SKKN Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới

Trẻ trước tuổi đến trường phổ thông có nhu cầu và khả năng hiểu được các tác phẩm ngắn gọn, nội dung không phức tạp, kết cấu ngôn ngữ dễ hiểu. Tuy vậy do hạn chế của độ tuổi này nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm, vì trẻ chưa biết chữ, chưa tự hiểu đầy đủ về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Việc nắm bắt tác phẩm ở trẻ dường như phụ thuộc vào sự truyền thụ của giáo viên, ở lứa tuổi này người ta chưa thể gọi việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học là việc dạy văn cho trẻ mà gọi là trẻ làm quen văn học, chỉ ra mức độ tiếp xúc ban đầu của trẻ với văn học. Thực chất của việc tiếp xúc này giáo viên sử dụng nghệ thuật đọc kể diễn cảm để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe. Giảng giải bằng mọi cách để giúp trẻ hiểu được nội dung và hình thức của tác phẩm. Trên cơ sở đó giáo viên dạy trẻ kể diễn cảm các câu chuyện không chỉ góp phần phát triển khả năng nhận biết, tư duy, trí tuệ, mà góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
doc 10 trang skmamnonhay 09/10/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới

SKKN Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới
 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
 B. Nội dung
 I. Cơ sỡ khoa học
 Tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự chăm sóc đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. ở 
giai đoạn này, những mối quan hệ, có những sự vật hiện tượng xảy ra xung 
quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy, cha mẹ và cô giáo đều 
mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và những hành 
vi có đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ sau này. 
 Cho trẻ làm quen văn học là một hoạt động cần thiết đáp ứng nhu cầu phù 
hợp khi sữ dụng nghệ thuật đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe, giảng giải bằng mọi 
cách để giúp trẻ hiểu được những kiến thức cơ bản, phù hợp năng lực tiếp nhận 
của trẻ về nội dung và hình thức tác phẩm.
 Trẻ trước tuổi đến trường phổ thông có nhu cầu và khả năng hiểu được các 
tác phẩm ngắn gọn, nội dung không phức tạp, kết cấu ngôn ngữ dễ hiểu. Tuy vậy 
do hạn chế của độ tuổi này nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm, 
vì trẻ chưa biết chữ, chưa tự hiểu đầy đủ về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ 
thuật của tác phẩm. Việc nắm bắt tác phẩm ở trẻ dường như phụ thuộc vào sự 
truyền thụ của giáo viên, ở lứa tuổi này người ta chưa thể gọi việc cho trẻ tiếp 
xúc với tác phẩm văn học là việc dạy văn cho trẻ mà gọi là trẻ làm quen văn học, 
chỉ ra mức độ tiếp xúc ban đầu của trẻ với văn học. Thực chất của việc tiếp xúc 
này giáo viên sử dụng nghệ thuật đọc kể diễn cảm để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ 
nghe. Giảng giải bằng mọi cách để giúp trẻ hiểu được nội dung và hình thức của 
tác phẩm. Trên cơ sở đó giáo viên dạy trẻ kể diễn cảm các câu chuyện không chỉ 
góp phần phát triển khả năng nhận biết, tư duy, trí tuệ, mà góp phần phát triển 
toàn diện nhân cách cho trẻ.
 II. Cơ sỡ thực tiển
 Cho trẻ làm quen với chuyên ở trường mầm non được diễn ra rất linh hoạt ở 
trường mầm non theo hai hình thức chính: Hình thức trong giờ hoạt động chung 
và các hoạt động khác. Việc lựa chọn cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học 
trẻ đã biết hay các tác phẩm văn học trẻ chưa biết, tác phẩm dài hay ngắn buộc 
giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp. Ngoài ra, giáo viên còn phải dựa 
vào sự hứng thú của trẻ đối với mỗi tác phẩm văn học và điều kiện cơ sở vật chất 
 Người thực hiện: Ngô Thị Huân Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
 III. Điều tra thực tiễn.
 Vào đầu năm học lớp tôi còn đa phần trong việc nghe cô kể chuyện, trên tiết 
học trẻ còn rụt rè trong khi phát biểu, phần đóng kịch còn nhiều hạn chế. Vì vậy, 
để nắm được thực chất chất lượng của lớp tôi đã khảo sát xem kết quả đầu vào 
thế nào.
