SKKN Kinh nghiệm giáo dục trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương, chia sẻ tại Lớp A1 trường mầm non
Trong những năm học vừa qua vấn đề “ giáo dục giá trị sống” đặc biệt là lòng yêu thương, chia sẻ cho trẻ mầm non được Bộ giáo dục, Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội hết sức quan tâm :
+ Năm học 2008 Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương và một trong các nội dung thực hiện có nội dung giáo dục tình yêu thương, chia sẻ cho trẻ.
Hưởng ứng các cuộc vận động và thực hiện chỉ thị, công văn của Bộ giáo và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong năm học 2016 – 2017 Phòng giáo dục và Đào tạo cũng đưa hoạt động giáo dục tình thương yêu, chia sẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học. Công văn số 861/ PGD - ĐT- MN về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của Phòng giáo dục và Đào tạo Quận đã đưa ra khẩu hiệu năm học của cấp học mầm non là “ Yêu thương, đoàn kết và sáng tạo” và nhấn mạnh “ Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục giáo viên, nhân viên về giá trị sống, lòng yêu thương”. Công văn số 793/PGD & ĐT- HN về việc “Bồi dưỡng chuyên đề giáo dục giá trị sống về lòng yêu thương nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhà giáo”. Công văn số 305 / KH – PGD & ĐT triển khai kế hoạch “ Hội thi thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục lòng yêu thương, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non”.
Tuy nhiên trên thực tế việc giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ tại trường mầm non nói chung và trường mầm non của chúng tôi còn nhiều hạn chế do giáo viên còn ít kinh nghiệm, chưa biết lựa chọn nội dung, lồng ghép giáo dục tình yêu thương để vận dụng vào thực tế chưa phù hợp với đối tượng trẻ.
+ Năm học 2008 Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương và một trong các nội dung thực hiện có nội dung giáo dục tình yêu thương, chia sẻ cho trẻ.
Hưởng ứng các cuộc vận động và thực hiện chỉ thị, công văn của Bộ giáo và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong năm học 2016 – 2017 Phòng giáo dục và Đào tạo cũng đưa hoạt động giáo dục tình thương yêu, chia sẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học. Công văn số 861/ PGD - ĐT- MN về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của Phòng giáo dục và Đào tạo Quận đã đưa ra khẩu hiệu năm học của cấp học mầm non là “ Yêu thương, đoàn kết và sáng tạo” và nhấn mạnh “ Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục giáo viên, nhân viên về giá trị sống, lòng yêu thương”. Công văn số 793/PGD & ĐT- HN về việc “Bồi dưỡng chuyên đề giáo dục giá trị sống về lòng yêu thương nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhà giáo”. Công văn số 305 / KH – PGD & ĐT triển khai kế hoạch “ Hội thi thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục lòng yêu thương, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non”.
Tuy nhiên trên thực tế việc giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ tại trường mầm non nói chung và trường mầm non của chúng tôi còn nhiều hạn chế do giáo viên còn ít kinh nghiệm, chưa biết lựa chọn nội dung, lồng ghép giáo dục tình yêu thương để vận dụng vào thực tế chưa phù hợp với đối tượng trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương, chia sẻ tại Lớp A1 trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm giáo dục trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương, chia sẻ tại Lớp A1 trường mầm non
Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lý luận Tình yêu thương là mặt trời, là thi ca của cuộc sống. Nó bắt nguồn từ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người. Yêu thương là tìm thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác. Tình cảm yêu thương, lòng nhân hậu của con người dành cho con người nó được biểu hiện bằng sự cảm thông, chia sẻ, hi sinh, mà cội nguồn của nó là lòng trắc ẩn yêu thương. Theo các tổ chức giáo dục về gía trị sống quốc tế và Việt Nam thì có 12 giá trị sống có tính chất phổ biến toàn thế giới( đó là giá trị trách nhiệm, khoan dung, giản dị, khiêm tốn, hòa bình, hạnh phúc, thương yêu, hợp tác, tôn trọng, tự do, trung thực, đoàn kết). Trong đó giá trị yêu thương là nhìn nhận mọi người theo hướng tích cực hơn. Giá trị yêu thương( phát triển tình cảm xã hội) còn nằm trong năm mặt giáo dục phát triển toàn diện của trẻ. Và tình yêu thương làm cho bạn được hạnh phúc. Yêu thương là món quà duy nhất làm giàu người nhận nhưng không làm nghèo đi người chia sẻ nó. Tình yêu thương, sự chia sẻ đã mang đến hạnh phúc cho con người. Đặc biệt, “Cho một đứa trẻ một ít tình thương thì bạn sẽ nhận được rất nhiều” John Ruskin, nhà văn và nhà phê bình người Anh thuộc thế kỷ 19 đã viết câu đó. Có lẽ phần lớn cha mẹ sẽ đồng ý rằng yêu thương con cái không uổng công, không phải chỉ vì được con cái yêu thương lại mà điều quan trọng hơn nữa là vì tình yêu thương này ảnh hưởng tích cực đối với chúng.Cuốn sách Love and Its Place in Nature nhận xét rằng không được yêu thương, “ trẻ em thường dễ chết” .Và Ashley Montagu, một nhà nhân chủng học nổi tiếng gốc Anh, còn nói: “ Về hóa sinh, sinh lý và tâm lý, đứa trẻ không được yêu thương rất khác đứa trẻ được yêu thương. Đứa trẻ không được yêu thương cũng phát triển khác với những đứa trẻ được yêu thương. Tờ Toronto Star báo cáo về một cuộc nghiên cứu đã đi đến những kết luận tương tự. Báo đó nói: “ Trẻ em lớn lên mà không được ôm, âu yếm hay vuốt ve .có mức hoóc môn gây căng thẳng cao hơn bình thường”. Quả thật, bị bỏ bê về thể chất trong thời thơ ấu có thể làm ảnh hưởng nghiệm trọng lâu dài đến chức năng học tập và trí nhớ . Không khó phân biệt một đứa trẻ được yêu thương hay không. Một đứa trẻ được yêu thương, được nâng niu tôn trọng hay không, đó là khi ta quan sát thấy chúng có vui vẻ, hồn nhiên, tự tin và thân thiện với mọi người hay không. Còn khi ta nhìn thấy một đứa trẻ nhút nhát, hay sợ hãi, có nét mặt u buồn, hay tấn công người khác.thì đó chắc chắn là một đứa trẻ `không được yêu thương đầy đủ hoặc có vấn đề về thần kinh, tâm lý. Trẻ con không biết đóng 1/29 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Quá trình thực hiện đề tài 1.1. Đặc điểm tình hình - Tổng số học sinh của lớp là 43 cháu với 25 bạn nam, 18 bạn nữ. + Số trẻ là học sinh cũ chuyển lên: 40 cháu + Số trẻ mới đi học : 3 cháu + Số giáo viên = 2 cô + Trình độ cao đẳng = 1 cô tỷ lệ 50% + Trình độ đại học = 1 cô tỷ lệ 50% a. Thuận lợi * Về phía nhà trường - Được sự quan tâm của BGH nhà trường, các cấp lãnh đạo . - Nhà trường chú trọng, tập trung và đưa ra kế hoạch giáo dục tình yêu thương là một trong những nội dung chính làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ . - Tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng nhau chia sẻ về phương pháp dạy trẻ biết yêu thương, chia sẻ trên từng giáo viên. - Nhà trường tổ chức chuyên đề, các tiết dạy mẫu lồng ghép tình yêu thương chia sẻ gần gũi hiệu quả. - Nhà trường đã tổ chức các buổi hội thảo, ngày hội sách, buổi chia sẻ “ Phép tắc làm con’ buổi tri ân bố mẹ, tình nghĩa vợ chồng cho cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh cùng tham gia. - Tập thể giáo viên trong lớp luôn nhiệt tình trong công tác, có lòng yêu nghề mến trẻ, sẵn sàng khắc phục những khó khăn để trẻ luôn sống trong tình yêu thương, sự an toàn và niềm vui thích khi đến trường lớp. - Xây dựng cơ sở vật chất: Nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, lớp học rộng rãi, thoáng mát, thân thiện. *Về phía Bản thân : - Bản thân tôi và 1 giáo viên ở lớp đều được tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng sống, giá trị sống, khám phá bản thân trong đó có giáo dục yêu thương, chia sẻ cho trẻ. - Thời