SKKN Hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục mầm non xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Bài tập tình huống có nghĩa rất lớn với trẻ mầm non. Bài tập tình huống phù hợp với độ tuổi và phù hợp với nội dung giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp trẻ vận dụng các kĩ năng sống cần thiết, bộc lộ vốn kiến thức kinh nghiệm, hiểu biết đã có của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Để sinh viên có kĩ năng xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, đáp ứng yêu cầu giáo dục, chúng tôi đưa ra sáng kiến “Hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục mầm non xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi”. Sáng kiến tìm hiểu một số nội dung như: Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo, bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi; Thực trạng dạy và học nội dung xây dựng bài tập tình huống trong hoạt động dạy cho trẻ kĩ năng sống của giáo viên, sinh viên ngành Giáo dục mầm non của trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Trong đó sáng kiến tập trung làm rõ nội dung quy trình để xây dựng được bài tập tình huống trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Hệ thống các bước trong quy trình xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống được xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng sinh viên, cùng với các hình thức tổ chức dạy học đa dạng, linh hoạt đã góp phần rèn kĩ năng xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng của sinh viên Cao đẳng ngành Giáo dục mầm non.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục mầm non xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục mầm non xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: Tỷ lệ Trình độ đóng góp SSố Ngày tháng Chức Họ và tên Nơi công tác chuyên vào việc TT năm sinh danh môn tạo ra sáng kiến Trường Cao Giảng Thạc sĩ 1 Lô Mai Lan 24/07/1979 đẳng Sư phạm 100% viên GDMN Lạng Sơn Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục mầm non xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khoa học Xã hội - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 08 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến đã làm sáng tỏ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi. Chỉ ra một số vấn đề về thực trạng xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống của sinh viên cũng như nguyên nhân của thực trạng. Từ đó, sáng kiến tập trung đề xuất và thử nghiệm hướng dẫn sinh viên quy trình xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu giáo dục. chức thử nghiệm giải quyết bài tập tình huống đã xây dựng; điều chỉnh và hoàn thiện bài tập tình huống. Điều đó cho thấy việc hướng dẫn sinh viên xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi của chúng tôi là phù hơp, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, từ đó nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nghề cho sinh viên. Trên đây là nội dung đơn yêu cầu công nhận sáng kiến “Hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục mầm non xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi” Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Lạng Sơn ngày 10 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn Lô Mai Lan 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Bài tập tình huống có nghĩa rất lớn với trẻ mầm non. Bài tập tình huống phù hợp với độ tuổi và phù hợp với nội dung giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp trẻ vận dụng các kĩ năng sống cần thiết, bộc lộ vốn kiến thức kinh nghiệm, hiểu biết đã có của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Để sinh viên có kĩ năng xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, đáp ứng yêu cầu giáo dục, chúng tôi đưa ra sáng kiến “Hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục mầm non xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi”. Sáng kiến tìm hiểu một số nội dung như: Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo, bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi; Thực trạng dạy và học nội dung xây dựng bài tập tình huống trong hoạt động dạy cho trẻ kĩ năng sống của giáo viên, sinh viên ngành Giáo dục mầm non của trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Trong đó sáng kiến tập trung làm rõ nội dung quy trình để xây dựng được bài tập tình huống trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Hệ thống các bước trong quy trình xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống được xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng sinh viên, cùng với các hình thức tổ chức dạy học đa dạng, linh hoạt đã góp phần rèn kĩ năng xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng của sinh viên Cao đẳng ngành Giáo dục mầm non. 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả đánh giá kĩ năng xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi của SV K17MN (trước khi tác động) ....................29. Bảng 2: Kết quả đánh giá kĩ năng xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi của SV K17MN) (sau khi tác động) )....................30. Bảng 3: Kết quả đánh giá sản phẩm bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống của SV K17MN .........................................................................................30. 5 Thực tế giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Mầm non và qua các đợt thực tế, thực tập tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Lạng Sơn cho thấy: Trong quá trình học tập, nhiều SV còn gặp không ít khó khăn, lúng túng khi xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Bài tập tình huống được các em xây dựng còn ít, nội dung nghèo nàn, đơn giản, chưa phù hợp với nội dung và yêu cầu giáo dục, thường lặp đi lặp lại, chưa thực sự sáng tạo, hấp dẫn và tạo được sự hứng thú đối với trẻ. Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu sáng kiến: “Hướng dân sinh viên ngành Giáo dục mầm non xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ” nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, rèn cho SV những kĩ năng xây dựng bài tập tình huống và những phẩm chất cần thiết của người giáo viên mầm non tương lai. 2. Mục tiêu của sáng kiến Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, SKKN đề xuất một số biện pháp hướng dẫn SV ngành Giáo dục mầm non xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non qua quá trình giảng dạy học phần “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non ” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo GVMN, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3. Phạm vi của sáng kiến Sáng kiến nghiên cứu nội dung hướng dẫn SV xây dựng bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non cho sinh viên lớp K17MN (gồm 28 SV) ngành giáo dục mầm non Trường CĐSP Lạng Sơn năm học 2022 - 2023. Thời gian áp dụng: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 II - CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vài nét về đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Ở lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi, sự phát triển thể chất diễn ra nhanh nhưng 7 cách khác nhau, tùy theo cách tiếp cận, lí thuyết ứng dụng, đối tượng được giáo dục kĩ năng sống. Kĩ năng sống thuộc nhóm năng lục tâm lí - xã hội. Một người có kĩ năng sống là người có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, làm việc hiệu quả và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống để nâng cao sức khỏe về thể chất, tinh thần và xã hội. Trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo, có thể coi kĩ năng sống là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp mọi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành cho trẻ năng lực hành động tích cực, có liên quan với kiến thúc và thái độ, giúp cá nhân trẻ ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày, thông qua những mối quan hệ liên nhân cách trong điều kiện sống cụ thể. - Quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo: Quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đuợc xác định bởi các thành tố: đối tượng tham gia, mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chúc, đánh giá. Quá trình giáo dục kĩ năng sống và các quá trình giáo dục khác đều là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch; đuợc xác định bởi các thành tố: đối tượng tham gia, mục đích, nội dung, phuơng pháp, phương tiện, hình thúc tổ chức, đánh giá. Nhưng nội dung mỗi thành tố của từng quá trình thì có những đặc trưng riêng. Quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo có đặc trưng về mục tiêu là hình thành năng lực hành động tích cực theo các giá trị sống, nội dung hướng vào những kĩ năng về ý thức bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày; 9 mẹ, thầy cô giáo...; biết nhường nhịn đồ chơi cho bạn; biết làm chủ tình huống khi đối đầu với tình huống bất ngờ, căng thẳng; thể hiện cảm xúc tích cực theo hoàn cảnh sống. - Kĩ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Nội dung kĩ năng giao tiếp của trẻ bao gồm: Biết lắng nghe, biết bày tỏ ý kiến, biết giao tiếp thân thiện. - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: Là khả năng của cá nhân trẻ biết lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống dựa trên sự vận dụng những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân. Nội dung kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề của trẻ bao gồm: Biết nhận diện vấn đề, biết tìm kiếm phương án giải quyết vấn đề, biết thực hiện giải quyết vấn đề. - Kĩ năng hợp tác: Là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Nôi dung kĩ năng hợp tác của trẻ bao gồm: Biết tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm: Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm, biết giao tiếp hiệu quả, tôn trong, đoàn kết, bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.; thực hiện nhiệm vụ được giao: Nỗ lực phát huy sở trường của bản thân, biết giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm; kết thúc nhiệm vụ chung của nhóm: Có trách nhiệm với những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm do nhóm tạo ra. 1.2.3. Vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mâu giáo Giáo dục kĩ năng sống có tác dụng phát triển toàn diện nhân cách trẻ mẫu giáo về thể chất, tình cám - xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng vào lớp Một. Về thể chất: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ đuợc an toàn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, tháo vát, thích ứng được với những điều kiện sống 11 hơn và ghi nhớ bền vững hơn. Như vậy, nhân tố trực tiếp tạo ra tình huống có vấn đề trong dạy học chính là tình huống dạy học. Thông qua tình huống dạy học, giáo viên có thể chuyển tính có vấn đề của dạy học thành tính có vần đề ở người học. Do đó cho thấy “tình huống có vấn đề” và “bài tập” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ “tình huống có vấn đề” giáo viên có thể đặt ra yêu cầu dưới dạng câu hỏi, buộc người học phải tìm cách giải quyết nhằm làm sáng tỏ vấn đề. - Bài tập tình huống Bài tập tình huống là những tình huống do bài tập tạo nên, có tác dụng cung cấp, củng cố, khắc sâu, hệ thống hóa tri thức cho người học. Khi sử dụng loại bài tập này cũng đồng thời là khai thác vốn sống và kinh nghiệm của người học để minh hoạ và giải quyết những vấn đề lý luận. - Bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo Bài tập tình huống giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo là những tình huống chứa đựng một vấn đề gần gũi trong cuộc sống của trẻ, đặt ra yêu cầu dưới dạng câu hỏi buộc trẻ phải vận dụng vốn sống, kinh nghiệm, khả năng của mình để tìm cách giải quyết làm sáng tỏ vấn đề. Sử dụng bài tập tình huống để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Là phương pháp tổ chức cho trẻ thực hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định, giúp trẻ suy nghĩ sâu sắc về 1 vấn đề bằng việc tập trung vào một sự kiện cụ thể mà trẻ quan sát được. 1.3.2. Vai trò của bài tập tình huống trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mâu giáo 5 - 6 tuổi Sử dụng bài tập tình huống trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo là thực sự cần thiết, có ý nghĩa quan trọng và được thể hiện như sau: - Sử dụng bài tập tình huống là một trong những phương pháp tạo cơ hôi cho trẻ đối mặt và giải quyết hiệu quả tình huống nào đó trong cuộc sống dựa trên sự vận dụng các kĩ năng sống và kinh nghiệm của bản thân. - Phương pháp sử dụng bài tập tình huống trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi người học đối với một vấn đề hay
File đính kèm:
- skkn_huong_dan_sinh_vien_nganh_giao_duc_mam_non_xay_dung_bai.docx