SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trong thực tế, khi tổ chức các bữa ăn của trẻ, giáo viên mới chỉ chú ý làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức làm sao cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái hứng thú khi ăn. Đối với độ tuổi mẫu giáo trong đó có trẻ 5-6 tuổi, giáo viên chỉ định hướng một số trẻ nhanh nhẹn thực hiện nội dung trực nhật hỗ trợ cô chuẩn bị bàn ăn, lấy thức ăn cho các bạn chứ chưa quan tâm rèn kỹ năng tự phục vụ, hành vi văn minh trong ăn uống cho tất cả trẻ. Trong khi đó ở độ tuổi 5-6 tuổi trẻ đã thể hiện được điều mình thích làm, muốn làm, hay bắt chước người lớn, muốn làm người lớn. Bên cạnh đó, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng thường chỉ thực hiện tổ chức giờ ăn cho trẻ theo quy chế mà ngại tổ chức cho trẻ ăn bữa ăn gia đình, bữa ăn theo xuất... vì cho rằng mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng. Mặt khác, nhiều phụ huynh cho rằng trẻ còn nhỏ nên chưa quan tâm rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống. Thời gian qua, tại đơn vị tôi đang công tác, trẻ chưa có cơ hội tham gia các bữa tiệc chung vào ngày sự kiện trong năm nên nhiều trẻ chưa có kỹ năng sử dụng dụng cụ, hành vi văn minh trong ăn uống phù hợp với độ tuổi.
Từ lý luận và thực tiễn trên, với mong muốn tổ chức hoạt động giờ ăn của trẻ phong phú, đa dạng, gây hứng thú, hấp dẫn; trẻ được tiếp cận các hình thức tổ chức hoạt động giờ ăn khác nhau...đồng thời đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hoà giữa chất và lượng, năm học 2022-2023 tôi đã thực hiện đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
docx 14 trang skmamnonhay 23/01/2025 3412
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 1. Đối với phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng
 Đề tài nghiên cứu, đề xuất chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức giờ ăn cho trẻ, 
giúp giáo viên, nhân viên thay đổi nhận thức, hành vi giáo dục trong tổ chức bữa 
ăn sao cho thân thiện, lành mạnh, an toàn, hợp vệ sinh. Bên cạnh đó cũng giảm 
cường độ lao động cho giáo viên, đặc biệt là nâng cao kỹ năng tự phục vụ ở trẻ và 
giáo dục văn hóa ăn uống cho trẻ.
 2. Đối với giáo viên, nhân viên
 Giáo viên, nhân viên thay đổi nhận thức, hành vi giáo dục, tự tin, biết lựa 
chọn nội dung phương pháp, hình thức đổi mới giờ ăn áp dụng trong công tác phù 
hợp với lứa tuổi trẻ.
 3. Đối với phụ huynh và trẻ
 Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng trong công tác phối kết hợp với 
nhà trường, với giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 
cho con em mình. Phụ huynh học sinh nâng cao nhận thức về việc trang bị kĩ năng 
tự phục vụ, văn hóa văn minh trong ăn uống cho trẻ.
 Trẻ không chỉ đơn giản là được ăn no với tâm thế hào hứng, vui thích, mà 
qua giờ ăn trẻ còn học được nhiều điều về kỹ năng và kiến thức văn hóa trong ăn 
uống.
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I.CƠ SỞ KHOA HỌC
 1. Cơ sở lý luận
 Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có số 
lượng con ít hơn, cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được 
nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội 
đặc biệt quan tâm. Vậy, quan tâm như thế nào là phù hợp để cơ thể trẻ không chỉ 
khoẻ mạnh, học tập tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa mà còn giúp trẻ ăn ngon 
miệng tâm lý thoải mái? Trẻ đến trường mầm non không những được tham gia vào 
các hoạt động, vận động trong ngày mà còn tham gia trực tiếp trong quá trình tổ 
chức bữa ăn. Vì thế, việc đổi mới tổ chức bữa ăn không chỉ có ý nghĩa về mặt dinh 
dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt mà còn giáo dục hình thành các kỹ 
năng và hiểu biết cho trẻ về thực phẩm và các món ăn mà trẻ yêu thích. Trẻ được 
nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ, vận động hợp lý thì có một cơ thể khỏe mạnh. 
Vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non được quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe 
và bệnh tật của trẻ. Tổ chức tốt bữa ăn sẽ phát huy khả năng, tính tự lập của trẻ. 
Trong các bữa ăn, trẻ biết ý thức và thực hiện tốt các kỹ năng trong ăn uống như: 
không vừa nói vừa ăn, biết lấy thức ăn vừa đủ, không bỏ thừa đồ ăn.. .đi lại nhẹ 
nhàng, không tranh dành, la hét, biết sắp xếp và tổ chức bữa ăn....Duy trì thực hiện 
xuyên suốt các bữa ăn của trẻ để tạo nề nếp, thói quen từ đó hình thành kỹ năng Nguyên nhân hạn chế:
 Giáo viên chưa tổ chức giờ ăn có hình thức khác so với bữa ăn theo quy chế 
chuyên môn. Giáo viên chưa quan tâm rèn kỹ năng tự phục vụ, văn hóa trong giờ 
ăn cho trẻ. Trẻ chưa có cơ hội để tham gia các bữa ăn có hình thức tập trung đông 
và nhiều trẻ chưa biết sử dụng đồ dùng trong bữa ăn ngoài kỹ năng dùng thìa.
 Phụ huynh còn nuông chiều trẻ, chưa quan tâm rèn kỹ năng tự phục vụ, văn 
hóa trong giờ ăn cho trẻ.
 Từ những thực trạng trên để nâng cao chất lượng tổ chức giờ ăn cho trẻ 56 
tuổi, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
 Để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức giờ ăn cho trẻ nhằm giúp trẻ ăn 
ngon miệng, hết xuất, định hướng cho trẻ kỹ năng tự phục, hành vi văn hóa trong 
bữa ăn; ngay từ đầu năm học, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây 
dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học, đưa ra các chỉ tiêu các mặt hoạt động trong nhà 
trường, thống nhất giải pháp thực hiện. Trong đó, với công tác chăm sóc nuôi 
dưỡng đã thống nhất xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng bữa ăn và triển khai 
nội dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ, tới 100% đội ngũ 
giáo viên nhân viên trong nhà trường. Thực hiện thí điểm ở khối mẫu giáo 5 tuổi. 
Triển khai xây dựng thực đơn riêng cho nhà trẻ và mẫu giáo đảm bảo khẩu phần 
ăn dinh dưỡng cho trẻ phù hợp theo mùa. Trong quá trình thực hiện, lắng nghe ý 
kiến bổ xung góp ý của giáo viên nhân viên để cùng nhau tìm cách tháo gỡ nhằm 
nâng cao chất lượng bữa ăn. Tôi phối hợp với tổ trưởng tổ nuôi xây dựng kế hoạch 
phân công dây chuyền tổ nuôi hợp lý, không chồng chéo. Nghiêm túc thực hiện 
thực đơn riêng đối với nhà trẻ và mẫu giáo. Chú trọng chế biến, món ăn hợp lý, 
bao gồm: Cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng. Xây dựng kế hoạch tăng 
cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ theo hướng chuẩn hóa, 
hiện đại hóa, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh. Tăng cường quản lý chất lượng bữa 
ăn cho trẻ, không vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới bất kỳ hình thức nào. Để trẻ 
được tiếp cận các nguyên liệu, đồ dùng dụng cụ khác nhau và phù hợp từng hoạt 
động đổi mới giờ ăn của trẻ. Ngoài các đồ dùng ăn uống thông thường trong bữa 
