SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

Theo quan điểm của rất nhiều nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa học là phải làm khoa học. Đối với trẻ mầm non, làm khoa học chính là quá trình khám phá nó. Trẻ mầm non rất vui sướng khi tự tay mình được làm các thí nghiệm rồi tự rút ra kết luận, từ những thí nghiệm nhỏ sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng từ môi trường tự nhiên: cây cỏ, hoa lá các hiện tượng tự nhiên…
Trước khi tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm ta cần hiểu: Thí nghiệm là gì? Thí nghiệm là việc tổ chức cho trẻ hành động, tác động vào đối tượng nhằm kiểm nghiệm một tính chất nào đó của sự vật hoặc tạo dựng lại một hiện tượng nào đó trong tự nhiên. Thông qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu, suy luận, phán đoán, tổng hợp. Nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng kết quả thu được sẽ trở nên cụ thể, sinh động hấp dẫn hơn. Tạo điều kiện cho trẻ nhận biết một cách chính xác các thuộc tính, đặc điểm, quá trình sinh trưởng của các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ, liên hệ giữa chúng. Đặc biệt là những thuộc tính của sự vật hiện tượng mà trẻ không thể nhận biết được một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách thông thường; góp phần giáo dục ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, môi trường cho trẻ. Vì vậy, chúng ta những giáo viên mầm non có nhiệm vụ khuyến khích, tạo điều kiện giúp trẻ được khám phá, trải nghiệm. Tuy nhiên, nội dung và đối tượng cho trẻ làm quen cần được chọn lọc, nội dung cho trẻ khám phá, trải nghiệm đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản, gần gũi và đặc biệt là phải an toàn về quy trình thực hiện.
doc 21 trang skmamnonhay 09/06/2024 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi
 A. Đặt vấn đề
1. Lý do lựa chọn đề tài:
 “ Xung quanh ta có bao điều kỳ diệu
 Mà sao ta biết chẳng bao nhiêu”
 Đó là một câu hát rất quen thuộc đối với mọi người. Câu hát đã nói lên thế 
giới xung quanh ta rất bao la rộng lớn, nó bao gồm tất cả các sự vật hiện tượng, 
cỏ cây, con vật, các vấn đề tự nhiên và xã hội. Chúng ta không thể đi đến hết tất 
cả mọi nơi, không thể tận mắt nhìn hết tất cả các sự vật, hiện tượng nhưng con 
người luôn có khát vọng muốn được khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh. 
Thế giới xung quanh chính là môi trường sống của con người, là một kho tàng 
kiến thức vô tận ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người, cho nên 
con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt 
động để có những hiểu biết, cải tạo nó nhằm phục vụ cho chính cuộc sống của 
con người.
 Nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện 
ngay từ khi còn nhỏ. Từ khi trẻ ra đời đã muốn ngắm nhìn xung quanh và nhu 
cầu khám phá hình thành. Càng lớn, nhu cầu đó càng tăng lên. Nhưng vì trẻ nhỏ 
chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa tự khám phá về thế giới xung 
quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia vào 
các hoạt động nhằm kích thích, thỏa mãn trí tò mò của trẻ về thế giới xung 
quanh. Khi trẻ làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến 
thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển về các mặt Trí – 
Thể - Mĩ – Lao động. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, 
trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát 
triển. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non 
nói riêng. Bởi vậy, việc trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung 
quanh là một việc làm thiết thực, rất cần thiết và cần đưa đến có hệ thống cho 
các lứa tuổi trong trường mầm non. Dựa trên đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ 
mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng, các nhà tâm lý học, giáo dục 
học đã chỉ ra rằng: Quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh được tổ chức 
mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “ Học mà chơi, chơi mà 
học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc thực hiện các thí nghiệm đơn 
giản luôn tạo cho trẻ sự thích thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở 
trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, 
phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệTừ đó mà nâng cao hiệu quả của 
quá trình tìm hiểu về môi trường xung quanh. Vì vậy, việc tổ chức các thí 
nghiệm đơn gian để trẻ được hoạt động, được trải nghiệm là việc vô cùng cần 
thiết và hữu ích cho trẻ. 
 Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động thử 
nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học còn còn rất hạn chế. Một mặt do quá trình 
thực hiện các thí nghiệm phức tạp cần nhiều thời gian, đồ dùng dụng cụ nhiều, 
bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn 
giản và gần gũi với trẻ chưa phong phú. Nhận thức được tầm quan trọng của 
 2/24 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi
 B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
 Theo quan điểm của rất nhiều nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa học 
là phải làm khoa học. Đối với trẻ mầm non, làm khoa học chính là quá trình 
khám phá nó. Trẻ mầm non rất vui sướng khi tự tay mình được làm các thí 
nghiệm rồi tự rút ra kết luận, từ những thí nghiệm nhỏ sẽ hình thành ở trẻ những 
biểu tượng từ môi trường tự nhiên: cây cỏ, hoa lá các hiện tượng tự nhiên
 Trước khi tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm ta cần hiểu: Thí nghiệm là gì? 
