SKKN Hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh covid-19
Căn cứ tình hình Thực tế hiện nay thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà phần lớn phụ thuộc vào phụ huynh. Tuy nhiên đa số phụ huynh không nắm được nội dụng và mục tiêu mà giáo dục mầm non hướng tới, thiếu kiến thức khoa học trong việc nuôi dạy trẻ nên họ thường thường phó mặc việc học tập của trẻ là trách nhiệm của cô giáo và nhà trường.Trước thực trạng đó việc giúp phụ huynh hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ và sứ mệnh của mình đối với sự phát triển và hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ là rất cần thiết. Chính vì thế tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh covid-19” để nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn. Qua đó giúp phụ huynh hiểu được nội dung và mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non để có phương pháp giáo dục trẻ phát triển toàn diện về “ Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao” ngay tại gia đình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh covid-19

1 MỤC LỤC STT Nội dung Trang I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Phạm vi kế hoạch nghiên cứu 3 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN II 3 ĐỀ 1 Cơ sở lý luận 3 2 Khảo sát thực trạng 4 3 Những biện pháp chủ yếu của đề tài 5 4 Những biện pháp thực hiện ( Nêu rõ từng phần) 5 Biện pháp 1: Hướng dẫn phụ huynh trở thành người bạn trong 4.1 5 các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ. Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh xây dựng môi trường giáo 4.2 7 dục an toàn cho trẻ trong mùa dịch. Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tự lập kế hoạch vui 4.3 10 chơi, sinh hoạt, học tập trong ngày. Biện pháp 4: Hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ phát triển 4.4 11 toàn diện thông qua kho tài liệu, học liệu trực tuyến. III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN 14 1 Kết luận 14 2 Khuyến nghị 15 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 V HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CHO CÁC BIỆN PHÁP 17 3 - Giúp trẻ có cơ hội được phát triển toàn diện về mọi mặt ngay trong những ngày tạm dừng đến trường. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp “Hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh covid-19” 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiêm: Trẻ 5-6 tuổi tại lớp A4 trong trường mầm non tôi đang công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tuyên truyền, phối kết hợp Phương pháp làm biểu bảng thống kê, so sánh số liệu đối chiếu Phương pháp tình cảm, động viên khích lệ Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 6. Phạm vi và kế hoach nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A4 trường mầm non nơi tôi đang công tác. Thời gian thực hiện từ tháng 09 năm 2021 đến tháng 05 năm 2022. Củng cố và thực hiện trong những năm học tiếp theo. II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Như chúng ta đã biết giáo dục trẻ trong mọi thời kỳ muốn đạt chất lượng và hiệu quả cao thì cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của ba nhân tố nhà trường - gia đình - cô giáo nhất là trong thời kỳ dịch bệnh covid-19 có những diễn biến phức tạp và khó lường. Nhà trường có vai trò định hướng giúp giáo viên và phụ huynh đi đúng hướng trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ trực tuyến tại nhà. Cô giáo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể để thiết kế video bài giảng chất lượng cao phù hợp với nội dung, mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non và lứa tuổi của trẻ. Phụ huynh là người trực tiếp hướng dẫn cùng