ăn hàng ngày của trẻ, tôi tham mưu với nhà trường trang bị bổ sung thêm: Đũa gỗ, 
đĩa sứ, bát ăn cơm bằng sứ, dĩa, kẹp ...Tôi xây dựng lịch tổ chức bữa ăn gia đình 
cho toàn bộ khối mẫu giáo, bữa ăn theo xuất đối với lớp mẫu giáo 5 tuổi:
 Ngoài ra, với mong muốn trẻ được tiếp cận nhiều hình thức tổ chức bữa ăn 
theo hướng hiện đại, tôi đã lấy ý kiến của giáo viên và tham mưu với nhà trường 
xây dựng kế hoạch tổ chức tiệc buffet, chỉ đạo giáo viên lồng ghép tổ chức bữa 
tiệc nhỏ với quy mô lớp, khối, nhà trường vào các dịp sự kiện như 20/11, 8/3. Kế 
hoạch này đã được nhà trường thống nhất và triển khai tới toàn thể giáo viên, các biến các món ăn cho trẻ mầm non phù hợp. Đảm bảo cho trẻ thường xuyên được 
thay đổi món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất. Tôi đã tham mưu với nhà trường 
tổ chức phiếu trưng cầu ý kiến cho giáo viên ở các lớp để tổng hợp các thông tin 
về món ăn. Tập hợp phiếu và điều chỉnh để đưa món ăn vào thực đơn cho trẻ.
 Qua việc tổng hợp phiếu trưng cầu ý kiến các món ăn thông thường của trẻ 
thực tế ở các nhóm lớp. Tôi đã trao đổi với kế toán, nhân viên nuôi dưỡng để xây 
dựng thực đơn cho trẻ phong phú, hấp dẫn phù hợp với độ tuổi của trẻ và nguồn 
thực phẩm. Thực đơn được xây dựng theo ngày, tuần, tháng và theo mùa để điều 
hoà thực phẩm. Khi xây dựng thực đơn cho nhiều ngày cần thay đổi món ăn để trẻ 
đỡ nhàm chán và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ngoài ra cần thay đổi các dạng chế 
biến trong cùng một loại thực phẩm như (luộc, kho, xào, dán, hấp..). Đặc biệt tăng 
cường sử dụng rau trồng tại vườn trường, các loại rau ăn củ, ăn lá, rau gia vị theo 
mùa.
 Để bồi dưỡng kỹ năng chế biến món ăn, tôi thực hiện công tác kiểm tra nhân 
viên nuôi dưỡng theo kế hoạch về giao nhận thực phẩm, cách sơ chế các loại thực 
phẩm đảm bảo dinh dưỡng, kỹ thuật chế biến, môi trường vệ sinh, cách sắp xếp 
các đồ dùng, dụng cụ theo qui trình 1 chiều, ...
 Để bồi dưỡng nâng cao công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về an toàn thực 
phẩm cho đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện công tác an toàn tại bếp ăn trong 
trường, tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng thành lập tổ giám sát vệ sinh an 
toàn thực phẩm, có kế hoạch kiểm tra định kì theo tháng.
 * Về giáo viên
 Tạo điều kiện 100% giáo viên tham gia đầy đủ các đợt tập huấn do các cấp 
tổ chức. Kết hợp tổ chức cho giáo viên, được tham quan học tập mô hình trường 
điểm của huyện về việc tổ chức đổi mới hình thức tổ chức giờ ăn của học sinh tại 
trường mầm non. Sau khi dự chuyên đề của huyện, tổ chức chuyên đề cho 100% 
giáo viên, nhân viên trong nhà trường dự. Sau chuyên đề cấp trường, tôi cùng với 
các đồng chí trong ban giám hiệu tổ chức nghiệm thu việc thực hiện đổi mới hình 
thức tổ chức giờ của các nhóm lớp.