Thí nghiệm là việc tổ chức cho trẻ hành động, tác động vào đối tượng nhằm 
kiểm nghiệm một tính chất nào đó của sự vật hoặc tạo dựng lại một hiện tượng 
nào đó trong tự nhiên. Thông qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm, đòi hỏi trẻ 
phải sử dụng tích cực các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực 
quan sát, khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu, suy luận, phán đoán, tổng hợp. 
Nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu 
tượng kết quả thu được sẽ trở nên cụ thể, sinh động hấp dẫn hơn. Tạo điều kiện 
cho trẻ nhận biết một cách chính xác các thuộc tính, đặc điểm, quá trình sinh 
trưởng của các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ, liên hệ giữa chúng. Đặc 
biệt là những thuộc tính của sự vật hiện tượng mà trẻ không thể nhận biết được 
một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách thông thường; góp phần giáo dục 
ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, môi trường cho trẻ. Vì vậy, chúng 
ta những giáo viên mầm non có nhiệm vụ khuyến khích, tạo điều kiện giúp trẻ 
được khám phá, trải nghiệm. Tuy nhiên, nội dung và đối tượng cho trẻ làm quen 
cần được chọn lọc, nội dung cho trẻ khám phá, trải nghiệm đảm bảo cung cấp 
cho trẻ những kiến thức đơn giản, gần gũi và đặc biệt là phải an toàn về quy 
trình thực hiện.
2. Thực trạng:
 Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã gặp phải một số thuận lợi, khó khăn sau:
2.1.Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường mầm non nơi tôi đang công 
tác có 14 lớp học. 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn.
 Số trẻ trên lớp ít ( 23 trẻ), khả năng nhận thức của trẻ tương đối đồng đều.
 Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đồ dùng, đồ chơi và các phương tiện đều 
được nhà trường mua sắm theo thông tư 02/ BGD&ĐT.
 Hoạt động khám phá thử nghiệm là hoạt động mới nên trẻ rất hứng thú, tích 
cực tham gia.
 Phần lớn phụ huynh học sinh ủng hộ nhiệt tình các phong trào của lớp, của 
trường.
2.2. Khó khăn:
 Trường chưa có phòng thí nghiệm riêng cho trẻ.
 4/24 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi
hơi, nước đóng băng, các lớp chất lỏng); Với không khí (không khí có ở khắp 
nơi, không khí có trọng lượng, không khí cần cho sự sống và sự cháy); các thí 
nghiệm với gió, với ánh sáng ( cầu vồng xuất hiện, thả cá vào chậu, chim trong 
lồng )
 - Thí nghiệm với đồ vật: Vật nào chìm, vật nào nổi; vật nào trong suốt, vật 
nào đựng được nước, vật nào không đựng được nước; nam châm hút gì?...
3.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức các thí nghiệm theo chủ đề. 
 Dựa trên những hoạt động thí nghiệm sưu tầm, thiết kế được tôi đã lựa chọn 
và đưa vào kế hoạch giảng dạy theo chủ đề như sau:
 TT Chủ đề ND thực hiện Các thí nghiệm
 1 Trường mầm non - Khám phá về các loại - Đồ chơi chìm nổi
 (2 thí nghiệm) đồ chơi. - Pha màu
 2 Bản thân - Khám phá về một số - Lá thư bí mật.
 ( 3 thí nghiệm giác quan của cơ thể - Truyền tin.
 người. - Núi lửa dưới nước.
 3 Gia đình - Tổ chức hoạt động - Nến cháy được là nhờ 
 ( 3 thí nghiệm) khám phá về đồ vật, gì?
 chất liệu. - Hạt nho nhảy 
 - Cái nào nặng hơn.
 4 Nghề nghiệp - Khám phá về các - Các lớp chất lỏng.
 ( 3 thí nghiệm) nguyên vật liệu các - Tan, không tan.
 nghề. - Nam châm.
 5 Động vật - Tổ chức khám phá - Mèo thích ăn gì?
 ( 3 thí nghiệm) khoa học về động vật, - Phản ứng tự vệ của con 
 về sự chuyển động. cua.
 - Thả cá vào chậu.
 6 Thực vật - Khám phá khoa học - Hạt nảy mầm.
 ( 5 thí nghiệm) về các loại cây, hoa, - Hoa đổi màu.
 quả. - Pha nước hoa quả.
 - Lá thư bí mật.
 - Hạt nho nhảy.
 7 Giao thông - Cho trẻ khám phá về - Đồ chơi chìm nổi.
 ( 2 thí nghiệm) đồ chơi chìm nổi. - đố quả trứng quay.
 8 Nước và mùa hè - Khám phá về nước và -Thổi không khí vào 
 ( 6 thí nghiệm) một số hiện tượng tự nước.
 nhiên, không khí, ánh - Núi lửa trong nước.
 sáng. - Đại dương thu nhỏ.
