SKKN Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình là phương tiện thể hiện ấn tượng, hiểu biết, ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích luỹ được trong các hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động trẻ tạo nguồn cảm hứng làm nãy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ nhằm phát triển toàn diện trẻ về trí tuệ, đạo đức, lao động và đặc biệt với giáo dục thẩm mĩ.
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động tạo hình còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho trẻ vào học tiểu học. Trong chương trình giáo dục mầm non mục đích của việc dạy tạo hình cho trẻ là phát hiện tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ trong học, lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển khả năng cảm thụ của trẻ và cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ hình thành tình yêu với vẽ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và nghệ thuật. Hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. Thực hiện tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ một cách toàn diện.
docx 11 trang skmamnonhay 23/12/2024 30
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình

SKKN Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình
 A/ Phần mở đầu:
 Nhà tâm lý giáo dục đã nói rằng: “ Phải giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp 
ngay từ tuổi còn thơ. Vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con 
người mới”. Do đó hoạt động tạo hình là bộ môn quan trọng không thể thiếu 
được trong trường Mầm non.
Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi Mầm non là một hoạt động mang tính sáng tạo. 
Qua hoạt động tạo hình trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan 
từ cuộc sống xung quanh theo cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm nhận và khả 
năng vốn có của mình. Hoạt động tạo hình có vai trò như một phương tiện 
truyền đạt biểu lộ nhận thức về thế giới xung quanh, giúp trẻ diển đạt, suy nghĩ 
tâm tư của mình vào sản phẩm.
 Bên cạnh đó hoạt động tạo hình giúp trẻ tăng khả năng tri giác đối với đồ 
vật và hình dạng, cấu trúc, màu sắc, đường nét, tỉ lệ không gian. Phát triển trí 
tưởng tượng khả năng vận động cho trẻ. Khả năng tạo hình không phải là bẩm 
sinh mà nó được hình thành và phát triển qua quá trình hoạt động. Do đó đòi 
hỏi giáo viên Mầm non phải biết linh hoạt vận dụng các phương pháp một cách 
có hệ thống nhằm khơi gợi cảm xúc, hứng thú và khả năng tích cực hoạt động 
ở trẻ.
Những năm qua được sự phân công giảng dạy trẻ 5 - 6 tuổi, tôi luôn suy nghĩ 
tìm tòi những biện pháp tối ưu, có hiệu quả nhất để áp dụng nhằm tạo được sự 
tích cực chủ động sáng tạo, hứng thú tham gia và niềm say mê của trẻ đối với 
môn học này, làm cho họat động tạo hình trở thành hoạt động đúng với mục 
đích và ý nghĩa của nó. Đó là lý do để tôi chọn đề tài: “Làm thế nào để phát 
huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động tạo hình".
B/ Nôi dung:
I. Cơ sở lý luận:
 Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc 
biệt mang tính sáng tạo, phản ánh hiện thực của thế giới xung quanh bằng hình 
tượng nghệ thuật. Từ lâu hoạt động tạo hình vốn được xem là một phần quan 
trọng trong chương trình giáo dục Mầm non. Các nhà giáo dục
Mầm non cho rằng: “ Trẻ nhỏ nên tham gia vào sáng tạo nghệ thuật và thưởng 
thức chiêm ngưỡng sản phẩm của bạn bè.” Bỡi vì hoạt động tạo hình là nơi trẻ 
thể hiện mình và cũng là điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện.” Vẽ là một 
hình thức hoạt động tạo hình ở trường Mầm non. Vẽ giúp trẻ thể hiện cảm xúc, 
ấn tượng về vẽ đẹp của thiên nhiên, đồ vật, cuộc sống xung quanh bằng đường 
nét, hình dáng, màu sắc trên mặt phẳng của giấy. Qua hoạt động này hình thành nhỡ, do đó việc thực hiện hoạt động đã có kiến thức, kỹ năng cơ bản.
- Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm trong việc bồi dưỡng phương pháp giảng 
dạy cho tập thể giáo viên.
