SKKN Giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Trong thời gian gần đây chúng ta được nghe đài báo nói đến rất nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra, những vụ giết người ghê rợn của những kẻ thú tính hay những vụ đánh nhau của học sinh….. điều đó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: Tai sao đạo đức con người lại trở nên đi xuống như vậy? Do lối sống, do bắt chước, do giáo dục hay đó là xu thế? Những câu hỏi đó luôn khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và theo tôi thì đó là do thiếu sự quan tâm, thiếu giáo dục từ nhỏ đã tạo nên những con người tha hóa đạo đức như thế.
Vì vậy dạy cho trẻ biết cách quan tâm, yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ sẽ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, giáo viên mầm non là những “người mẹ thứ hai” của trẻ, hằng ngày gần gủi với trẻ sẽ giáo dục, uốn nắn để trẻ có những tiền đề nhân cách đầu tiên của con người. Và đó là lí do tôi chọn đề tài “ Giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ”.
Vì vậy dạy cho trẻ biết cách quan tâm, yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ sẽ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, giáo viên mầm non là những “người mẹ thứ hai” của trẻ, hằng ngày gần gủi với trẻ sẽ giáo dục, uốn nắn để trẻ có những tiền đề nhân cách đầu tiên của con người. Và đó là lí do tôi chọn đề tài “ Giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của phụ huynh, đa phần các phụ huynh chỉ quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát, bài thơ, chữ gì hay số mấy...chứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng, đạo đức, lối sống cho trẻ. Người giáo viên đôi khi bị cuốn theo đòi hỏi, nhu cầu của phụ huynh, bên cạnh đó cũng có nhiều cô giáo chưa thấy được việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trao dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người bởi như một nhà triết học người Xcôt-Len thomas carlide đã từng nói: “Trái tim yêu thương là điểm bắt đầu của mọi tri thức”. Trong thời gian gần đây chúng ta được nghe đài báo nói đến rất nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra, những vụ giết người ghê rợn của những kẻ thú tính hay những vụ đánh nhau của học sinh.. điều đó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: Tai sao đạo đức con người lại trở nên đi xuống như vậy? Do lối sống, do bắt chước, do giáo dục hay đó là xu thế? Những câu hỏi đó luôn khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và theo tôi thì đó là do thiếu sự quan tâm, thiếu giáo dục từ nhỏ đã tạo nên những con người tha hóa đạo đức như thế. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách quan tâm, yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ sẽ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, giáo viên mầm non là những “người mẹ thứ hai” của trẻ, hằng ngày gần gủi với trẻ sẽ giáo dục, uốn nắn để trẻ có những tiền đề nhân cách đầu tiên của con người. Và đó là lí do tôi chọn đề tài “ Giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ”. 2. Mục đích viết sáng kiến Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là nhắm giúp trẻ có được tình yêu thương đối với tất cả mọi người xung quanh và với thế giới tự nhiên xung quanh trẻ, bước đầu hình thành nhân cách tốt cho trẻ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là trẻ lớp mẫu giáo lớn - Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Lớp mẫu giáo lớn A1 gồm 36 trẻ - Phương pháp nghiên cứu: - Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là một năm học bắt đầu II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: - Một số phụ huynh củ lớp rất quan tâm đến các con và luôn phối hợp cùng các cô để việc chăm sóc giáo dục trẻ được tốt nhất - Giáo viên chủ nhiệm lớp là 2 cô nhiệt tình, luôn tâm huyết với nghề và luôn tự học hỏi để năng cao kỹ năng, nghiệp vụ của bản thân. 2.2. Khó khăn. - Lớp có 36 trẻ, nhưng số trẻ nam khá đông so với nữ (24/36 trẻ là nam), điều này cũng gây khó khăn cho các cô trong việc giáo dục trẻ - Lớp có một số bé khá hiếu động như: Bá Hoàn, Mạnh Cường, Phúc Nguyên, Tiến An, Đức Hiếu, Anh Tú dẫn đến khả năng tập trung không được cao - Bên cạnh đó lại có một số bé quá nhút nhát, thể trạng kém như: Tú Quỳnh, Minh Hương, Công Anh nên đôi khi không dám hòa nhập tham gia hoạt động cùng các bạn - Hai cô chủ nhiệm lớp tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch giáo dục trẻ, chưa lường hết được các tình huống sư phạm có thể xảy ra. - Đa phần các bé ở nhà đều được ông bà, bố mẹ rất nuông chiều, muốn gì được nấy nên sự quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh còn hạn chế. Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc, đôi khi yêu con quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ. - Phụ huynh của lớp đa phần làm nghề nông hoặc đi làm ăn xa nên việc chăm sóc con chủ yếu là nhờ ông bà, khiến cho việc phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. 