SKKN Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đồng Thịnh
Tại trường Mầm non việc chăm sóc giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là hai nhiệm vụ quan trọng và cần thiết như nhau. Để trẻ được phát triển toàn diện, cân đối thì nhiệm vụ giáo dục không được tách rời nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng. xã Đồng Thịnh là một xã miền núi, chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống nhân còn gặp nhiều khó khăn. Bố mẹ đều làm nông nghiệp và đi làm ăn xa, phần lớn các cháu sống cùng ông bà, vì vậy mà việc chăm sóc trẻ có nhiều hạn chế, chủ yếu là trẻ ăn được gì thì ăn còn chưa chú trọng đến việc trẻ ăn như thế nào mới đủ dinh dưỡng, đủ chất. Các bữa ăn của trẻ chưa được chú trọng, nhất là bữa sáng, nhưng một số phụ huynh mua cho trẻ ăn sáng với một gói bim bim hay một cái kẹo mút... vì để chiều theo ý thích của trẻ mà không hiểu được bữa sáng rất quan trọng đối với sức khỏe.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đồng Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đồng Thịnh
- Ở mục 1.1: Đoạn “mỗi con người.. .đã nói” do tác giả tự viết ra. Đoạn tiếp theo “ trẻ em.. .là ngoan” tác giả tham khảo nguyên văn từ tài liệu TLTK số 1. Đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra. Một số phụ huynh vì công việc bận rộn nên không chú trọng rèn nề nếp ăn, ngủ cho trẻ. Bữa ăn ở gia đình chưa biết cân đối các nhóm thực phẩm, trẻ ăn một món trong nhiều bữa liên tục, phụ huynh chưa biết cách chế biến thức ăn theo đúng khoa học, món ăn chưa có màu sắc hấp dẫn với trẻ. Thể lực của con người là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ có khỏe mạnh thì các cháu mới hoạt bát và thông minh, bởi vì không có một trí tuệ thông minh ở trong một cơ thể gầy yếu, chăm sóc giáo dục trẻ tốt phải đi đôi với việc chăm sóc nuôi dưỡng đúng cách thì nhân cách trẻ mới được phát triển toàn diện, cân đối. Trước tình hình đó, bản thân là một người giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 2, với sự nhiệt tình, quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tôi luôn cảm thấy trăn trở làm thế nào để có thể giảm tới mức tối đa tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng để các cháu có một cơ thể khỏe mạnh, nhanh lớn và thông minh. Chính vì vậy, tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn để tài: “Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Đồng Thịnh” để đưa vào nghiên cứu và thử nghiệm. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra những biện pháp tốt nhất vận dụng đổi mới hình thức tối ưu nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua các hoạt động rèn nề nếp, thói quen tốt cho trẻ. Phối hợp với phụ huynh nâng cao sự hiểu biết về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ một cách tốt nhất. 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2/25 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ Chức Y tế Thế Giới WHO ‘‘Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải là không bệnh tật hay tànphế”\2]. Vì vậy, sức khoẻ con người là vốn quý, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống này, không có gì quan trọng bằng sức khoẻ, một thân thể không bệnh tật, một tâm hồn hướng thiện đó là hạnh phúc của con người. Như Publilius syrus đã nói: “Sức khoẻ tốt và trí tuệ minh mân là hai điều hạnh phúc nhất của cuộc đời” [3]. Quả đúng như vậy, bệnh tật không trừ một ai bất kể là người giàu hay người nghèo, người có địa vị cao hay thấp. Nếu may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc ta đang cận kề với thành công về mọi lĩnh vực. Con người có sức khoẻ họ có thể làm được tất cả mọi thứ. Bởi vì “Người có sức khoẻ, có hy vọng, và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ ” (Thomas carlyle). [4] Khi con người khoẻ mạnh họ có thể làm tất cả mọi việc để đạt được những gì họ mong muốn. Chính vì vậy, muốn có một tương lai khoẻ mạnh và phát triển phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc đúng đắn về sức khỏe cho trẻ từ lứa tuổi mầm non. Trẻ mầm non là độ tuổi đang phát triển, các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, mỗi trẻ lại có cơ địa khác nhau. Nếu chăm sóc không đúng cách trẻ rất dễ mắc bệnh, đó là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể [5]. -Ở mục 2.1: Đoạn “ theo.. .WHO” do tác giả tự viết ra. Từ đoạn “Sức khỏe .. .hay tàn phế” tác giả kham khảo nguyên văn từ TLTK số 2. Đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra. - Đoạn “ Sức khỏe tốt..của cuộc đời” tác giả kham khảo nguyên văn từ TLTK số 3. Đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra. - Đoạn “ Người có sức khỏc...tất cả mọi thứ” tác giả kham khảo nguyên văn từ TLTK số 4. Đoạn tiếp theo 4/25 Các tài liệu, tập san về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ được nhà trường, phòng giáo dục đầu tư kịp thời. Đặc biệt nhà trường có ti vi kết nối internet tạo điều kiện cho giáo viên cập nhật thông tin mới một cách nhanh chóng và thuận tiện. Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi được bố trí 2 giáo viên chủ nhiệm, có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc được giao, tâm huyết với nghề và chu đáo trong chăm sóc giáo dục trẻ. Lớp có 37 cháu, chuyên cần đạt 95%. Bản thân là một giáo viên trẻ, ham học hỏi, luôn tìm tòi, sáng tạo và luôn tận tuỵ trong mọi công việc. 2.2.2. Khó khăn Đồng Thịnh là một xã miền núi huyện Ngọc Lặc, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều gia đình sống trong những khu hẻo lánh, dân cư thưa thớt, chủ yếu người dân là dân tộc thiểu số nên đa số các bậc phụ huynh không có điều kiện để quan tâm chăm sóc đến trẻ. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên bố mẹ các cháu chủ yếu đi làm ăn xa, các cháu ở với ông bà nên sự hiểu biết của phụ huynh về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn rất hạn chế. Chính vì vậy, việc phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc cho trẻ tôi gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh chưa có kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học. Do là địa phương miền núi nên việc cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày cho trẻ chưa được phong phú, chưa đủ nhóm chất dinh dưỡng, chưa chú ý đổi món thường xuyên cho trẻ. 2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng Năm học..........lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi do tôi phụ trách có 37 cháu, quá trình khảo sát được tiến hành vào đầu tháng 9 với kết quả như sau: * Khảo sát đầu năm 6/25 Để nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên phụ trách lớp tiến hành cân đo khảo sát nhằm phát hiện ra những cháu suy dinh dưỡng trên biểu đồ tăng trưởng sau đó phân nhóm các trẻ suy dinh dưỡng theo các nguyên nhân và đưa ra biện pháp tác động dinh dưỡng hợp lý. Việc theo dõi trẻ được tổ chức theo định kỳ thường xuyên ba tháng một lần, sau đó đánh giá xem trẻ nào có sự tiến bộ, trẻ tăng cân, tăng chiều cao, trẻ suy dinh dưỡng ở mức độ nào... Riêng đối với những trẻ suy dinh dưỡng, không tăng cân, sút cân tôi lập kế hoạch theo dõi riêng, đánh giá sự phát triển của những trẻ này để có biện pháp khắc phục kịp thời. Ngoài ra tôi còn lập thêm sổ nhật kí theo dõi sức khỏe trẻ hàng ngày để theo dõi những trẻ có dấu hiệu bị bệnh, những trẻ có phụ huynh gửi thuốc cho trẻ uống để tránh nhầm lẫn và có thể theo dõi chi tiết tình trạng sức khỏe của trẻ. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ lớp tôi có nhiều nguyên nhân. Vì vậy, tôi lập danh sách phân nhóm các trẻ suy dinh dưỡng và đưa ra biện pháp chăm sóc cho từng nhóm đối tượng như sau: Nhóm trẻ suy dinh dưỡng do chế độ dinh dưỡng tại gia đình không hợp lý: Tôi tập trung tuyên truyền cho cha mẹ trẻ qua các buổi tư vấn về cách cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp độ tuổi cho trẻ, cách chế biến một số món ăn cho trẻ đúng khoa học để giữ được dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày, trong bữa ăn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, sử dụng muối có i ốt để chế biến thức ăn, cung cấp đủ năng lượng cho trẻ theo đúng độ tuổi. Trực tiếp trao đổi với phụ huynh về thực đơn trong ngày của trẻ khi ở trường, các chất dinh dưỡng cần thiết, qua đó giúp phụ huynh có thể hiểu rõ được nhu cầu dinh dưỡng của con em mình để có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và biết được các thực phẩm cần thiết phù hợp với sức khỏe của trẻ. Ví dụ: Khi trả trẻ, tôi trao đổi với phụ huynh về thực đơn hôm nay trẻ ăn khi ở trường là thịt đúc trứng, canh rau cải nấu thịt băm để giúp phụ huynh thay đổi món ăn khác cho trẻ khi về nhà, tránh sự trùng lặp gây chán ăn cho trẻ, đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết khác cho trẻ. 8/25 của mình, đặc biệt không được la mắng và thường xuyên khích lệ trẻ. Không cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn. Việc phối hợp với trạm y trế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ được thực hiện liên tục trong những năm học vừa qua nên đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ cho các cháu 2 lần /1 năm, tẩy giun 1 năm/llần, uống vitamin A định kỳ, phối hợp phòng chống các dịch bệnh. Từ việc theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc sức khoẻ phù hợp cho trẻ tôi nhận thấy việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ có những kết quả khả quan. Giáo viên nắm rõ được tình hình sức khoẻ của từng trẻ trong lớp từ đó có cách chăm sóc riêng phù hợp với từng trẻ vì thế đa số trẻ tăng cân đều, khỏe mạnh, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ giảm đi đáng kể. 10/25 cách tốt nhất tôi luôn chú trọng đến chế độ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường ở lớp. Luôn đảm bảo trang phục, đầu tóc trẻ gọn gàng, mặt mũi trẻ sạch sẽ, cắt móng tay thường xuyên cho trẻ. Tổ chức cho trẻ rửa tay bằng xà phòng theo đúng cách. Thực hiện kê bàn ghế, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho trẻ, thuận tiện cho việc di chuyển để bổ xung thức ăn cho từng trẻ. Đặc biệt giáo viên cần chú ý đến vệ sinh khu vực ăn và các đồ dùng sử dụng trong ăn uống cho trẻ. Khu vực cho trẻ ăn lúc nào cũng phải đảm bảo sạch sẽ, không có ruồi nhặng hoặc bất cứ côn trùng nào. Đồ dùng, dụng cụ ăn uống của trẻ như cốc, bát, thìa. phải được rửa sạch, nhúng qua nước sôi trước khi sử dụng. Việc tạo cho bầu không khí bữa ăn thoải mái, vui vẻ là rất cần thiết. Trước bữa ăn tôi tạo tâm thế cho trẻ bằng cách cho trẻ đọc các bài thơ như: Giờ ăn, Rửa tay. các bài vè về các món ăn, các loại thực phẩm, các bài hát về dinh dưỡng như: Mời bạn ăn, Ằn uống hay các quy định trong giờ ăn. Ở mục 2.3.2: Đoạn “ chăm sóc .khỏe mạnh và nhanh nhẹn” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 6. Đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra. Ngoài ra, nong quá Uìim giới thiệu các món ăn tôi k^tuyjn ktnctt trẻ tham gia đặt tên cho món ăn và giới thiệu các món ăn nhằm lôi cuốn trẻ chú ý vào bữa ăn, tạo không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái. Các món ăn chế biến cho trẻ phải ngon, màu sắc hấp dẫn, hợp khẩu vị của trẻ. Trong những bữa ăn hàng ngày tại lớp tôi luôn quan sát từng trẻ xem trẻ nào ăn chậm, lười ăn, ăn không hết suất. tôi thường xuyên nhẹ nhàng động viên, khuyến khích trẻ như cuối tuần được tặng bé ngoan giúp trẻ có tâm trạng thoải mái, tạo động lực cho trẻ, giúp trẻ ăn nhanh hơn, ăn hết khẩu phần ăn của mình. Trong khi ăn tôi chú ý nhắc nhở, giáo dục trẻ ăn đúng cách, không rơi vãi, không nói chuyện trong khi ăn, khi ho, ngáp phải biết che miệng. Sau khi ăn lau miệng và cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. 12/25
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_cai_thien_tinh_trang_suy_dinh_duong_cu.docx
- SKKN Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non.pdf