 Để trẻ 5 tuổi có tâm thế tốt khi chuẩn bị vào lớp Một với hình thức ăn bán 
trú tại trường Tiểu học theo xuất, tôi đã xây dựng chuyên đề tổ chức giờ ăn theo 
xuất cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Sau chuyên đề giáo viên, nhân viên thảo luận, thống 
nhất các phương pháp hình thức tổ chức hiệu quả và tiến hành áp dụng 2 lần/tháng 
trẻ ăn theo xuất đựng trong khay inox. Với hình thức tổ chức giờ ăn theo xuất, trẻ 
rất thích thú, giáo viên giảm bớt khối lượng công việc chuẩn bị giờ ăn cho trẻ.
 Trong các chuyên đề tôi yêu cầu giáo viên quan tâm rèn kỹ năng tự phục 
vụ, sắp xếp bàn ăn, hành vi văn minh trong bữa ăn cho trẻ như: xếp hàng chờ đến 
lượt, không nói chuyện khi ăn...
 Với việc bồi dưỡng cho giáo viên nhân viên các hoạt động chăm sóc nuôi Đó là những kỹ năng mà không phải bất cứ một đứa trẻ nào cũng có thể làm được 
nếu giáo viên quan tâm giáo dục trong việc tổ chức bữa ăn và tạo điều kiện cho trẻ 
tham gia trực tiếp vào các hoạt động.
 3.3. Hình thức 3: Tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ theo hình thức bữa 
ăn gia đình
 - Chia về bàn ăn của trẻ:
 + Cơm, canh chia ra bát to
 + Thức ăn mặn/xào chia ra đĩa
 + Đồ tráng miệng
 + Mỗi trẻ 1 bát sứ, 1 thìa, 1 đôi đũa.
 - Tổ trực nhật giúp cô mang đồ dùng và đồ ăn về bàn
 - Trẻ tự lấy cơm vào bát
 - Sử dụng đũa, thìa gắp thức ăn mặn/xào.
 - Trẻ tự lấy cơm, thức ăn bát thứ 2.
 * Lưu ý: Trẻ mới chỉ tập làm quen với đũa, giáo viên bao quát và giúp đỡ 
trẻ lấy đồ ăn.
 Trước đây trẻ chỉ ăn bằng bát inox và thìa nên rất đơn điệu. Nhà trường đã 
đa dạng đồ dùng phục vụ ăn uống bằng bát nhỏ (như ở gia đình), bằng đĩa với đũa. 
Nhờ đó trẻ được tiếp xúc nhiều chất liệu khác nhau, trẻ cũng luyện được sự dẻo 
dai, khéo léo của đôi bàn tay. Đặc biệt, cách đổi mới tổ chức bữa ăn đã giảm đáng 
kể áp lực cho giáo viên, còn trẻ thì tự lập hơn. Mỗi một bàn 6 trẻ là một gia đình. 
Trên bàn bày đầy đủ thức ăn và cơm, các bé tự xúc cơm, gắp thức ăn, rau và múc 
canh. Các bé ăn dùng đũa gắp thức ăn... Cách tổ chức này khiến các bé rất thích 
thú mỗi khi đến giờ ăn và các bé cũng ăn được nhiều hơn.
 3.4. Hình thức 4: Tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ ăn bằng khay (theo 
hình thức xuất cơm văn phòng)
 - Giáo viên chia thức ăn mặn/xào/cơm/ tráng miệng vào khay.
 - Trẻ xếp hàng lần lượt lấy xuất ăn.
 - Giáo viên chia canh ra bát to và tổ trực nhật bê canh về từng bàn
 - Trẻ nào ăn được, và có nhu cầu ăn thêm cơm thì báo với giáo viên.
