SKKN Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm dồ dùng đồ chơi tự tạo trong thời gian nghỉ học ở nhà
Trong thời đại hiện nay giáo dục càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của dân tộc. Sinh thời Bác Hồ đã tững nói"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu". Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Trẻ phải được giáo dục toàn diện để phát triển, trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm - thực làm, thực học. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn.
Năm học 2021-2022 là năm học thứ 2 chịu ảnh hưởng của dịch Covid -19. Dịch Covid -19 tiếp tục diễn biến phức tạp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các con học sinh các con sẽ nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch bệnh, đối với cấp học mầm non không tổ chức dạy trực tuyến nhưng vẫn cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình trẻ bằng kênh liên lạc phù hợp.Trong hoàn cảnh điều kiện thực tế trẻ nghỉ học để phòng chống dịch bệnh nhưng nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hoạt động tương tác việc phát triển tư duy, trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ là không ngừng nghỉ và không dừng lại. Vậy để có một tương tác phù hợp với trẻ tôi đã suy nghĩ trăn trở để tìm ra phương pháp vừa giúp trẻ tư duy mà lại dễ thực hiện trong điều kiện ở nhà và có thể phối hợp thực hiện nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ hoặc anh chị. Với biện pháp “ Hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong thời gian nghỉ học ở nhà ” trẻ sẽ được trải nghiệm tạo niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và khả năng làm việc chủ động theo kế hoạch.
Năm học 2021-2022 là năm học thứ 2 chịu ảnh hưởng của dịch Covid -19. Dịch Covid -19 tiếp tục diễn biến phức tạp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các con học sinh các con sẽ nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch bệnh, đối với cấp học mầm non không tổ chức dạy trực tuyến nhưng vẫn cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình trẻ bằng kênh liên lạc phù hợp.Trong hoàn cảnh điều kiện thực tế trẻ nghỉ học để phòng chống dịch bệnh nhưng nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hoạt động tương tác việc phát triển tư duy, trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ là không ngừng nghỉ và không dừng lại. Vậy để có một tương tác phù hợp với trẻ tôi đã suy nghĩ trăn trở để tìm ra phương pháp vừa giúp trẻ tư duy mà lại dễ thực hiện trong điều kiện ở nhà và có thể phối hợp thực hiện nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ hoặc anh chị. Với biện pháp “ Hướng dẫn trẻ 5 -6 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong thời gian nghỉ học ở nhà ” trẻ sẽ được trải nghiệm tạo niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và khả năng làm việc chủ động theo kế hoạch.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm dồ dùng đồ chơi tự tạo trong thời gian nghỉ học ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm dồ dùng đồ chơi tự tạo trong thời gian nghỉ học ở nhà
2 MỤC LỤC STT TÊN ĐỀ MỤC Trang 1 A. ĐẶT VÂN ĐỀ 3 2 1. Lý do chọn đề tài 3 3 2. Thời gian, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 4 4 B. GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ 4 5 1. Cơ sở lí luận 4-5 6 2. Cơ sở thực tiễn 5 7 a. Thuận lợi 5 8 b. Khó khăn 5 9 c. Thực trạng 6 10 3. Biện pháp 6 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi 11 6-8 trong các tiết học và các sự kiện 3.2. Biện pháp 2: Xác định các nguyên liệu và điều kiện khi thực hiện ở 12 9-10 nhà 13 3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn cách làm đồ dùng đồ chơi 10-13 14 3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ cách chơi và sử dụng đồ dùng đồ chơi 14-15 15 C. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ 15 16 1. Kết quả 15-16 17 2. Đề xuất - Khuyến nghị 16 18 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 19 E. CÁC MINH CHỨNG 18-23 4 * Đối tượng phạm vi nghiên cứu Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp A6 tại trường mầm non Thịnh Liệt quận Hoàng Mai Hà Nội. * Nội dung nghiên cứu. Tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng và ứng dụng thiết kế các trò chơi và làm một số đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Thịnh Liệt quận Hoàng Mai Hà Nội với các nội dung sau: - Hướng dẫn học sinh làm đồ dùng đồ chơi qua zoom. - Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi qua các video tuyên truyền giáo dục . * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp khảo sát. - Phương pháp so sánh đối chứng. - Phương pháp nghiên cứu thực hành. - Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Trong thời gian trẻ chưa đến trường để phòng chống dịch Covid -19 nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ y tế, Bộ GD & ĐT phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Hướng dẫn năm học của ngành GDMN yêu cầu không tổ chức dạy trực tuyến mà cần phải duy trì các hoạt động kết nối. Tổ chức phối kết hợp, hỗ trợ hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi tại nhà. Hình thành các nhóm zalo, website, youtube.... giữa giáo viên và các phụ huynh sẽ cùng nhau chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà. Giáo viên trao đổi nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ đồng thời lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo chương trình GDMN. Xây dựng kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung, các công cụ hỗ trợ (Phần mềm tương tác, tài liệu trực tuyến, ngân hàng video tuyên truyền giáo dục...) phù hợp với điều kiện thực tế của PHHS ngoài ra còn giới thiệu các nguồn thông tin, tài liệu để hỗ trợ PHHS 6 chưa cao. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Trẻ mầm non không học kiến thức hàn lâm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Bảng chơi đổ xúc sắc, chiếc đèn phát sáng, ô tô phản lực, chong chóng quay, tòa tháp giấy, để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ. Qua việc khảo sát tôi nhận thấy sự phát triển của trẻ là không đồng đều. Khi ở nhà các con có ít cơ hội giao lưu cùng cô và các bạn, trẻ thụ động khi hoạt động các con còn thiếu nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học tập cũng như vui chơi. Với kết quả như vậy, tôi thấy giáo dục để trẻ phát triển một cách toàn và tăng cường khả năng sáng tạo, tư duy của trẻ là một việc làm cần thiết nhằm tạo dựng nền tảng cho phát triển. Việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng khi nghỉ học cũng đặt ra nhiều khó khăn với giáo viên làm thế nào để trẻ học qua chơi, các đồ dùng nguyên vật liệu phải dễ kiếm, dễ làm đặc biệt trong giai đoạn thành phố giãn cách xã hội, đồng thời phải nắm bắt được tâm lý, nội dung kiến thức các hình thức đưa vào bài tuyên truyền thật sinh động và hấp dẫn. 3. Biện pháp: 3.1.Biện pháp thứ 1: Xây dựng kế hoạch hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi trong các tiết học các sự kiện của năm học. a. Mục đích: Giúp giáo viên nắm vững đặc điểm tâm lý và chủ động giúp giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn trẻ làm đạt hiệu quả. b. Cách tiến hành: Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc làm đồ chơi mầm non, đồ dùng đồ chơi phải phù hơp với tâm sinh lý ở độ tuổi trẻ 5-6 tuổi. Tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục. Nghiên cứu kỹ quyển chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 5-6 tuổi. Sách hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. Tham khảo các giáo án steam của cô giáo Lê Thị Bích Hồng. 8 + Chào mừng ngày - Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi và zoom nhà giáo Việt Nam chơi trò chơi “ Chiếc đĩa biết đi” - Qua video tuyên - Làm bưu thiếp chúc mừng ngày nhà truyền giáo Việt Nam - Hướng dẫn cách hoa bằng giấy báo 4 Giao thông - Hướng dẫn cách làm ô tô tự mở cửa - Hướng dẫn qua - Hướng dẫn cách làm cái dù zoom - Làm đồ chơi ném vòng cổ chai - Qua video tuyên - Hướng dẫn làm đèn giao thông truyền - Làm hộp quà tặng chú bộ đội 5 Tết và mùa xuân + - Hướng dẫn trẻ làm cành đào đón tết - Hướng dẫn qua Bé đón tết Nguyên - Làm đồ dùng trang trí nhà cửa đón Tết zoom Đán - Hướng dẫn cách gói bánh - Qua video tuyên - Làm tranh từ các hột hạt truyền 6 Động vật -Dự án làm tổ chim - Hướng dẫn qua zoom -Làm máng nước tự động cho gà - Qua video tuyên truyền 7 Thực vật - Làm quà tặng ngày 8-3 - Giao lưu kết nối + Ngày mồng 8 - Dự án quy trình gieo hạt qua zoom tháng 3 - Sự kỳ diệu của gạo - Qua video tuyên - Hướng dẫn cách làm bánh trôi, bánh truyền chay - Hướng dẫn cách làm bánh nếp - Tạo hình từ lá cây 7 Hiện tượng tự nhiên - Dự án hệ mặt trời - Hướng dẫn qua - Làm guồng nước zoom - Tạo hình từ các nguyên liệu sưu tầm - Qua video tuyên truyền 8 Quê hương -Bác - Dự án hộp bút - Hướng dẫn qua Hồ - Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng học tập zoom + Tổng kết năm học - Hướng dẫn trẻ làm cặp - Qua video tuyên truyền 10 Từ động vật vỏ sò, vỏ ốc, vỏ hến., từ thực vật như lá khô, thân cây, hột hạt., từ các nguông vô cơ như đá, sỏi, cát. *Dụng cụ: Keo, bút màu, dập ghim, kéo. Hình ảnh 1: Hình ảnh nguyên liệu sưu tầm c. Kết quả: 100% phụ huynh và học sinh đều tích cực và thu lượm được các nguyên liệu, nguyên liệu phong phú đa dạng. 3.3. Biện pháp thứ 3: Hướng dẫn trẻ cách làm đồ dùng đồ chơi. a. Mục đích: Đồ dùng đồ chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy việc tổ chức các hoạt động làm đồ dùng đồ chơi giúp trẻ thu thập được nhiều kiến thức từ việc lên ý tưởng, chuẩn bị các đồ dùng cần thiết đến việc tiến hành làm. Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và đào sâu nhận thức hăng say sáng tạo. b. Cách tiến hành: Tôi đã tiến hành lựa chọn đề tài để đưa ra hình thức tổ chức phù hợp nhất. Lựa chọn đề tài trẻ tự làm hoặc nhờ sự trợ giúp của người lớn. Các đề tài mang tính mở trẻ có thể lựa chọn các vật liệu khác nhau để làm hay có thể sáng tạo cách làm, cách chơi từ các mẫu hướng dẫn của cô. Những đề tài hướng dẫn trẻ cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Có mục đích giáo dục + Trẻ làm được và dùng được + Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp + Đi từ cái chưa biết đến cái biết * Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng trực tuyến qua zoom. Để việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi trực tuyến qua zoom đạt hiệu quả tôi đã chia lớp làm 2 nhóm để dễ dàng bao quát gợi mở để trẻ đặt câu hỏi từ đó kích thích sự quan sát, sự tò mò sáng tạo của trẻ. Trước khi hướng dẫn trẻ làm đồ dùng tôi thường trao đổi tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh cùng con chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết cho buổi học. - Ví dụ: Làm đồ dùng khai giảng năm học mới + Chuẩn bị: Giấy , hồ dán, màu, kéo. + Cách làm: Trước khi vào hoạt động tôi đã giới thiệu về ngày khai giảng để giúp trẻ hào hứng hơn, khi tham gia khai giảng các con cần những đồ dùng gì? Cô sẽ cho trẻ quan sát các đồ dùng và tự nêu ra cách làm theo sự sáng tạo và nguyên vật liệu mà trẻ đã chuẩn bị. Sau đó cô có thể hướng dẫn thêm cho trẻ cách làm cờ. Cắt giấy màu đỏ hình chữ nhật 12 giấy, làm quà tặng bà tặng mẹ, làm đồ dùng trang trí nhà cửa đón tết... ở các hoạt động này trẻ sẽ tương tác dán tiếp với cô qua video các con quan sát và thực hiện theo sự định hướng của cô giáo. - Ví dụ qua hoạt động: Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi và chơi trò chơi “ Đổ xúc sắc” + Chuẩn bị: Bìa cát tông, vỏ thuốc, nắp chai, bút chì, bút màu, viên sỏi, kéo... + Cách làm: Bước 1: Cho trẻ quan sát các bảng chơi của trò chơi đổ xúc sắc. Lên ý tưởng thiết kế bảng chơi. Bước 2: Lựa chọn tấm bìa cát tông hình chữ nhật để làm bảng chơi cho 2 người chơi. Bước 3: Dùng vỏ hộp thuốc có dạng hình vuông để đồ theo hình làm nhà cho quân đổ xúc sắc. Các hình tròn nhỏ đồ xung quanh nhà để làm đường đi cho quân xúc sắc. Bước 4: Khi đã thiết kế được 2 nhà cho quân đổ xúc sắc thì thiết kế phần ô đổ xúc sắc chúng ta sẽ sử dụng vỏ nắp có dạng hình tròn to đặt ở chính giữa tờ bìa sau đó sẽ chia hình tròn thành 2 phần và đánh số 1, 2 vào từng phần. Với bảng chơi này tôi đã thành công trong việc giúp các con có những trải nghiệm, khám phá mới trong việc thiết kế trò chơi và đặc biệt các con biết tham gia các trò chơi có luật. Trò chơi này thảo mãn được các nhu cầu của trẻ đặc biệt trong những ngày thành phố giãn cách xã hội. Thỏa mãn nhu cầu giải trí trẻ được chơi với đồ chơi mà tự trẻ làm ra. Thỏa mãn nhu cầu nhận thức: Trẻ vận dụng các kiến thức về toán học, về nghệ thuật, công nghệ của trẻ để vẽ, tô, đồ hình. Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng và sáng tạo ra các bảng chơi có số lượng người chơi khác nhau và sáng tạo cách chơi mới theo ý thích của mình. Hình ảnh 4: Thiết kế trò chơi Đổ xúc sắc - Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng và chơi trò chơi chiếc đĩa biết đi: + Chuẩn bị: Đĩa CD, bóng bay, nắp chai, keo... + Cách làm: Dùng chiếc nắp chai gắn cố định vào chính giữa chiếc đĩa CD, tiếp đó là thổi bóng bay và lồng miệng của quả bóng bay vào chiếc nắp chai vừa được cố định. Với trò chơi này cách chơi vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả của nó lại mang lại vô cùng lớn lao với trẻ. Trẻ vừa chơi vừa được khám phá tìm ra các định luật. Tại sao chiếc đĩa có thể di chuyển được? Động cơ phản lực như thế nào? Nhiều câu hỏi tư duy được phát triển kích thích sự tìm tòi đam mê khám phá khoa học ở trẻ.
File đính kèm:
- skkn_huong_dan_tre_5_6_tuoi_lam_do_dung_do_choi_tu_tao_trong.docx
- SKKN Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm dồ dùng đồ chơi tự tạo trong thời gian nghỉ học ở nhà.pdf