạt động khác

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt động học và hoạt động khác
 2018 - 
 2019
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt 
 động học và hoạt động khác
 TÊN ĐỀ TÀI:
 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt 
 động học và hoạt động khác”
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ 
nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “ Trẻ 
em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục 
trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Mặc dù một 
đứa trẻ có thông minh đến đâu nhưng nếu đứa trẻ đó thiếu đi kỹ năng sống thì 
khi gặp khó khăn trẻ sẽ không biết cách giải quyết khó khăn đó. Vì vậy song 
song với việc trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết, cũng cần phải trang bị 
cho trẻ những kỹ năng sống để trẻ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc 
sống hằng ngày . 
 Việc giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn 
những giải pháp khác nhau mà quyết định phải xuất phát từ trẻ, vì thế học phải 
hết sức gần gũi với cuộc sống, nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh 
nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ sát, các ý kiến khác nhau, trao đổi 
kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng. Trẻ phải được thảo luận theo 
nhóm, theo cặp, phải được động não, sắm vai, tranh luận và phân tích tình 
huống, trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khả năng hòa nhập, tự giải 
quyết vấn đề một cách tự lập. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình 
thành kỹ năng sống cho trẻ. Song thực tế tại trường tôi thì việc giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ đã có nhưng các lớp đưa vào chương trình còn chưa khoa học. Là 
một cán bộ quản lý phụ trách mảng chuyên môn tôi luôn suy nghĩ làm thế nào 
để có một phương pháp truyền đạt đến giaó viên để giáo viên có những kiến 
thức, kĩ năng phương pháp lồng ghép những kỹ năng sống phù hợp với trẻ ở 
từng độ tuổi một cách tốt nhất, hài hòa nhất. 
 Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai 
trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ 5 
tuổi. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một 
giáo trình chuẩn, được áp dụng trong nhà trường. Từ đó năm học 2018- 2019 đã 
thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 
tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt động học và hoạt động khác”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 * Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài giúp trẻ và giáo viên một số vấn đề sau:
 + Với trẻ:
 2 | 2 0 2018 - 
 2019
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt 
 động học và hoạt động khác
 2. Cơ sở thực tiễn
 Trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non còn 
mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề 
hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho 
trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
 Là một cán bộ quản lý phụ trách mảng chuyên môn của nhà trường, nhận 
thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã 
luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ mẫu giáo nhất là đối với trẻ 5 – 6 tuổi. Giáo dục kỹ năng sống 
không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. 
Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ 
động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông 
tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ 
năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác 
nhau. Giải quyết phải xuất phát từ trẻ.
 Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi 
lồng ghép kĩ năng sống vào các hoạt động đạt hiệu quả. Qua thời gian thực hiện 
tôi đã tích luỹ được một vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một 
số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt động học 
và hoạt động khác”. 
 II. THỰC TRẠNG
 1. Tình hình của lớp
 a. Thuận lợi
 - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của PGD&ĐT 
huyện về tập huấn chuyên môn, chuyên đề lồng ghép tích hợp giáo dục kĩ năng 
sống cho trẻ.
 - Giáo viên trong trường được tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về nội 
dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non do PGD huyện tổ chức
 - Đội ngũ giáo viên của nhà trường trẻ, tâm huyết với nghề, luôn có ý thức 
tốt về trách nhiệm được giao, có khả năng truyền thụ tốt kiến thức cho trẻ.
 - Giáo viên trong trường luôn có tình đoàn kết giúo đỡ nhau trong công 
việc, luôn đưa ra các biện pháp, ý kiến hay trong việc giáo dục lồng ghép kĩ 
năng sống cho trẻ vào các hoạt động.
 - Một số phụ huynh nhiệt tình cùng phối kết hợp với nhà trường đưa ra 
các biện pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ.
 b. Khó khăn
 4 | 2 0 2018 - 
 2019
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt 
 động học và hoạt động khác
 Số GV biết xây dựng kế hoạch lồng ghép kĩ năng sống 
 2 6/10 60%
 vào các hoạt động. 
 Số giáo viên có khả năng, mạnh dạn lồng ghép kĩ năng 
 3 4/10 40%
 sống.