 Một điểm mới trong việc “đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ” nữa là trẻ được 
tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức bữa ăn: trẻ tự sắp xếp bàn ăn, trưng bày 
các món ăn và tham gia vào các bữa tiệc ẩm thực một cách hào hứng. Điều này 
không chỉ có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng: giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt 
hơn mà còn có ý nghĩa tích cực rất lớn trong việc giáo dục và hình thành các kỹ 
năng, lịch sự trong văn hóa ẩm thực và sự hiểu biết của trẻ về thực phẩm và các 
món ăn mà trẻ yêu thích - điều mà nhà trường đã chú ý hình thành cho trẻ từ rất 
sớm. nhân viên thường xuyên trao đổi về cách chế biến món ăn, sở thích của trẻ để kịp 
thời điều chỉnh thực đơn đảm bảo trẻ ăn ngon miệng, hết xuất. Nhân viên phối hợp 
với giáo viên động viên khuyến khích trẻ trong khi ăn. Trong khi ăn cần cho trẻ 
bầu không khí vui vẻ ấm cúng, qua đó giáo viên lồng ghép giáo dục về dinh dưỡng 
cho trẻ thông qua các món ăn. Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc 
trẻ ăn các cô giáo chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau:
 Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có 
đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay, thìa, bát... phải đủ so với trẻ. Khi ăn các cô 
giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần chú ý đến những trẻ biếng ăn 
để động viên cháu ăn hết suất.Thông qua giờ ăn các cô giáo dục cho trẻ phát triển 
về nhận thức, ngôn ngữ.
 Ví dụ: Về nhận thức giúp trẻ nhận biết được những thức ăn như thịt, cá, 
trứng, trẻ ăn sạch uống sạch. Về ngôn ngữ: Trẻ biết kể tên các thực phẩm mà trẻ 
được ăn như: Thịt, cá, trứng....
 Thông qua các môn học lồng ghép và giáo dục dinh dưỡng ví dụ cho trẻ đi 
tham quan vườn trường. Các cô giới thiệu cho trẻ biết lợi ích của từng loại cây ăn 
quả. Thông qua giờ ăn, các cô giáo giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những món 
gì. Ví dụ: Ăn thịt thì trẻ biết được thịt cung cấp cho cơ thế chất gì?
 Lồng giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động: Xây dựng kế hoạch cho các 
giáo viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động, đây là vấn đề quan trọng 
bởi trẻ thường xuyên được chơi mà học. Ví dụ: Hoạt động làm quen với chữ cái 
gây hứng thú cho trẻ giáo viên có thể đọc đồng dao, hò, vè về các loaị rau, quả... 
Giáo viên có thể lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, Ví dụ: Trong giờ đón - trả trẻ là 
thời gian thuận lợi trong việc tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cho phụ 
huynh. Bằng hình thức các cô hỏi thăm các phụ huynh về chế độ ăn uống hàng 
ngày của trẻ ở nhà, hỏi trẻ ở nhà trẻ được ăn cơm với gì?
 Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi, ví dụ: Trước khi 
ăn chúng mình phải làm gì? Vì sao? Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các 
cô giáo cần phải giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống 
đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn 
không đủ chất sẽ gầy còm ốm yếu.
 4.3 Trẻ cùng cô tổ chức giờ ăn
 Trẻ được phối hợp cùng cô và các bạn tổ chức các hoạt động giờ ăn. Trẻ 
thực hiện cùng cô trong tổ chức bữa ăn hàng ngày, tiệc Butffet, trong các ngày hội 
lễ thông qua các hình thức Bé tập làm nội trợ, trực nhật. Ví dụ: Cô phân công nhóm 
trực, tổ trực chuẩn bị bàn ăn, sắp xếp như thế nào để thuận lợi lúc chọn thức ăn.
 4.4. Giáo dục nhận thức và thẩm mỹ cho trẻ
 Cô cho trẻ quan sát cách tổ trực nhật cùng cô chuẩn bị giờ ăn. Trẻ biết tên 
gọi, công dụng, chất liệu và cách sử dụng các loại đồ dùng khác nhau trong bữa 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_moi_to_chuc_hoat_dong_gio.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.pdf