 Qua đợt khảo sát tôi nhận thấy khả năng tiếp thu của trẻ còn chậm cụ thể là:
 65% trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, đánh giá được các nhân 
vật trong chuyện
 15% trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật.
 10% trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung câu chuyện còn mập mờ.
 10% trẻ còn rụt rè, nhút nhát, tên chuyện nhớ còn ít và lẫn lộn nhân vật 
trong các câu chuyện.
 Với kết quả đạt được trên, bản thân tôi băn khoăn lo lắng làm thế nào để 
đưa chất lượng năm học lên cao. Từ đó tôi suy nghĩ ra một biện pháp sau.
 IV. Biện pháp
 1. Tạo môi trường làm quen văn học.
 Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học vô cùng quan trọng vì trẻ ở lứa 
 tuổi này là tư duy trực quan hình tượng. Môi trường phong phú bao nhiêu thì trẻ 
 tích luỹ được nhiều biểu tượng bấy nhiêu. Muốn tư duy của trẻ ngày càng được 
 mở rộng thì buộc giáo viên phải tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc.
 Trước hết tôi chọn góc làm quen văn học phù hợp, rộng, đảm bảo đủ ánh 
 sáng cho trẻ hoạt động. 
 Để tạo môi trường của học văn học hấp dẫn tôi bày đồ dùng lên giá ngang 
 tầm với trẻ: tranh ảnh, các tập tranh chuyện kể...Tôi dùng xốp cắt rời thành các 
 nhân vật, con vật trong chuyện sắp học rồi xếp lên sa bàn. Dùng vải may rối các 
 nhân vật, con vật phù hợp theo từng chuyện
 Ví dụ: Chuyện "Quả bầu tiên" tôi dùng xốp, vải cắt may các nhân vật cậu 
 bé, tên địa chủ, chim én.
 Để khắc sâu hơn về nội dung câu chuyện tôi còn phải viết hoặc đánh máy 
 các nội dung câu chuyện treo ở góc.
 Bên cạnh đó góc học tập sách của bé cũng giúp trẻ hiểu nhiều về chuyện, 
 biết cách đọc sách, lật giở trang sách, biết kể chuyện sánh tạo theo nội dung bức 
 Người thực hiện: Ngô Thị Huân Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
 Để giúp trẻ nhỏ cảm thụ văn học thì trước khi truyền thụ tác phẩm giáo viên 
 cần:
 Đọc kỹ tác phẩmm phân tích kỹ để xác định rõ nội dung tác phẩm, tính 
 cách nhân vật, diễn biến sự kiện.... và tìm ra kết cấu ngôn từ của tác phẩm.
 Từ đó xác định giọng kể, sử dụng sắc thái đa dạng của ngôn ngữ cho phù 
hợp với nội dung và phong cách nghệ thuật của tác phẩm. Ngôn ngữ kể phải rõ 
ràng, đặc biệt phải mang sức biểu cảm.
 Giáo viên đọc qua chuyện nhiều lần khi đã thuộc chuyện thì giáo viên tự kể 
một mình thật to, biết thêm bớt lời lẽ để tăng sự hấp dẫn của câu chuyện nhưng 
phải đảm bảo nội dung cốt chuyện.
 Khi kể phải kết hợp nhịp nhàng giữa tranh, lời nói, nét mặt.
 Ví dụ: Chuyện "Quả bầu tiên" khi kể đến tên địa chủ nét mặt phải cau có, 
 giọng nói to mạnh. Kể đến chú bé thì nét mặt, giọng nói nhẹ nhàng.
 4. Kết hợp với phụ huynh
 Gia đình là nhịp cầu nối rất quan trọng đối với nhà trường. Vai trò của phụ 
huynh có tác động lớn trong việc nâng cao chất lượng văn học cho trẻ.
 Thông qua các cuộc họp phụ huynh giáo viên lên kế hoạch chuyên đề để 
thông qua cuộc họp nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về bộ môn này. Với cuộc 
họp lần đầu giáo viên nêu lên những thuận lợi, khó khăn và phương hướng tới. 
Với những lần họp sau giáo viên đánh giá về tình hình học tập của trẻ về bộ 
môn, đánh giá kết quả của từng trẻ, đưa ra phương hướng mới. 
 Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh những câu chuyện dài và khó như 
chuyện "Sự tích bánh chưng bánh giày, sự tích Hồ gươm". Để trẻ nhớ và hiểu nội 
dung câu chuyện tôi phô tô lại chuyện sau đó nhờ phụ huynh kể thêm cho trẻ 
nghe ở nhà.
