SKKN Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Tại trường Mầm non Tam Hồng, nhà trường đã có những cố gắng và đạt được những thành tích nhất định trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ tuy nhiên trong đầu năm học 2022-2023 tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ nhất là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi vẫn còn cao 9,7 %. Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phòng chống và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ, việc chăm sóc trẻ có nhiều hạn chế. Từ đó dẫn tới tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao.
Trước tình hình đó, bản thân là giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi , với lòng yêu nghề mến trẻ tôi luôn trăn trở làm thế nào để có thể giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, để các cháu có một cơ thể khỏe mạnh, nhanh lớn và thông minh. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn để tài: “Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” để đưa vào nghiên cứu và thử nghiệm.
Trước tình hình đó, bản thân là giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi , với lòng yêu nghề mến trẻ tôi luôn trăn trở làm thế nào để có thể giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, để các cháu có một cơ thể khỏe mạnh, nhanh lớn và thông minh. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn để tài: “Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” để đưa vào nghiên cứu và thử nghiệm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Đúng vậy trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là thế hệ tương lai của đất nước. Muốn có một tương lai khỏe mạnh và phát triển phụ thuộc rất lớn vào cách nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục đúng đắn cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Trẻ mầm non là độ tuổi đang phát triển, mỗi trẻ lại có cơ địa khác nhau, các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu. Nếu việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ không đúng cách, không đảm bảo dinh dưỡng thì trẻ sẽ chậm lớn và rất dễ mắc bệnh, đó là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng trẻ em luôn là một điều đáng lo ngại và cần được quan tâm sát sao hơn. Trên thế giới, Việt Nam là một trong số 34 quốc gia phải đối mặt nhiều nhất với gánh nặng suy dinh dưỡng. Việt Nam có 1,8 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi, có nguy cơ bị tổn thương về thể chất và trí não lâu dài. Trong những năm qua, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng nhưng vẫn ở mức cao. Tại trường Mầm non Tam Hồng, nhà trường đã có những cố gắng và đạt được những thành tích nhất định trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ tuy nhiên trong đầu năm học 2022-2023 tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ nhất là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi vẫn còn cao 9,7 %. Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phòng chống và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ, việc chăm sóc trẻ có nhiều hạn chế. Từ đó dẫn tới tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao. Trước tình hình đó, bản thân là giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi , với lòng yêu nghề mến trẻ tôi luôn trăn trở làm thế nào để có thể giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, để các cháu có một cơ thể khỏe mạnh, nhanh lớn và thông minh. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn để tài: “Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” để đưa vào nghiên cứu và thử nghiệm. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ”. 3. Tác giả sáng kiến. - Họ và tên: Nguyễn Thị Trang - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Tam Hồng – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh phúc. - Số điện thoại: 0395731800 - Email: nguyentrang.style92@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cho 100% trẻ đến trường, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trong trường. Ngoài ra nhà trường còn đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mầm non Tam Hồng đủ về số lượng, tâm huyết với nghề có tinh thần trách nhiệm trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ. - Nhà trường có bếp ăn bán trú đạt chuẩn, khang trang , sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, đạt giải nhất Tỉnh trong hội thi xây dựng bếp ăn một chiều và tổ chức giờ ăn cho trẻ, hàng năm giáo viên toàn trường đều tham gia hội thi tổ chức giờ ăn cho trẻ cấp trường vì vậy giáo viên có dịp trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nói chung và trẻ suy dinh dưỡng nói riêng - 100% trẻ được ăn bán trú tại trường tạo điều kiện cho giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng. - Đa số phụ huynh học sinh quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động của lớp, của nhà