SKKN Kinh nghiệm giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Trong những năm qua các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục đào tạo và cả xã hội đã và đang rất quan tâm đến vấn đề giáo dục kiến thức và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho trẻ. Hàng năm Sở giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy của thành phố đã ban hành công văn về việc xây dựng kế hoạch phối hợp hướng dẫn thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Trong hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn Cấp học mầm non năm học 2016 - 2017 của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện đều xác định: Các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện thông tư số 13/TT-BGD&ĐT về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Cụ thể tại nội dung số 43 trong bảng kiểm tra về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non có tiêu chí về phòng chống cháy nổ tại các nhà trường. Là một giáo viên mầm non trẻ có lòng nhiệt huyết với nghề, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị các kiến thức và thực hành các kĩ năng về phòng chống cháy nổ và thoát hiểm an toàn cho trẻ. Với mong muốn trẻ lớp mình sẽ được trang bị những kiến thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy như: Nhận biết hỏa hoạn, kỹ năng ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn như sử dụng khăn ướt để chống bị ngạt khói, cúi thấp người để thoát ra nơi an toàn và phòng, chống hỏa hoạn. Nên tôi đã suy nghĩ và tìm tòi để tìm ra các biện pháp giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ. Sau đây tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng với chị em đồng nghiệp những biện pháp mà tôi áp dụng có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non có tiêu chí về phòng chống cháy nổ tại các nhà trường. Là một giáo viên mầm non trẻ có lòng nhiệt huyết với nghề, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị các kiến thức và thực hành các kĩ năng về phòng chống cháy nổ và thoát hiểm an toàn cho trẻ. Với mong muốn trẻ lớp mình sẽ được trang bị những kiến thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy như: Nhận biết hỏa hoạn, kỹ năng ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn như sử dụng khăn ướt để chống bị ngạt khói, cúi thấp người để thoát ra nơi an toàn và phòng, chống hỏa hoạn. Nên tôi đã suy nghĩ và tìm tòi để tìm ra các biện pháp giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ. Sau đây tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng với chị em đồng nghiệp những biện pháp mà tôi áp dụng có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” * Mục đích của đề tài: - Đánh giá mức độ nhận thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trong trường mầm non. - Tìm ra các biện pháp để giáo dục kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trong trường mầm non. * Đối tượng nghiên cứu: - Các biện pháp giáo dục kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trong trường mầm non. * Phạm vi áp dụng: - Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trong trường mầm non, năm học 2016 - 2017. 2/28 trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, việc dạy và truyền đạt cho đối tượng là trẻ em cần các cơ quan chức năng thực sự vào cuộc, nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Giáo dục và đào tạo, xây dựng và đưa ra những nội dung, kiến thức phù hợp với nhận thức của lưa tuổi mầm non này. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Mô tả thực trạng: - Trường mầm non nơi tôi đang công tác nằm ở khu vực ngoại thành. Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Trường được xây dựng khang trang, rộng rãi, được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động phòng cháy chữa cháy. - Năm học 2016 - 2017, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. Lớp có 4 giáo viên trong đó 2 giáo viên có trình độ Đại học sư phạm, 1 giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm và tôi có trình độ Trung cấp sư phạm. - Lớp tôi sĩ số có 62 trẻ. Trong đó có 42 nam và 20 nữ. - Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Trường tôi gần sát khu vực đường lớn và gần trụ sở phòng cháy chữa cháy nên rất thuận lợi cho xe đi đến kịp thời nếu gặp trường hợp hỏa hoạn. Trường tôi được trang bị tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy và các tài liệu tham khảo cho giáo viên về cách phòng cháy, chữa cháy và cách thoát hiểm an toàn cho trẻ. - Hàng năm, Ban giám hiệu nhà trường đều tổ chức tập huấn về công tác phòng chống tai nạn thương tích và phòng cháy chữa cháy cho 100% cán bộ giáo viên nhân viên trong trường. - Bản thân tôi là giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình và tâm huyết với nghề, có ý thức phấn đấu vươn lên, sáng tạo, ham học hỏi. Luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, tìm tòi sách báo, học hỏi kinh nghiệm về giáo dục phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ. - Trẻ lớp tôi 100% đúng độ tuổi (5 - 6 tuổi) đã học qua các lớp mẫu giáo nhỡ nên trẻ có những kỹ năng và thói quen học tập, vui chơi, vệ sinh tốt. - Đa số phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình, quan tâm tới các hoạt động của các con, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm, nâng cao kĩ năng sống cho trẻ; có những hiểu biết cơ bản về phòng cháy chữa cháy và sẵn sàng đồng hành với con mình trong các buổi thực hành kĩ năng phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm do lớp và nhà 4/28 * Cách làm: - Tôi thường xuyên nghiên cứu các cuốn tài liệu về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để nắm được các phương pháp tổ chức cho trẻ tốt nhất. Ngoài ra tôi còn nghiên cứu qua các tài liệu, sách báo, trang mạng internet về các vấn đề có liên quan đến phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn. - Tích cực tham gia các buổi kiến tập, tập huấn về nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy do Phòng giáo dục huyện và nhà trường tổ chức. Từ đó tôi học hỏi được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và các kinh nghiệm quý báu của chị em đồng nghiệp và những kiến thức chuyên ngành do các thầy cô là công an phòng cháy, chữa cháy của thành phố truyền đạt. - Ngoài những kiến thức chuyên ngành tôi còn tích cực tham gia vào các buổi thực hành về tai nạn thương tích, phòng cháy chữa cháy,... Giáo viên nhà trường tham gia tập huấn PCCC * Kết quả đạt được: - Bản thân tôi đã nắm chắc được những kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn. Biết cách sử dụng một số phương tiện chữa cháy như bình cứu hỏa. Trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm của tôi cũng được nâng cao. - Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy của tôi cũng tiến bộ rõ rệt, được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Kiến thức và kỹ năng của tôi ban đầu còn hạn chế nay đã được nâng cao hơn rất nhiều, một số kỹ năng của tôi đã khéo léo và thuần thục hơn. 2. Biện pháp 2: Khảo sát - Đánh giá. Để xây dựng được các biện pháp giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. Tôi đã khảo sát: Cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học và kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, thoát hiểm của trẻ. Có khảo sát, đánh giá mới nắm được mức độ nhận thức, kỹ năng của trẻ. Tôi đã tiến hành khảo sát như sau: a. Khảo sát cơ sở vật chất: 6/28 nắp để không may xảy ra hỏa hoạn thì lối thoát hiểm sẽ an toàn hơn. + Kiểm tra phòng kid mart: Đây là phòng sử dụng nhiều thiết bị điện nhất. Tôi phối hợp với đồng chí kỹ thuật viên vi tính do nhà trường thuê để cùng kiểm tra lại hệ thống điện xem có an toàn không, có bị chập cháy nổ không? + Kiểm tra xem bảng sơ đồ thoát hiểm của nhà trường xem có bị mờ, nát để đề xuất với nhà trường cho in lại bảng cho mới, cho rõ ràng. * Kết quả đạt được: - Sau khi kết hợp cùng với nhà trường khảo sát về cơ sở vật chất của nhà trường tôi thấy: + Hệ thống bể chứa nước ngầm của nhà trường luôn chứa đủ nước, hệ thống máy bơm nước tốt, bể không bị rò rỉ. Đường ống dẫn nước, vòi phun nước sử dụng tốt, đảm bảo chất lượng. Các bình cứu hỏa còn hạn sử dụng và được nhà trường bảo hành thường xuyên và được để trong tủ có cửa đóng cẩn thận. + Các trang thiết bị ở phòng bếp đều đảm bảo an toàn và được đoàn kiểm tra đánh giá tốt. + Qua kiểm tra tôi phát hiện lớp tôi có 2 bóng đèn sắp cháy, dây dẫn điện điều hòa bị chuột gặm rất dễ gây ra cháy, nổ. Nên tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường và được Ban giám hiệu nhà trường nhất trí cho thay. + Riêng ở phòng Kid mart, tôi có phát hiện 2 ổ điện bị đen và sùi do sử dụng nguồn điện quá tải. Tôi đã đề xuất Ban giám hiệu thay 2 ổ điện mới. + Hệ thống điện ở các phòng ban đều đảm bảo an toàn. Riêng bảng sơ đồ thoát hiểm có bị mờ nên tôi đã đề xuất với nhà trường cho in bản mới và treo lên. Một số phòng ban, cơ sở vật chất của nhà trường được khảo sát b. Khảo sát trẻ: Việc khảo sát mức độ nhận thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn của trẻ rất quan trọng. Từ kết quả khảo sát giáo viên có căn cứ thực tế để xây dựng các kế hoạch và biện pháp giáo dục trẻ phù hợp, đạt được hiệu quả tốt nhất. *Cách làm: - Ngay từ đầu năm tôi kết hợp cùng với giáo viên của lớp chia trẻ theo nhóm và quản lý học sinh theo nhóm của mình. 8/28 phòng cháy chữa cháy. - Trẻ biết những lối thoát hiểm ở lớp, ở 4 24 38.7 26 41,9 10 16 2 3.2 nhà. - Trẻ biết kí hiệu hướng dẫn thoát 5 hiểm, biết lối thoát 12 20.6 21 33.8 23 37 5 8 hiểm ở nơi công cộng. Kỹ năng - Trẻ bình tĩnh, báo 6 cho người lớn, báo động khi có hỏa hoạn 11 17.7 39 62.9 10 16.4 2 3.3 xảy ra. - Trẻ dùng khăn, vải ẩm để bịt mũi tránh 7 ngạt, phủ lên người 10 16.1 18 29 29 46.7 5 8 tránh nóng khi có hỏa hoạn. - Trẻ bò sát mặt đất, 8 cúi khom người để 8 12.9 19 30.6 26 41.9 9 14.5 thoát hiểm. - Trẻ có kỹ năng bảo 9 14 22.5 21 33.8 23 37 4 6.5 vệ bản thân mình. Thái độ - Trẻ không nghịch, chơi với các đồ dùng, 10 dụng cụ dễ gây cháy nổ: Bật lửa, diêm, ổ 14 22.5 21 33.8 23 37 4 6.5 điện, bếp ga 10/28 - Trẻ hiểu được môi trường mầm non - Hoạt động ngoài trời: Tôi có những phòng nào, những đồ dùng, cho trẻ quan sát khung cảnh đồ vật nào dễ gây ra cháy nổ. Biết đượcsư phạm của trường và giới lối thoát hiểm của lớp, của trường. thiệu lối thoát hiểm của từng khu. - Gọi cô khi có hỏa hoạn xảy ra. - Hoạt động góc: Tôi giáo dục - Không chơi các đồ dùng, đồ chơi dễ trẻ khi chơi phải cất đồ dùng, 9/2016 gây ra cháy nổ. đò chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Không mang các vật dụng, đồ dùng, Và không chơi những đồ chơi đồ chơi dễ gây cháy nổ vào lớp. dễ gây cháy nổ. - Khi xảy ra hỏa hoạn trẻ bình tĩnh, không la hét hoảng loạn. - Trẻ biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Trẻ hiểu nguy cơ cháy nổ ở gia đình - Hoạt động khám phá: Tôi mình: Bếp đun, bình nóng lạnh, chưa cho trẻ tìm hiểu những đồ rút chìa khóa xe khi vào nhà, các nguồn dùng có nguy cơ dễ cháy nổ điện, người hút thuốc lá trong gia đình - Nếu xảy ra chính trẻ thông báo cho - Hoạt động chiều: Tôi rèn trẻ người lớn, bố mẹ hay hàng xóm khi kỹ năng bình tĩnh khi có cháy không có ai ở nhà. và phải thông báo kịp thời - Không sờ, nghịch vào ổ điện, đườngcho người lớn. Không sử dẫn điện hay các đồ dùng dễ gây ra dụng các thiết nị cung cấp cháy nổ, không nghịch bật lửa, bếp điện ga.... 10/2016 - Trẻ bình tĩnh, không la hét. Biết nhắc- Hoạt đông chiều: Tôi rèn trẻ nhở người thân khi sử dụng các nguồn kỹ năng bình tĩnh, tự tin khi điện, đồ dùng dễ gây ra cháy nổ phải gặp hỏa hoạn. Và cách sắp dùng đúng cách. Có ý thức tiết kiệm xếp đồ gọn gàng. các nguồn năng lượng: điện, nước. - Biết sắp xếp các đồ dùng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp. 12/28
File đính kèm:
skkn_kinh_nghiem_giao_duc_kien_thuc_phong_chay_chua_chay_va.docx
SKKN Kinh nghiệm giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ 5-6.pdf