 Thông qua góc những điều cha mẹ cần biết tôi tuyên truyền cho phụ huynh 
rõ những câu chuyện đã học và chất lượng trẻ học về chuyện. Qua đó giúp phụ 
huynh ôn luyện thêm cho trẻ ở nhà. Động viên phụ huynh thu nhặt phế liệu như 
vaỉ vụn, ống nhựa.. để làm rối và sưu tầm tranh ảnh, sách báo, tạp chí để cho trẻ 
xem và đọc cho trẻ nghe ở nhà đồng thời nhắc nhở phụ huynh cho trẻ đi học 
đúng giờ và đi học chuyên cần.
 Người thực hiện: Ngô Thị Huân Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
 câu hỏi đi từ dễ đến khó. Nếu trẻ nhanh thì cô đặt câu hỏi tổng hợp nhằm phát 
 huy khả năng nhận thức, tính sáng tạo của trẻ.
 Trong khi dạy cô phải bao quát lớp, khen ngợi động viên kịp thời, tuỳ theo 
 câu chuyện mà bố trí nội dung phù hợp. Kết thúc giờ học có thể hát một bài 
 hoặc chơi một trò chơi phù hợp nhằm kết thúc giờ học nhẹ nhàng.
 V. Kết quả đạt được
 Với những biện pháp cơ bản trên và bằng việc làm cụ thể của bản thân. Sự 
 quan tâm của ban giám hiệu nhà trường nên chất lượng của lớp tôi so với đầu 
 năm đạt kết quả cao
 * Đối với trẻ.
 Cụ thể:
 Kết quả đầu năm Kết quả hiện nay
 65% trẻ nhớ tên chuyện hiểu nội 95% trẻ nhớ tên chuyện, hiểu 
dung chuyện, đánh giá được các nhận nội dung chuyện, đánh giá các 
vật trong chuyện nhân vật trong chuyện.
 15% trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật 5% trẻ nhớ tên chuyện, tên
 10% trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội nhân vật.
dung chuyện còn mập mờ.
 10 trẻ còn rụt rè nhút nhát
 * Đối với giáo viên.
 Giáo viên nắm chắc phương pháp, linh hoạt, sáng tạo hơn trong tiết dạy.
 Thu hút sự hứng thú của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ làm quen với 
 văn học.
 Có nhiều kinh nghiệm trong quá trình gây hứng thú cho trẻ trong giờ học.
 Giáo viên biết lập kế hoạch thực hiện linh hoạt sáng tạo phù hợp với nhóm 
lớp của mình.
 * Đối với phụ huynh.
 Qua kháo sát chất lượng trên trẻ đã tạo được niềm tin của phụ huynh, các 
 bậc phụ huynh đã hiểu và nhận thức được tầm quan trọng về việc cho trẻ làm 
 quen với văn học. Đồng thời giúp giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ 
 dùng đò chơi phục vụ cho chuyên đề.
 VI. Bài học kinh nghiệm.
 Người thực hiện: Ngô Thị Huân Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
 C. Kết luận
 Văn học có ý nghĩa rất lớn đối với việc giáo dục trẻ. Việc cho trẻ làm quen 
với văn học góp phần hình thành khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhằm 
tích luỹ cho trẻ những tri thức, những ấn tượng tốt đẹp về cuộc sống thiên nhiên, 
cuộc sống xã hội phong phú đa dạng nhằm hình thành cho trẻ phương pháp, tư 
duy, thái độ và cách ứng xử đúng đắn với mọi người. Từ đó giúp trẻ phát triển 
một cách toàn diện đồng thời giáo viên cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm sau 
mỗi lần tổ chức những hoạt động đó.
 Với sáng kiến kinh nghiệm, tôi kính mong sự góp ý giúp đõ của các đồng 
chí trong hội đồng khoa học nhà trường, phòng giáo dục Lệ Thuỷ để bản thâm 
tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy học đáp theo 
chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.
 Lộc Thuỷ, ngày 23 tháng 05 năm 2010
 Xác nhận của hội đồng khoa học Người viết
 Trường Mầm non Lộc Thuỷ
 Ngô Thị Huân
 Người thực hiện: Ngô Thị Huân

File đính kèm:

  • docskkn_lam_the_nao_de_nang_cao_chat_luong_cho_tre_mau_giao_5_6.doc