trường, ủng hộ các biện pháp của cô giáo đưa ra để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ . * Khó khăn: Về trẻ: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm khá cao Qua khảo sát cân đo và chấm biểu đồ tăng trưởng của trẻ đầu năm học 2022- 2023, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thực tế ở lớp tôi phụ trách được tổng hợp cụ thể qua bảng số liệu sau: Tổng số trẻ được khảo sát: 31 trẻ; trong đó nữ 14 trẻ, nam 17 trẻ. Nội dung khảo sát Kết quả chưa áp Tỷ lệ% dụng biện pháp Trẻ cân nặng bình thường 26/31 84% Cân Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ 3/31 9,6% nặng Trẻ suy dinh dưỡng thể nặng 2/31 6,4% Chiều Trẻ có chiều cao bình thường 28/31 90,4% cao Biện pháp 1:Nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc phù hợp cho trẻ Đây là việc làm quan trọng và không thể thiếu trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đầu năm học tôi tổ chức cân đo, chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe cho trẻ lần 1 vào tháng 9. Kết quả cân đo và theo dõi sức khỏe lần 1 khiến tôi thực sự lo ngại về tình hình sức khỏe của trẻ lớp mình, vì tổng số 31 trẻ thì có 5 cháu suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân và 3 cháu suy suy dinh dưỡng ở thể thấp còi. Tôi đã dựa vào kết quả khám sức khỏe đầu năm học của trẻ và tìm hiểu thông tin từ cô giáo chủ nhiệm của các cháu đã học ở năm học trước đồng thời trao đổi trực tiếp với số phụ huynh có con bị suy dinh dưỡng, từ đó tôi phân nhóm các trẻ suy dinh dưỡng dựa trên nguyên nhân và đưa ra biện pháp hợp lý. Việc theo dõi, cân đo trẻ được tổ chức theo định kỳ ba tháng một lần (tháng 9, tháng 12 và tháng 3), qua đó đánh giá xem trẻ có tăng cân, tăng chiều cao không, trẻ suy dinh dưỡng ở mức độ nào...đồng thời thấy được các biện pháp can thiệp có khả thi hay không và có hướng điều chỉnh cho phù hợp. ( Hình ảnh cân đo trẻ lớp 5 tuổi) Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ lớp tôi có nhiều nguyên nhân khác nhau nên tôi đã phân nhóm các trẻ suy dinh dưỡng và đưa ra biện pháp chăm sóc cho từng nhóm đối tượng phù hợp: - Nhóm trẻ suy dinh dưỡng do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Tôi chủ động tuyên truyền cho cha mẹ trẻ qua buổi họp phụ huynh cũng như qua giờ đón trả trẻ hay zalo nhóm lớp về các kiến thức chăm sóc dinh dưỡng khoa học cho trẻ, cách cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp theo từng độ tuổi. Chia sẻ cho phụ huynh thực tiến bộ: Trẻ hứng thú hơn trong bữa ăn, tăng cân đều, tình trạng suy dinh dưỡng được cải thiện rõ rệt. Biện pháp 2: Làm tốt hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt là tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giáo dục mầm non. Giáo viên chính là người trực tiếp làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ tại lớp, vì thế công việc của giáo viên mầm non có đặc thù riêng, không chỉ là dạy dỗ mà cần quan tâm tới cả bữa ăn giấc ngủ của trẻ. Mọi hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại lớp nếu không được thực hiện tốt thì trẻ cũng không thể phát triển toàn diện. Chính vì vậy cần làm tốt hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ. Dựa trên kết quả theo dõi sức khỏe và cân đo đầu năm tôi đã lập danh sách riêng những trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi. Để chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất tôi luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường ở lớp. Đặc biệt tôi luôn chú trọng đến việc tổ chức bữa ăn cho trẻ. Để trẻ bước vào giờ ăn với tâm thế hào hứng tôi luôn tạo cho trẻ bầu không khí thoải mái, vui vẻ bằng cách cho trẻ đọc các bài thơ về dinh dưỡng, nề nếp, các quy định trong giờ ăn như: Giờ ăn, Rửa tay Các bài vè về các món ăn, các loại thực phẩm hay các bài hát về dinh dưỡng như: Mời bạn ăn, bé khỏe bé ngoan... Trước khi ăn tôi còn khuyến khích cho trẻ đoán tên món ăn hay giúp cô chia bát, đĩa tạo không khí bữa ăn vui vẻ. Linh hoạt trong bữa ăn của trẻ, nắm bắt kịp thời những trẻ ăn yếu, ăn khỏe để giúp trẻ ăn hết suất.Trẻ nào biểu hiện mệt mỏi tôi động viên trẻ, cố gắng không để trẻ bỏ bữa. Nếu trẻ có hiện tượng bất thường như nóng sốt báo ngay cho phụ huynh. Ví dụ: Tôi có thể cho những trẻ kém ăn, ăn chậm ngồi chung với những trẻ ăn nhanh, ăn giỏi để khuyến khích trẻ thi đua ăn giỏi Tôi kết hợp giáo dục trẻ không được bỏ bữa sáng, không ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, bim bim để đến bữa ăn sẽ có cảm giác ngon miệng hơn. * Thông qua giờ thể dục sáng: Thể dục sáng là một hình thức giáo dục thể chất cho trẻ. Ngoài việc rèn sức khỏe, thói quen tốt thì thể dục sáng còn tạo cho trẻ sự hứng khởi thoải mái để sẵn sàng tham gia các hoạt động. Giáo viên cần lựa chọn các động tác, các bài tập phù hợp với lứa tuổi của trẻ, đồng thời kết hợp với những dụng cụ thể dục và các bài hát trong chủ đề, trẻ sẽ rất hào