đồng hành học tâp với trẻ qua các video bài giảng, tài liệu cô gửi trên nhóm lớp zalo. Chính vì vậy để trẻ có thể nắm bắt được toàn bộ kiến thức kỹ năng bài học mà cô đưa ra thì đòi hỏi người hướng dẫn ( cha mẹ trẻ) không chỉ hiểu đặc điểm phát triển tâm sinh lý cũng như nhận thức của từng trẻ mà còn phải biết kiên trì nhẫn nại cùng học cùng chơi với trẻ như một người bạn thân thiện. Đây không phải là một điều đơn giản mà phụ huynh nào cũng hiểu và làm được. Thế nên năm học 2021-2022 này khi mà trẻ mầm non phải học trực tuyến 5 - Phụ huynh chưa có nhiều kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình. - Gia đình trẻ chưa xây dựng được môi trường học tập và vui chơi an toàn lành mạnh cho trẻ tại nhà. * Số liệu điều tra: - Từ những thuận lợi, khó khăn trên vào đầu năm học tôi đã lên kế hoạch phối hợp với phụ huynh, kết hợp với giáo viên cùng lớp khảo sát thực tế trên trẻ 24 cháu được thể hiện trong bảng khảo sát. Với thực trạng lo ngại đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh covid-19” để nghiên cứu, với mong muốn tìm ra được các giải pháp hữa ích giúp trẻ có môi trường học tập và vui chơi tốt nhất tại chính gia đình mình, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ từ sự phối kết hợp đồng bộ thống nhất giữa ba nhân tố “nhà trường - gia đình - cô giáo”. 3. Những biện pháp chủ yếu của đề tài Để hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh covid-19 đạt hiệu quả, tôi đã nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp sau: * Biện pháp 1: Hướng dẫn phụ huynh trở thành người bạn trong các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ. * Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ trong mùa dịch. * Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tự lập kế hoạch vui chơi, sinh hoạt, học tập trong ngày. * Biện pháp 4: Hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ phát triển toàn diện thông qua kho tài liệu, học liệu trực tuyến. 4. Những biện pháp từng phần 4.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn phụ huynh trở thành người bạn trong các trò chơi phát triển trí tuệ cho Đối với trẻ em chơi là để học, chơi là để lao động, chơi chính là một hình thức quan trọng của giáo dục. Chơi chính là con đường để trẻ nhận thức và thay đổi thế giới. Cho nên hầu hết đứa trẻ nào cúng thích chơi, cũng đều coi thời gian được chơi chính là khoảng thời gian vui vẻ nhất. Trong lúc chơi trẻ không 7 trò chơi, từ đó phát triển các năng lực tư duy, quan sát, ghi nhớ, ngôn ngữ... thông qua phương thức học tập này. Như vậy bằng cách hướng dẫn phụ huynh trở thành người bạn chơi của trẻ trong các trò chơi trí tuệ tôi đã giúp phụ huynh hiểu sự phát triển tâm sinh lý, đặc điểm tính cách cũng như năng lực sở trường của con em mình hơn. Tạo sợi dây gắn kết tình cảm trong gia đình giữa cha mẹ và con cái. 4.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ trong mùa dịch Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo có sự phát triển nhanh về mặt thể chất, tư duy, tình cảm. Đặc biệt trẻ rất hiếu động, tò mò, ham thích tìm hiểu và khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ đối mặt với một số nguy cơ gây mất an toàn về tinh thần, sức khoẻ và tính mạng ở trẻ nhỏ nhất là trong mùa dịch. Cho nên việc tạo ra môi trường an toàn cho trẻ vui chơi, học tập và sinh hoạt ngay tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch là việc làm rất cần thiết cần được cha mẹ trẻ quan tâm. Đầu tiên để tiếp cận với phụ huynh thuận lợi tôi thành lập nhóm zalo của lớp học mang tên “Lớp MG 5tuổi A4” và mời tất cả cha mẹ trẻ cùng vào nhóm để trò chuyện, trao đổi thông tin, hướng dẫn cha mẹ trẻ cách thức sử dụng trang web như là một