- Bản thân tôi luôn học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức về nghiệp vụ 
giẳng dạy thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn liên trường, dự 
giờ đồng nghiệp...
- Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh về việc sưu tầm tranh ảnh, 
tìm kiếm phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy học.
 Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi cũng gặp không ít khó khăn.
Q Khó khăn:
- Là lớp có số lượng đông ( 56 cháu), một số trẻ còn rất rụt rè, ít nói. Do đó 
mỗi khi có giờ dạy vẽ tôi gặp trở ngại rất lớn từ việc sắp xếp chổ ngồi, cũng 
như việc hướng dẩn làm sao 100% trẻ được quan sát và tiếp nhận kiến thức từ 
cô rõ ràng chính xác. Đến phần trưng bày sản phẩm cũng không kém phần vất 
vã, cháu đông quá gây nhốn nháo, lộn xộn khi kẹp bài. Vì vậy, khả năng bao 
quát lớp chưa cao. Khi nhận xét sản phẩm các cháu còn rất nhút nhát không 
nói lên được ý thích của mình...do đó, chất lượng hoạt động chưa cao. Những 
bài vẽ của trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu đồng loạt theo ý của cô, chưa thể hiện 
được óc sáng tạo, thẩm mỹ trong bài vẽ. Qua khảo sát chất lượng đầu năm, khi 
tiến hành cho trẻ hoạt động tạo hình với bài vẽ, tôi hoàn toàn thất vọng với kết 
quả đạt được.
 - Trẻ cầm bút chưa đúng: 12/ 56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 21,4%
 - Tư thế ngồi chưa đúng: 28/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 50%.
 - Trẻ chưa biết sắp xếp bố cục tranh: 35/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 62,5%.
 - Trẻ chưa sáng tạo trong khi vẽ: 43/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 76,7%.
 - Trẻ chưa phân biệt rõ màu sắc: 15/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 26,7%.
 - Trẻ rụt rè nhút nhát: 30/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 53,5%.
Đứng trước tình hình như vậy, tôi luôn trăn trở một suy nghĩ: “mình sẽ có biện 
pháp thế nào để trẻ chủ động sáng tạo, hoạt động tích cực hơn trong hoạt động 
tạo hình nói chung và hoạt động vẻ nói riêng làm cho giờ hoạt động được tốt 
hơn đây!?”
Sau khi được bồi dưỡng chuyên đề tạo hình do tổ chuyên môn của trường, cụm 
trường tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
III. Môt số biên pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ đông sáng tao cho 
trẻ trong hoạt đônh tao hình
® Biện pháp 1: Lập kế hoạch:
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch hoạch động cho trẻ 
làm quen với tạo hình phù hợp với từng chủ điểm, với tình hình thực tế của 
lớp như làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động. Kế hoạch rèn trẻ yếu, 
trẻ cá biệt, phân nhóm cụ thể cho giáo viên phụ trách và theo dõi, kết hợp với Ví dụ: Khi chuẩn bị cho trẻ vẽ vườn cây ăn quả: “ tôi dẩn trẻ ra ngoài quan sát 
một số cây ăn quả và một số cây khác, tôi cùng trẻ trò chuyện về thân cây, tán 
lá, màu sắc, quả...Trẻ vừa được xem cây sau đó lại được học vẽ cây nên khi 
được vẽ trẻ rất say mê, tập trung chú ý để vẽ và tô màu cho đẹp hơn.
 Tận dụng mọi lúc mọi nơi tôi phát cho trẻ những tờ giấy, bút màu, phấn, 
bảng... cho trẻ vẽtheo ý thích của trẻ, tôi vận động trẻ với nhiều hình thức” Thi 
đua xem ai vẽ được nhiều quà tặng chú bộ đôị hơn, thi đua xem ai vẽ được 
vườn cây có nhiều loại quả ngon...) và tôi không quên động viên, khen ngợi 
trẻ kịp thời. Ngoài hình thức cho trẻ đi tham quan dạo chơi thì công nghệ thông 
tin là phương tiện truyuền thụ kiến thức cho trẻ một cách dễ dàng thu hút sự 
tập trung chú ý cũng như kích thích khả năng sáng tạo của trẻ rất lớn. Nắm bắt 
được điều đó cũng là lúc lớp tôi được phòng giáo dục đào tạo
Lệ Thuỷ cấp máy vi tính, tận dụng được điều đó tôi đã tiến hành cho trẻ làm 
quen với hoạt động tạo hình, dưới hình thức điều khiển cho trẻ quan sát trên 
máy, vẽ trên máy cho trẻ xem. Tập trẻ điều khiển, sử dụng con chuột trên 
máy...Từ đó mà đã kích thích các cháu hoạt động tích cực và ham muốn được 
vẽ.