hứng tập luyện. Giáo viên luôn quan sát và hướng dẫn trẻ tập luyện cho đúng các động tác. Ví dụ: Tập thể dục sáng kết hợp với vòng, gậy thể dục cùng với các bài hát như: Con Cào cào, Nắng sớm... Các buổi tập thể dục trẻ được ra ngoài trời cộng thêm việc trẻ được tập các bài tập kết hợp với những dụng cụ hay bài hát vui nhộn nên trẻ rất thích thú. Trẻ được vận động thoải mái, tinh thần trẻ phấn chấn, giúp cơ thể của trẻ tiêu hao năng lượng, trẻ cảm thấy đói và ăn ngon miệng hơn trong bữa ăn. *Trong các hoạt động học. Thông qua các giờ học, tôi cung cấp cho trẻ kiến thức về các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, các món ăn bổ dưỡng, phù hợp với vùng, miền. Ví dụ : Giờ hoạt động khám phá ở chủ đề Bản thân với đề tài “Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh” trẻ sẽ biết được hàng ngày cần phải ăn uống để sống, để phát triển, để làm việc, hoạt động và vui chơi. Trẻ biết có 4 nhóm thực phẩm và trẻ biết cơ thể phát triển hài hòa phải cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm đó là: thực phẩm giàu chất bột đường, thực phẩm giàu chất đạm, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm giàu chất vitamin. Giáo dục trẻ về dinh dưỡng để trẻ biết phải ăn đầy đủ chất, ăn uống hợp vệ sinh, không kén chọn thức ăn và ăn hết suất. * Trong các hoạt động dạo chơi ngoài trời, khám phá trải nghiệm thực tế Có thể nói đây là một trong những biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ một cách tự nhiên nhất. Trẻ được thỏa sức tìm tòi khám phá thế giới xung quanh một cách hứng thú và say mê. Bởi vậy tôi thường xuyên lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ thông qua các hoạt động dạo chơi, khám phá trải nghiệm. Ví dụ: Trong giờ tham quan dạo chơi, tôi cho trẻ tham quan khu chợ quê để trẻ tìm hiểu về các loại thực phẩm khác nhau, hay thăm quan khu vực bếp ăn của nhà trường, trẻ được trò chuyện, quan sát xem các cô cấp dưỡng chế biến thực phẩm. Trẻ biết được các loại thực phẩm để chế biến các món mà hôm nay trẻ được ăn hay quy Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên cho trẻ thăm quan vườn rau của bé, trải nghiệm chăm sóc nhổ cỏ, tưới nước vườn rau Trẻ như được hòa mình vào với thiên nhiên. Thông qua những chuyến tham quan thực tế như vậy, ngoài việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thì trẻ còn thấy được thành quả lao động, biết trân trọng những bữa ăn hơn, vì vậy khi vào các bữa ăn trẻ rất vui vẻ, hứng thú, và cố gắng ăn hết suất của mình. *Thông qua hoạt động góc Đây là hoạt động mà trẻ nào cũng rất yêu thích, ở đó trẻ được trở thành những người lớn thu nhỏ, được thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo và thể hiện vai diễn. Bởi vậy tôi luôn tận dụng hoạt động này để lồng ghép những kiến thức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ một cách tự nhiên nhất. Ví dụ: Ở góc phân vai trẻ có thể chơi nấu ăn, cửa hàng thực phẩm, bác sĩ giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, tưởng tượng thiết kế các món ăn mà bé thích, biết mua bán lựa chọn những thực phẩm phù hợp để nghĩ ra chế biến món gì cho đủ chất, biết cách tạo ra một số món ăn đơn giản, biết ngồi vào bàn ăn và ăn hết suất ăn, động viên bạn cùng ăn hết suấtHay khi đóng vai bác sĩ khám cho các bạn bị còi xương suy dinh dưỡng, bác sĩ sẽ biết tư vấn nhắc nhở các bạn phải ăn nhiều hơn, ăn đủ chất thì mới lớn và khỏe được... Thông qua hoạt động này trẻ có thêm những kiến thức kỹ năng về giáo dục dinh dưỡng một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng hiệu quả. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ là hoạt động cần thiết với mục đích cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về dinh dưỡng, giúp trẻ có kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để mang tới cho trẻ những hiểu biết về dinh dưỡng cũng như những kỹ năng chăm sóc, vệ sinh cá nhân mà trẻ cần có để phát triển tốt nhất về cả thể lực và trí tuệ nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Từ những việc làm thiết thực mà tôi đã thực hiện trẻ lớp tôi rất hứng thú khi được trải nghiệm, trẻ có thêm những kiến thức về dinh dưỡng từ đó tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm một cách đáng kể. Biện pháp 4: Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Muốn cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ thì biện pháp quan trọng không thể thiếu được là phòng chống dịch bệnh, nhất là trong thời gian gần đây các dịch bệnh liên tục bùng phát với những diễn biến phức tạp như: Covid 19, cúm A, cúm B, tiêu chảy, đau mắt đỏ Trẻ em rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nhất là đối với những trẻ suy dinh dưỡng, thể trạng đã yếu sẵn. Chính vì vậy tôi luôn thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh như:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_cai_thien_tinh_trang_suy_dinh_duong_ch.docx