 4 Số giáo viên có kĩ năng, phát triển kĩ năng sống cho trẻ 3/10 30%
* Nguyên nhân của thực trạng
+ Sách vở, tài liệu về giáo dục kĩ năng sống trong toàn trường còn hạn chế.
+ Một số giáo viên còn hạn chế về kiến thức trong việc lập kế hoạch lồng ghép 
kĩ năng sống cho trẻ vào các hoạt động.
+ Giáo viên chưa có khả năng phát triển kĩ năng sống cho trẻ ở các hoạt động
 * Từ các nguyên nhân thực trạng trên, tôi đưa ra một số biện pháp như sau: 
 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
 1. Biện pháp 1: Hướng dẫn giáo viên bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng 
sống.
 Để thực hiện tốt việc lồng ghép kĩ năng sống cho trẻ trong các hoạt động 
thì người giáo viên trước tiên là người nắm bắt tốt việc lồng ghép các kĩ năng 
sống đó cho trẻ trong các hoạt động . Vai trò của giáo viên hết sức quan trọng vì 
giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo hướng dẫn tổ chức cho các hoạt động của 
trẻ. Xác định rõ tầm quan trọng đó nên ngay từ đầu năm học, Tôi đã nghiên cứu 
kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên xác định mục đích yêu cầu, nội dung, thực 
hiện nhiệm vụ thực hiện chuyên đề, các mục tiêu trẻ cần đạt trong độ tuổi về kĩ 
năng sống, đối chiếu tình hình thực tế với khả năng, năng lực của giáo viên để 
lựa chọn biện pháp, hình thức bồi dưỡng.
 + Bước 1: ( Bồi dưỡng về lý thuyết).
 - Hình thức: Bồi dưỡng tập trung 100% giáo viên trong tổ 5 tuổi trao đổi 
tọa đàm, giới thiệu các loại sách hướng dẫn các kĩ năng sống cho trẻ để giáo 
viên tham khảo, thời gian bồi dưỡng vào ngoài giờ để không ảnh hưởng đến việc 
chăm sóc trẻ.
 - Mục đích yêu cầu: Giúp cho 100% GV trong tổ nắm chắc về cách xây 
dựng môi trường, xây dựng kế hoạch, cách lồng ghép kĩ năng sống cho trẻ vào 
các hoạt động. 
 - Kiểm tra: Sau khi học xong mỗi chị em tự viết thu hoạch và trình bày 
trước buổi sinh hoạt chuyên môn, tập thể nghe bổ xung góp ý.
 Kết quả qua đợt việc bồi dưỡng đội ngũ GV trong tổ 5 tuổi đã có thêm tự 
tin khi tổ chức lồng ghép kĩ năng sống cho trẻ vào hoạt động học và các hoạt 
động khác.
 6 | 2 0 2018 - 
 2019
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt 
 động học và hoạt động khác
 - Kĩ năng sử dụng lời nói, cử chỉ với người lớn tuổi.
 3 11 - Kĩ năng biết ơn, tôn trọng người lớn
 - Kĩ năng sử dụng đồ dùng trong gia đình.
 - Kĩ năng phòng tránh những nơi nguy hiểm
 4 12 - Kĩ năng biết ơn, tôn trọng người lớn tuổi.
 - Kĩ năng thói quen vệ sinh của bé
 - Kĩ năng sử dụng đồ dùng đúng cách, bảo vệ môi 
 trường
 5 1
 - Kĩ năng phòng tránh những nơi nguy hiểm
 - Kĩ năng xử lý khi bị chảy máu
 - Kĩ năng hợp tác, giúp đỡ, tôn trọng ngưới khác.
 6 2
 - Kĩ năng vệ sinh trong dịp tết 
 - Kĩ năng đoàn kết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
 7 3 - Kĩ năng biết nhắc nhở người khác giữ vệ sinh môi 
 trường
 - Kĩ năng phán đoán
 8 4 - Kĩ năng lựa chọn tranh phục theo mùa
 - Kĩ năng xử lí khi ho, hắt hơi, .....
 - Kĩ năng thuyết trình
 9 5
 - Kĩ năng linh hoạt tự tin trong các hoạt động.