gian công tác 14 năm trong nghề, thời gian chủ nhiệm lứa tuổi 5-6 tuổi là chủ yếu nên rất hiểu tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn này. *Về phía Học sinh : - Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn. - Trẻ đi lớp đều, nề nếp tương đối tốt. Đa số trẻ lớp tôi đều đã học qua lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên có nề nếp học tập.Biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ cô giáo và bạn bè. 3/29 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ - Một số gia đình không hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc giáo dục tình thương yêu, chia sẻ của trẻ ngay từ nhỏ. - Nhiều gia đình quá cưng chiều con, đáp ứng mọi nguyện vọng của con, cha mẹ làm thay hết mọi việc cho con. Thấy con khóc là làm mọi cách, đổi tội cho nhau. Hay nhiều tình huống cha mẹ không biết xử lý thế nào cho hợp lý, kiến thức dạy dỗ con không có. - Mặt khác, lứa tuổi của trẻ 5 – 6 tuổi các con sắp vào lớp 1 nên phụ huynh chỉ quan tâm xem trẻ biết đọc, biết viết chưa? Trẻ có tăng cân không chứ phụ huynh dành thời gian gần gũi và hiểu trẻ nghĩ gì? cần gì? và cần được yêu thương là số 1 . 2. Thực trạng chất lượng về tình yêu thương chia sẻ của trẻ trong lớp. - Ngay từ đầu năm học, sau khi nề nếp của trẻ đã ổn định, tôi đã tiến hành khảo sát 43 trẻ trong lớp với các tiêu chí, kỹ năng sau. Bảng 1: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát học sinh lớp A1 trước khi thực hiện đề tài 9/2018 ( Khảo sát 43 học sinh ) Không Thường thường xuyên Tiêu chí Nội dung tiêu chí xuyên Số Số % % lượng lượng Trẻ vui vẻ, hồn nhiên, tự tin và thân thiện 1) 17 40% 26 60% với mọi người. Trẻ nói được lời yêu thương với cha mẹ, cô 2) 11 25% 32 75% giáo, bạn bè. Trẻ biết quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với 3) 9 20% 34 80% cha mẹ, cô giáo, bạn bè. Trẻ biết thể hiện cảm xúc, đồng cảm trước 4) 16 38% 27 62% những gì thể hiện tình thương yêu, chia sẻ. Trẻ có những hành động yêu thương, chia 5) 11 25% 32 75% sẻ mọi lúc, mọi nơi. Biểu đồ từ những số liệu khảo sát trên 5/29 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, cùng với các chị em tôi luôn tích cực tham gia trao đổi với các chị em đồng nghiệp tâm sinh lý của trẻ, cảm xúc của trẻ, cách xử lý tình huống, các tiết dự về tình yêu thương, các kế hoạch giáo dục tình yêu thương chia sẻ trong tháng, các vướng mắc, cách giáo dục, kinh nghiệm của từng giáo viên như: - Cách xây dựng kế hoạch giáo dục tình yêu thương, chia sẻ trong tháng. - Hình thức giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ như thế nào cho hợp lý ? - Làm thế nào để trẻ đồng cảm, chia sẻ biết quan tâm chăm sóc mọi người ? - Làm thế nào để hiểu trẻ? Làm thế nào để trẻ bày tỏ được tình yêu thương? - Tháng này nên giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ với ai ? - Tháng này nên dạy trẻ câu chuyện, bài thơ, bài hát, hay một bài báo gì để khơi dậy tình yêu thương, chia sẻ của trẻ. - Tổ chức những trò chơi gì trong tháng vừa vui thích, sáng tạo và thể hiện tình yêu thương, chia sẻ . - Những tiết dạy về tình yêu thương chúng ta học được điều gì ? Thấy tồn tại hay những gì chưa hợp lý? Nếu là bạn : Bạn sẽ dạy như thế nào? - Các tài liệu, các cuốn sách, những bài báo, bài nghị luận, câu danh ngôn viết về tình yêu thương chia sẻ cần tham khảo để giáo dục tình yêu thương chia sẻ cho trẻ hợp lý và bổ ích. (Mỗi người tự sưu tầm và đóng góp ý kiến của riêng mình) - Giáo viên cùng nhau trao đổi xem những biện pháp gì hợp lý để giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ. - Những biện pháp phối hợp với phụ huynh trong quá trình giáo dục tình yêu thương, chia sẻ cho trẻ. Chúng tôi cùng nhau bàn luận và tìm ra những phương án tốt nhất để giải quyết những vấn đề đó. - Bản thân tôi cũng được tham gia hội thi giaó viên giỏi cấp trường với tiết trẻ đóng kịch“ Quả táo của