2.3 Số liệu khảo sát đầu năm là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet. Qua một thời gian tự học, tự bồ dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị được những kiến thức cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non, tôi đã “hiểu” trẻ hơn và có thể thiết kế các hoạt động nhằm giúp các con biết yêu thương chia sẻ với mọi người mọi vật xung quanh. Tôi hiểu rằng: Để dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ với bạn bè, với mọi người xung quanh, lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ trên cơ sở tôn trọng trẻ, dạy trẻ cách giải quyết vấn đề, dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp. b) Biện pháp 2: Sự phối hợp giữa cô giáo và phụ huynh Yêu thương trước hết phải bắt nguồn từ gia đình. Cha mẹ có yêu thương con cái thì con cái mới khôn lớn, thành người và con cái cũng phải biết ơn, biết yêu thương cha mẹ để khi trưởng thành sẽ vững vàng hơn trong cuộc sống, trong học tập và công việc để trở thành điểm tựa của gia đình, của cha mẹ. Trẻ biết yêu thương sẽ giúp định hình nhân cách. Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, mà trong đó giáo dục gia đình là những bước đi đầu tiên, quan trọng. Cha mẹ phải biết rằng, trước khi trẻ theo học ở bất kỳ môi trường giáo dục ngoài xã hội nào thì môi trường giáo dục đầu tiên mà trẻ tiếp xúc đó là môi trường giáo dục gia đình. Trong môi trường đó cha mẹ là những người thầy người cô. Tuy nhiên, có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng giáo dục chắc chắn cho bé khi trưởng thành. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh, giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, thông qua đó phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để tran Bên cạnh đó, khi vào đầu năm học tôi đã nêu các nội quy của lớp để trẻ thực hiện, hàng ngày nếu trẻ không vi phạm nội quy, làm được việc tốt giúp cô và các bạn thì sẽ được cắm cờ bé ngoan, cuối tuần những bạn có nhiều cờ sẽ được cô tuyên dương trước lớp và thưởng bé ngoan. Với động lực đó trẻ luôn thực hiện nghiêm túc các nội quy của lớp, luôn muốn làm được nhiều việc tốt, thích được giúp đỡ cô giáo và các bạn để được cắm cờ hàng ngày, được cô và các bạn tôn vinh. Ngoài ra ,chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình. Trẻ ở lớp gọi chúng tôi là mẹ xưng con, các bé cũng nũng nịu vòi vĩnh thể hiện tình cảm với chúng tôi giống như mẹ của mình. Không còn khoảng cách giữa cô và trò mà là tình cảm mẹ con thật sự, cũng có những phút giây yêu thương hờn giận...những khi trẻ mắc lỗi chỉ cần chúng tôi nói các cô buồn quá sắp già và xấu đi rồi là trẻ rất sợ, rối rít xin lỗi và hứa sửa chữa khuyết điểm. Chúng tôi cũng cảm thấy tình thương của mình dành cho các con nhân lên mỗi ngày. d) Biện pháp 4: Hoạt động ngoại khóa cho trẻ Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ . Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với cô giáo và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử quan trọng nhất trong cuộc sống của một đứa trẻ. Một tình bạn đẹp, tích cực sẽ tạo ra những con người tích cực. Vì thế là cô giáo những người gần gũi trẻ nhất, có một số cách để chúng ta có thể giúp các bé yêu của mình có được tình bạn tích cực, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè. Đặc biệt ở lớp tôi có một bạn nhỏ tên là Thu Hiền – trẻ khuyết tật. Bé là một học trò cũ đúng ra bé đã chuyển vào lớp 1 nhưng vì không thể theo kịp được các bạn cùng trang lứa nên gia đình bé có nhu cầu xin cho bé học lại ở trường mầm non. Tuy đã từng học ở trường rồi nhưng vì năm nay bé vào lớp với các cô và các bạn mới nên ban đầu bé cũng khá là nhút nhát, ít nói và có vẻ sợ sệt. Còn các bạn trong lớp nhìn thấy Hiền như vậy cũng sợ không dám chơi cùng thậm chí xa lánh bạn. Tuy nhiên không để mọi chuyện tiếp diễn như thế, ngay ngày thứ 2 đến lớp tôi và cô giáo ở lớp đã tạo nên một buổi trò chuyện giữa cô, bạn mới và các bạn trong lớp. Tôi giới thiệu về hoàn cảnh của Hiền, nói với các con rằng chị Hiền thậm chí còn hơn các con một tuổi đúng ra đã vào lớp 1 nhưng vì hoàn cảnh bị bệnh mà chị ấy không được như các bạn. chị Hiền rất muốn đi học, muốn được vui chơi như các con, chị ấy cũng rất đáng được yêu thương, vì thế các con cần phải quan tâm, giúp đỡ chị, không được cười chê chị nữa. Sau hôm đó, trẻ của tôi có vẻ cũng đã hiểu ra được phần nào, các con không còn cười chê xa lánh bạn nữa ngược lại còn thường xuyên quan tâm giúp đỡ Hiền trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, rủ Hiền cùng chơi đồ chơi, và các trò chơi với nhóm bạn của mình. Nhìn thấy các con chơi vui vẻ đoàn kết và biết chia sẻ với bạn tôi thấy mình như có thêm động lực để tiếp tục công việc của mình. Bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi thân ái đoàn kết với các bạn trong lớp, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm xúc, sự quan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau như tổ chức sinh nhật tháng, giao lưu giữa các lớp. Hàng tháng lớp tôi vẫn tổ chức sinh nhật cho trẻ trong tháng, một bữa tiệc sinh nhật tuy thật đơn giản nhưng cũng góp phần đưa trẻ đến gần nhau hơn, trẻ biêt ngày sinh nhật của bạn, biết gửi đến bạn những lời chúc tốt đẹp nhất như: Chúc bạn tuổi mới học giỏi, chúc bạn ngày càng xinh đẹp, hay chúc bạn ngoan hơn và được mọi người yêu mến. Không chỉ giới hạn việc tổ chức các hoạt động trong lớp mà chúng tôi còn tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp để trẻ được biết thêm các bạn khác ngoài lớp mình. Thông qua các hoạt động này trẻ sẽ có thêm nhiều tình bạn mới, trẻ thêm
File đính kèm:
skkn_giao_duc_tre_biet_quan_tam_yeu_thuong_va_chia_se_cho_tr.docx