 - Cầu vồng.
 - Ba thể tồn tại của nước.
 - Pháo hoa trong nước.
 6/24 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi
=> Cô giải thích: xung quanh trẻ có rất nhiều đồ vật được làm từ các chất liệu 
khác nhau. Có những vật khi thả xuống nước sẽ chìm và có những vật khi thả 
xuống nước sẽ nổi. Thường những vật được làm bằng nhựa, xốp thì sẽ nhẹ hơn 
nên dễ dàng nổi lên trên mặt nước. Còn những vật làm từ sắt, thủy tinh thì nặng 
hơn nên khi thả xuống nước sẽ chìm.
- Cô cho trẻ về các nhóm tự thả đồ vật và kiểm chứng.
3.3.2. Chủ đề: “ Bản thân”.
 Việc sử dụng tích cực các giác quan và khám phá khả năng của các giác 
quan là vô cùng thú vị đối với trẻ. Với một trò chơi thực nghiệm nhỏ như 
“truyền tin” (nói các âm thanh có âm lượng khác nhau vào tai) để khám phá về 
thính giác cũng tạo cho trẻ có những trải nghiệm thú vị.
 Hoặc với các thí nghiệm phức tạp hơn phát huy khả năng suy luận, phán 
đoán của trẻ nhiều hơn như các thí nghiệm: “Lá thư bí mật”, “núi lửa dưới 
nước”, tôi giúp trẻ khám phá về khả năng của những giác quan khác trên cơ thể 
trẻ.
 8/24 Kinh nghiÖm tæ chøc mét sè ho¹t ®éng thÝ nghiÖm cho trÎ mÉu gi¸o lín 5-6 tuæi
* Thí nghiệm: “Núi lửa dưới nước”:
 Kích vào dòng chữ này để xem video núi lửa trong nước.
- Mục đích: Trẻ biết phân biệt nước nóng, nước lạnh. Trẻ biết nước nóng thì nhẹ 
hơn nước lạnh.
- Chuẩn bị: 2 bình to trong suốt đựng nước lạnh, 2 chai nhỏ trong suốt: chai 1 
đựng nước lạnh, chai 2 ko có nước, 2 sợi dây, 2 lọ màu thực phẩm, 1 phích nước 
nóng.
- Tiến hành: 
+ Cô cho trẻ quan sát, gọi tên các dụng cụ cô đã chuẩn bị.
+ Cho trẻ quan sát nhận xét nước nóng và nước lạnh trong bình to, chai số 1 và 
phích nước. Cho trẻ phân biệt hai loại nước trên bằng cách: sờ thành bình hoặc 
quan sát hơi nước từ phích nước nóng.
+ Cô cho trẻ quan sát cô làm: Buộc sợi dây quanh cổ chai nhỏ. Cô đổ nước lạnh 
vào đầy cái bình to lớn. Cô đổ đầy nước lạnh vào cái chai nhỏ số 1 rồi nhỏ vài 
giọt màu thực phẩm. Cho trẻ đoán cô sẽ làm gì tiếp? Cô cẩn thận thả chai nhỏ 
vào bình nước to. Cho trẻ quan sát, nhận xét chuyện gì xảy ra( nước màu trong 
chai không tan ra ngoài)
+ Nếu cô đổ đầy lọ số 2 nước nóng rồi nhỏ vài giọt màu thực phẩm vào và cũng 
thả từ từ vào bình nước to thì theo các con sẽ có điều gì xảy ra? Trẻ đưa ra phán 
đoán của mình. 
+ Trẻ quan sát cô thực hiện và nhận xét hiện tượng xảy ra (nước màu trong cái 
lọ nhỏ từ từ dâng lên). 
+ Các con hãy quan sát xem hiện tượng này giống với hiện tượng gì trong tự 
nhiên (núi lửa). Tại sao nước lạnh trong lọ số 1 không dâng lên mà lọ nước nóng 
số 2 lại có hiện tượng nước dâng lên?
=> Cô giải thích: Nước nóng nhẹ hơn nước lạnh, vì vậy nó dâng lên và nổi trên 
mặt bình to.
+ Trẻ quan sát tiếp: một lát sau, nước trong lọ nhỏ và bình to lớn đều đồng màu 
với nhau. Vì sao bây giờ nước ở vại và lọ giống màu nhau? 
=> Cô giải thích: Vì nước nóng đã nguội đi và hòa lẫn với nước lạnh trong bình 
to nên màu hòa lẫn vào nhau.
Lưu ý: Thí nghiệm trên cô chỉ làm cho trẻ quan sát, vì nước nóng nên phải đảm 
bảo an toàn cho trẻ.
3.3.3. Chủ đề: “ Gia đình”
 Với những đồ vật gần gũi thường sử dụng ở trong gia đình trẻ tôi tổ chức 
cho trẻ làm một số thí nghiệm đơn giản như: “ Cái nào nặng hơn” ( chỉ đơn giản 
 10/24

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_thi_nghiem_don_gian_cho_tre.doc