® Biện pháp 4: Tổ chức hướng dẩn cho trẻ thể hiện sự chủ động và khã năng 
sáng tạo của mình thông qua hoạt động chung(hoạt động vẻ):
Hình thức trên tiết học là điều kiện thuận lợi nhất để cung cấp vốn hiều biết, 
kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Vì vậy, trước mỗi tiết dạy tôi luôn dành thời gian 
nghiên cứu kỹ bài soạn để xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức, kỹ năng 
cần truyền thụ cho trẻ trong mỗi tiết học, tìm ra những phương pháp hay phù 
hợp với tình hình của lớp. Chuẩn bị kỹ phương tiện truyền thụ đảm bảo yêu 
cầu đẹp, hấp dẫn, an toàn đối với trẻ.
Khi hướng dẫn cho trẻ vẽ tôi luôn chú ý đến phân bố thời gian hợp lý.
Phần giới thiệu bài cần ngắn gọn súc tích, nhưng vẫn gây được sự chú ý tập 
trung của trẻ. Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chổ luôn tạo được sự 
bất ngờ cho trẻ.
Tôi luôn dành thời gian cho trẻ vẽ. Muốn gây hứng thú,tạo sự chủ động cho 
trẻ lúc vẽ tôi đưa ra hình thức tạo sự thi đua cho trẻ như vậy trẻ sẽ hứng thú 
tích cực và cố gắng vẽ đẹp như bạn và hơn bạn.
Ví dụ: Khi cho trẻ qua sát bức tranh vẽ “bó hoa” tôi nói đây là bức tranh bạn 
búp bê vẽ tặng mẹ nhân ngày 8/3 các con cũng như bạn búp bê rất yêu mẹ Sau mỗi giờ vẽ tôi để nguyên sản phẩm trên giá để cho trẻ quan sát, so sánh 
bài vẽ của mình với bài vẽ của bạn để giờ học sau trẻ vẽ đẹp hơn, có sáng tạo 
hơn, sữ dụng màu sắc hợp lý và bố cục cân đối hơn. Ngoài ra, sau mổi giờ vẽ 
tôi luôn dặn trẻ về nhà vẽ lại cho ông bà, bố mẹ, anh chị xem , để tặng ông bà 
bố mẹ, anh chị....Qua biện pháp này tôi muốn cũng cố kiến thức cho trẻ nhằm 
rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ, đồng thời rèn luyện đôi bàn 
tay quen dần với ý thức tự học, đây là cơ sở cho quá trình chuẩn bị tâm thế cơ 
bản cho trẻ khi bước vào lớp 1.
® Biện pháp 5: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo theo hướng tích hợp 
môn học tạo hình trong các môn học khác.
Trong chương trình giáo dục mầm non nội dung dạy học được chia theo các 
môn học tìm hiểu môi trường xung quanh, phát triển ngôn ngữ, hình thành các 
biểu tượng toán sơ đẳng, day trẻ hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc, thể dục 
và phát triển vận động. Tuy vậy thực tế dạy học phân chia lòng ghép các môn 
học khác thì sẽ măng tính rất gò bó, áp đặt, máy móc, cứng nhắc, phổ thông 
hóa không không phát huy được tính sáng tạo của trẻ, không phù hợp với đặc 
điểm nhận thức và vốn sống của trẻ. Vì vậy để phát huy được năng lực phù 
hợp với nhu cầu của trẻ, thì theo tôi giáo viên phải linh hoạt lòng ghép các nội 
dung giữa các môn học một cách khoa học.