công cụ giúp trẻ học tập và cha mẹ chính là người thầy hướng dẫn trẻ học còn cô giáo là người cung cấp nội dung bài học. Như vậy qua trang web này mối liên kết giữa cô giáo - phụ huynh - trẻ đã được thiết lập một cách rất đơn giản mà lại mang lại hiệu quả giáo dục rất tốt. Ảnh: Cô gửi video phòng tránh tai nạn thương tích (trang 18) Để giúp cha mẹ xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ, tôi đã tuyên truyền qua zalo nhóm lớp những hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết như sau: * Hướng dẫn phụ huynh xây dựng môi trường an toàn cho sức khoẻ của trẻ. + Cha mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, thực hiện cho trẻ ăn đủ chất đủ lượng với đa dạng các món ăn đảm bảo trẻ luôn ăn hết khẩu phần và ăn đủ bữa. + Lựa chọn thực phẩm tươi, sống để chế biến trong qua trình sơ chế và nấu chín phải luôn đảm bảo an toàn thực phẩm. + Luôn đảm bảo đủ nước sạch cho trẻ uống và nước sinh hoạt cho trẻ vệ sinh trong ngày. + Thường xuyên bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ để tăng sức đề kháng, phòng tránh các bệnh thường xảy ra với trẻ khi thời tiết chuyển mùa. 9 + Hướng dẫn trẻ hàng ngày thực hành vệ sinh đúng quy định: Tự rửa mặt, Tự đánh răng 2 lần/1 ngày (sáng, tối); ăn ngủ điều độ, đúng giờ giấc; tự giác hoàn thành bài tập khi cha mẹ giao. + Biết tự chải đầu, buộc tóc, gấp quần áo, sắp xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp gọn gàng, biết giúp đỡ cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường sống xung quanh nhà. * Kỹ năng phòng chống một số tai nạn thương tích thường hay xảy ra đối với trẻ trong gia đình: - Giáo dục phòng tránh đuối nước: Trẻ ở nhà không được tự ý ra ao, hồ, không chơi cạnh bể nước, xô chậu có chứa nước đầy để tránh bị đuối nước. - Giáo dục phòng tránh tai nạn giao thông: Dạy trẻ không tự ý đi ra đường một mình chơi đùa dưới lòng lề đường. Khi đi ra ngoài phải thực hiện đeo khẩu trang, ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, không tiếp xúc với người lạ, biết gọi người lớn giúp đỡ khi bị người lạ đến gần, trêu chọc. - Giáo dục phòng tránh dị vật đường thở: Dạy trẻ không đưa các đồ chơi vào miệng, mũi; Khi ăn các quả có hạt cần bóc bỏ hạt trước khi ăn; không được đùa nghịch hoặc nói chuyện trong khi ăn.. - Giáo dục phòng tránh cháy, bỏng: Dạy trẻ không ăn thức ăn, uống nước khi còn quá nóng: Không đến gần nồi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích nước còn nóng; Không nghịch bật lửa và các chất khác gây cháy bỏng - Giáo dục phòng tránh điện giật và phòng tránh các vết thương do vật sắc nhọn: Dạy trẻ không sờ vào ổ điện, không tự động cắm các đồ dùng vào ổ điện; Không đến gần các vật dụng sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt.. - Giáo dục phòng tránh động vật cắn: Dạy trẻ không đến gần các bụi cây rậm chơi mà rắn, rết, ong cắn; Không ôm chó, mèo. - Giáo dục phòng tránh tai nạn do ngộ độc: Dạy trẻ không tự ý ăn uống khi không được người lớn cho phép. * Kỹ năng quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình: - Biết gọi điện hỏi thăm sức khoẻ những người thân trong gia đình khi họ đi xa. - Ở bên cạnh động viên, an ủi, tận tình chăm sóc khi ba mẹ ốm mệt. Từ các nội dung giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ đã lựa chọn, tôi chủ động tạo thành bộ tài liệu (powerpoit) với đầy đủ hình ảnh minh hoạ cụ thể. Sau đó vào nhóm zalo cho phụ huynh chủ động hướng dẫn giáo dục trẻ. Để giúp phụ huynh nhanh chóng nắm bắt được cách thức hướng dẫn giáo dục trẻ kịp thời với mỗi nội dung giáo dục tôi đều có đưa ra mục tiêu và câu hỏi gợi ý để phụ huynh hỏi trẻ
File đính kèm:
skkn_huong_dan_phu_huynh_giao_duc_tre_5_6_tuoi_trong_thoi_gi.doc