kẹo”, ý tưởng và câu chuyện của bản thân tự sáng tác mục đích để trẻ biết yêu thương, chia sẻ với người mẹ của mình. Ban giám hiệu và tổ chuyên môn đã dự giờ tiết khám phá bố, khám phá mẹ do tôi xây dựng. Đặc biệt, trong năm học này tôi đã tổ chức các buổi ngoại khóa về chủ đề bố, chủ đề Mẹ, Ngày lễ tri ân bố mẹ, ngày hội tết yêu thương có sự tham dự, ủng hộ của rất nhiều các bậc phụ huynh học sinh tham gia đến dự tại lớp A1. - Tôi dành nhiều thời gian để tìm hiểu và tham khảo trên sách, báo, các tài liệu liên quan đến tâm lý trẻ em, các kinh nghiệm, biện pháp, các phương pháp giáo dục tình yêu thương, chia sẻ cho trẻ. Tôi đã tìm mua và đọc một số cuốn sách bổ ích (Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương, Tâm lý trẻ em ,Phép tắc làm con, Yêu thương và tự do, Con nghĩ đi mẹ không biết, Mẹ kể bé trả lời, Cách khen, cách mắng, cách phạt con, sự nghiệp làm cha, Vì sao con yêu Ông, Vì sao con yêu Bà, Vì sao con yêu Bố, Vì sao con yêu Mẹ, 25 tuyệt chiêu để thay đổi, 76 trò chơi gắn kết tình cảm gia đình, Tôi có phẩm chất tốt còn bạn thì sao, 85 tình 7/29 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ 3.2.Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục tình thương yêu, chia sẻ cho trẻ. Đây là năm đầu tiên nhà trường thực hiện chuyên đề “ Giáo dục tình yêu thương ”. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã tìm tòi, sưu tầm, tham khảo các tài liệu nước ngoài, đúc kết kinh nghiệm từ các buổi tập huấn, căn cứ vào nội dung tập huấn và đặc biệt căn cứ vào thực tế nhóm lớp, đặc điểm của trẻ lớp tôi. Ngoài ra, tôi dựa vào nội dung, mục tiêu, kinh nghiệm giáo dục trẻ mẫu giáo lớn, điều kiện cở sở vật chất của lớp học, phiếu khảo sát gửi đến cha mẹ học sinh để lựa chọn được các nội dung để giáo dục tình yêu thương, chia sẻ cho trẻ trong cả năm học. Tôi đặt mục tiêu cuối năm trẻ vui vẻ, tự tin, thân thiện, biết bày tỏ tình cảm yêu thương . Tập trung vào giáo dục tình yêu thương, chia sẻ được phân đều theo nội dung : - Giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ với những người gần gũi quanh trẻ: (Trẻ biết yêu thương chia sẻ với ông, bà, bố, mẹ, anh chị, em, cô giáo, bạn bè, bác bảo vệ, bác đầu bếp, bác lao công, chú bộ đội, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn) - Giáo dục trẻ biết yêu thương cảnh vật xung quanh: (ngôi nhà, quê hương, cây xanh, trường học, con đường của bé. - Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật: (yêu các con vật nuôi trong gia đình, bảo vệ các con vật hoang dã) - Khi đã xác định được các kỹ năng tự phục vụ cần rèn trong năm học tôi bắt đầu xác định thời gian giáo dục từng nội dung về tình yêu thương, chia sẻ cho trẻ. - Tôi chú ý phân loại các nội dung giáo dục yêu thương, chia sẻ theo nội dung và phù hợp kế hoạch giáo dục theo tháng, chủ đề. Đầu năm học các cháu lên học lớp mẫu giáo 5-6 tuổi cô giáo mới, lớp học thay đổi, thêm 1 số bạn mới nên tôi giáo dục trẻ tình yêu với trường lớp học, tình thương yêu chia sẻ với bạn bè, thầy cô giáo, bà , mẹ ,bác đầu bếp, bác lao công, bác bảo vệ ( tháng 9, tháng 10, tháng 11). Tiếp theo, giáo dục trẻ biết yêu thương ông, bố, anh, chị, em, chú bộ đội vào ( tháng 12, tháng 1, tháng 2, ). Giáo dục trẻ biết yêu thương quê hương, đất nước,con đường, cây xanh, yêu các con vật nuôi trong gia đình, bảo vệ các con vật hoang dã vào ( tháng 3, tháng 4, tháng 5 ). - Khi đã xác định được mục tiêu và xây dựng kế hoạch giáo dục tình thương yêu, chia sẻ cho trẻ, tôi tham khảo và trao đổi với các đồng nghiệp và lập kế hoạch tham mưu với nhà trường, lập kế hoạch hoạt động phối hợp với phụ huynh để giáo dục cho trẻ. Sau đó rà soát và lập kế hoạch cụ thể từng tháng để giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ mọi lúc, mọi nơi. 9/29
File đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_giao_duc_tre_5_6_tuoi_biet_yeu_thuong_chia.doc