 3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường dạy trẻ kỹ năng sống
 Cùng với việc chỉ đạo giáo viên tổ 5 tuổi xây dựng tốt việc lồng ghép kĩ 
năng sống cho trẻ vào các hoạt động thì việc xây dựng môi trường trong và 
ngoài lớp cũng rất cần thiết đối với trẻ. Chính vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên xây 
dựng môi trường trong và ngoài lớp như sau:
 * Môi trường trong lớp:
 Tôi đã chỉ đạo giáo viên trang trí các góc lớp, các bài tập tư duy cho trẻ 
hoạt động đều phải lồng các kĩ năng sống cho trẻ và các bài tập của trẻ đều phải 
để vào khay cho trẻ bê. 
Ví dụ: Với bài tập tư duy ở góc ngôn ngữ như “ Gắp, xếp quả bông tạo thành 
chữ cái” Với bài tập này tôi đã lồng kĩ năng cách sử dụng kẹp để gắp những quả 
bông và xếp thành chữ cái. Từ đó trẻ được hình thành kĩ năng dùng kẹp sử dụng 
ra đời sống hằng ngày.....
Hay: Với bài tập ở góc học tập như kẹp số tương ứng, gảy vòng theo số lượng, 
chắp ghép các hình học tạo tành các hình khác nhau, sâu hạt vòng tương ứng với 
số lượng, .........qua các bài tập này tôi đã rèn được kĩ năng khéo léo kiên trì, tính 
 8 | 2 0 2018 - 
 2019
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép kĩ năng sống vào hoạt 
 động học và hoạt động khác
 Giáo viên kể cho trẻ nghe, đặt câu hỏi đàm thoại để trẻ trả lời, Cho trẻ 
nhập vào vai các nhân vật trong câu truyện. giáo dục trẻ làm việc theo nhóm, 
không tham lam ích kỷ, biết lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng hợp tác 
với bạn bè, với những người xung quanh.
Với tiết thơ: Giúp bà giáo viên dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, đàm thoại nội dung bài 
thơ... Qua đây trẻ hiểu đuọc tình yêu thương bà, biết giúp đỡ những người xung 
quanh.
 - Thông qua hoạt động khám phá: Khám phá khoa học: Qua bài tìm hiểu 
động vật sống trong rừng “ Hổ, báo, cừu, khỉ, voi” Trẻ biết đặc điểm riêng 
của từng con vật từ những câu hỏi cô đưa ra như: Các con có biết con voi có 
mấy chân và con voi sống ở đâu? Con voi thích ăn gì các con nhỉ?... Trẻ trả lời 
“thưa cô con voi thích ăn cỏ ạ”. Với nội dung này tôi đã dạy trẻ được kĩ năng 
xưng hô của trẻ với cô đầy đủ câu, trả lời rành mạch, rõ ràng....
Hay: Qua bài khám phá về vật chìm, vật nổi giáo viên cũng đưa ra hàng loạt câu 
hỏi tư duy cho trẻ như: Theo các con vật này chìm hay nổi? Vì sao các con lại 
đoán vật chìm? Vì sao các con lại nghĩ là nó nổi? .......cứ như vậy trong một tiết 
học với hàng loạt câu hỏi cô đưa ra thì trẻ nào cũng được tham gia, với trẻ ít nói 
cô gọi nhiều và thường xuyên hơn. Ở bài này trước khi tôi thả vật vào trong 
nước tôi cho trẻ phán đoán xem vật chìm hay nổi......tôi đã rèn được kĩ năng 
phán đoán của trẻ trong các tình huống
 - Thông qua hoạt động thể dục : Tôi đã chỉ đạo các giáo viên tổ chức cho 
trẻ các vận động như : Bò qua chướng ngại vật, đi trên ghế thể dục , chuyền 
bóng, bật qua vật cản, Nhảy từ độ cao 45cm, .qua đó rèn cho trẻ các kỹ năng 
nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vận động. biết bảo vệ sức 
khỏe. 
 Hình ảnh: Các bé lớp 5 tuổi trong giờ học thể dục.
 10 | 2 0

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_5_tuoi_long_ghep_ki.doc