ở trường mầm non tôi luôn sử dụng lòng ghép hoạt động tạo hình ở các môn 
học khác thông qua trò chơi cũng cố ôn luyện.
Ví dụ: Với môn toán tôi dạy trẻ nhận biết số lượng 10 thì tôi vẽ sẳn 6 quả táo 
cho một nhóm trẻ vẽ thêm cho đủ số lượng 10.( Trẻ vẽ thêm 4 quả). Hoặc 
ngược lại.
- Với môn làn quen chử cái. Cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình qua trò chơi 
với chữ cái. Trẻ được tô màu chữ cái theo yêu cầu của cô, tô màu các sự vật 
hiện tượng có sẵn trong tranh theo ý thích...
Ngoài ra, tôi còn tích hợp hoạt động tạo hình theo từng chủ điểm.
Ví dụ: Lớp tôi đang thực hiện chủ điểm tết và mùa xuân, thì trong các tiết học 
khi sử dụng các nội dung tích hợp tôi luôn chú trọng cho trẻ thực hiện lại những 
đặc điểm thời tiết, thói quen, phong tục, tập quán...của ngày tết và mùa xuân 
thông qua hoạt động vẽ. Qua đó, thấy rõ và nắm bắt được nhận thức của trẻ, 
phát huy được khã năng sáng tạo hơn khi để cho trẻ tự bọc lộ hiểu biết của 
mình qua bài sản phẩm của mình.
® Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh:
Để thực hiện được tốt mục tiêu giáo dục theo hướng đổi mới thì đòi hỏi phụ 
huynh cùng tham gia vào quá trình chăm sóc và giáo dục. Tôi luôn nghĩ rằng 
giữa nhà trường và phụ huynh cần có sự phối hợp chặt chẻ, thường xuyên, liên 
tục . Để thực hiện tốt sự phối hợp đó ngay từ đầu năm học tôi đã đưa vào kế 
hoạch họp phụ huynh nội dung tuyên truyền tầm quan trọng của giáo dục Mầm xử lý tình huống tốt, biết lòng ghép tích hợp các nội dung khác nhau vào bộ 
môn tạo hình một cách phù hợp.
- Biết cách đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề và đánh giá chính xác.
* Đối với phụ huynh:
- Đã có sự chuyển biến rõ nét, qua các buổi gặp gỡ, trao đổi, qua việc tuyên 
truyền thì phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình. 
Đã tích cực quan tâm hơn đến công tác phối kết hợp với giáo viên để hướng 
dẫn rèn luyện những kỹ năng tạo hình ở nhà cho trẻ.
- Hội phụ huynh đã huy động đống góp kinh phí mua sắm đồ dùng phục vụ 
cho việc nâng cao chất lượng cho trẻ học tốt môn tạo hình.
V. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình dạy trẻ tham gia hoạt động tạo hình bản thân tôi đã rút ra được 
một số kinh nghiệm sau:
- Muốn gây hứng thú cho trẻ tham gia tốt hoạt động tạo hình nhằm nâng cao 
chất lượng cho hoạt động vẽ nói riêng và hoạt động tạo hình nói chung, trước 
hết giáo viên phải thường xuyên gần gũi tìm hiểu để nắm bắt khả năng của 
từng trẻ về việc sử dụng các kỹ năng cũng như sự tập trung chú ý của trẻ...từ 
đó, giáo viên lựa chọn phương pháp hoạt động phù hợp với từng đối tượng trẻ.
- Xây dựng cụ thể hoá kế hoạch thực hiện phù hợp với nội dung chương trình 
chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tạo môi trường trong và ngoài lớp là phương tiện giúp trẻ phát triển khả 
năng một cách nhanh nhất. Vì vậy, luôn thay đổi tranh ảnh phù hợp theo từng 
chủ điểm, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp trưng bày vừa tầm với trẻ.

File đính kèm:

  • docxskkn_lam_the_nao_de_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao.docx
  • pdfSKKN Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hì.pdf