SKKN Giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc

Âm nhạc được ví như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta. Thủa nằm nôi, chúng ta được nghe những lời ru ngọt ngào , đằm thắm của bà, của mẹ . Lớn lên âm nhạc vẫn luôn bên ta giúp chúng ta quên đi những mệt mỏi, muộn phiền của cuộc sống . Rồi khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay, âm nhạc đưa chúng ta trở về với đất mẹ, âm nhạc trở thành người bạn tri kỷ luôn luôn đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường.Với trẻ mầm non âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng, giáo dục âm nhạc là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ , phát triển thể chất , giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng , củng cố kiến thức thông qua học tập, vui chơi . Thông qua hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc … sẽ hình thành ở trẻ một nhân cách phát triển , hài hòa, toàn diện, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, trí tuệ, thể chất và đặc biệt là tình cảm , kỹ năng xã hội.
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ sẽ được cải thiện. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ với xã hội. Khi trẻ có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, trẻ tự chủ và tự tin hơn thì trẻ sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm và tôn trọng.Nếu trẻ không đạt được sự phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội tối thiểu vào khoảng 6 tuổi trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này.
Kết quả khảo sát về sự sẵn sàng đi học của trẻ 5 tuổi (EDI) năm học 2011- 2012 cho thấy có hơn một nửa số trẻ bị thiếu hụt ít nhất một lĩnh vực phát triển hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt một lĩnh vực phát triển, trong đó, kỹ năng xúc cảm - xã hội của trẻ đạt thấp, tỉ lệ % trẻ bị thiếu hụt và nguy cơ bị thiếu hụt còn cao. Như vậy ta có thể thấy rằng việc phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non là vô cùng quan trọng.
docx 24 trang skmamnonhay 25/03/2025 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc

SKKN Giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc
 Tuyên truyền giúp phụ huynh nhận thức rõ về vai trò của việc giáo dục 
tình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội đối với sự phát triển của trẻ; đồng thời tích 
cực phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình dạy trẻ.
 Tạo cho trẻ một môi trường học tập tích cực, kích thích sự hứng thú của 
trẻ tới các hoạt động giáo dục. Trong đó đảm bảo mọi trẻ đều được yêu 
thương, chăm sóc, được an toàn, ổn định và được đối xử công bằng. 
 Giáo viên luôn làm gương, là hình mẫu về cách thể hiện cảm xúc, về 
hành vi giao tiếp, ứng xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 
 6. Khả năng áp dụng của sáng kiến :
 Sáng kiến được áp dụng trong các hoạt động giáo dục phát triển thẩm mĩ 
cho trẻ.
 7. Hiệu quả đạt được: 
 Về phía giáo viên.
 Tự tin, sáng tạo hơn trong việc giáo dục thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã 
hội cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc 
 Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh 
và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm.
 Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ phát 
triển thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội thông qua hoạt động âm nhạc.
 Về phía phụ huynh:
 Phụ huynh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc giáo 
dục thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội thông qua hoạt động âm nhạc cho trẻ, 
trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho 
phụ huynh, bảng đánh giá trẻ ở lớp
 Cha mẹ đã gần gũi thường xuyên cùng tham gia các hoạt động văn nghệ 
với con mọi lúc, mọi nơi.
 Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự 
quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ 
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp...
 Về phía trẻ.
 Trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt
 Trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện tình cảm của mình thông qua hoạt động âm 
nhạc.
 Kinh nghiệm sống của trẻ đã phong phú hẳn lên, trẻ hứng thú say mê vào 
các hoạt động âm nhạc.
 Trẻ có thái độ tích cực trong cuộc sống, biết yêu cái đẹp. yêu gia đình, 
quê hương, 
 2 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu 
 Âm nhạc được ví như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn của 
mỗi chúng ta. Thủa nằm nôi, chúng ta được nghe những lời ru ngọt ngào , đằm 
thắm của bà, của mẹ . Lớn lên âm nhạc vẫn luôn bên ta giúp chúng ta quên đi 
những mệt mỏi, muộn phiền của cuộc sống . Rồi khi chúng ta nhắm mắt xuôi 
tay, âm nhạc đưa chúng ta trở về với đất mẹ, âm nhạc trở thành người bạn tri kỷ 
luôn luôn đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường.Với trẻ mầm non âm nhạc 
có vai trò vô cùng quan trọng, giáo dục âm nhạc là phương tiện nâng cao khả 
năng trí tuệ , phát triển thể chất , giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng , củng cố 
kiến thức thông qua học tập, vui chơi . Thông qua hoạt động âm nhạc như học 
hát, nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc  sẽ hình thành ở trẻ một 
nhân cách phát triển , hài hòa, toàn diện, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, trí tuệ, 
thể chất và đặc biệt là tình cảm , kỹ năng xã hội.
 Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và 
phát triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm và xã hội có mối quan hệ chặt 
chẽ với kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ sẽ được cải thiện. Đó là 
nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng 
tham gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ với xã hội. 
Khi trẻ có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, trẻ tự chủ và tự tin hơn 
thì trẻ sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm và tôn 
trọng.Nếu trẻ không đạt được sự phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội tối thiểu 
vào khoảng 6 tuổi trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này.
 Kết quả khảo sát về sự sẵn sàng đi học của trẻ 5 tuổi (EDI) năm học 2011- 
2012 cho thấy có hơn một nửa số trẻ bị thiếu hụt ít nhất một lĩnh vực phát triển 
hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt một lĩnh vực phát triển, trong đó, kỹ năng xúc cảm 
- xã hội của trẻ đạt thấp, tỉ lệ % trẻ bị thiếu hụt và nguy cơ bị thiếu hụt còn cao. 
Như vậy ta có thể thấy rằng việc phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ trong 
trường mầm non là vô cùng quan trọng.
 Song trên thực tế hiện nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ 
được nâng lên gấp bội, nhưng bên cạnh đó tình cảm, thẩm mĩ và kỹ năng xã hội 
của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều này càng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành phố, 
những vùng kinh tế phát triển: Chúng ta dễ dàng thấy trẻ 5- 6 tuổi khi ở nhà hay 
ra ngoài luôn được bố mẹ để chơi một mình hay cầm những chiếc điện thoại 
smatphone xem cả ngày,.... Những việc làm này vô tình sẽ làm mất dần khả 
năng cảm nhận thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội ở trẻ. Đối với đứa trẻ, khả 
năng thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội là rất cần thiết nếu không có nó thì trẻ 
sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nhiều trẻ học 
 4 Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, qua thực tế tôi đã nhận thức được 
sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của việc giáo dục hiện giáo dục thẩm mĩ, 
tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc là rất thiết thực 
và cần được mọi người quan tâm hơn nữa. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: 
“Giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua 
hoạt động âm nhạc” đề tìm ra những phương pháp, biện pháp hữu hiệu nhất để 
phát huy tối đa tác động của giáo dục thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội thông 
qua hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Tất cả nhằm tạo 
cho trẻ một nền tảng vững chắc, thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ - 
những mầm non tương lai của đất nước.
 2. Tên sáng kiến: “Giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho 
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc”
 3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: TRẦN THỊ THU TRANG
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Hoa Sen- Thành phố Vĩnh 
Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0966311389. Email: tranthutrang411@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Hoa Sen- Thành phố 
Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực: phát triển thẩm mỹ ,tình cảm 
và kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 - Sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 11 năm 2018. 
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 
 7.1.1. Phát triển về mặt thẩm mỹ cho trẻ.
 Muốn trẻ được phát triển toàn diện thì giáo dục thẩm mĩ là một phương 
diện vô cùng quan trọng không thể bỏ qua được và cần phải được tiến hành 
trong những năm đầu, đời đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo
 Giáo dục thẩm mỹ là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm 
hình thành, phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ, giúp trẻ nhận thức đúng đắn về cái 
đẹp trong tự nhiên , trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật. Giáo dục trẻ lòng 
yêu cái đẹp , sống theo cái đẹp và phát triển năng lực sáng tạo ra cái đẹp. Người 
ta nói thời kỳ mẫu giáo là thời kỳ “Hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ bởi những 
đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này. Thông qua đó giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu về cái 
đẹp , hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ .
 Hình thành và phát triển được những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ 
trong quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong âm nhạc 
 Hình thành những quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ
 6 âm nhạc hay, chứ chưa nói đến việc cảm thụ các giá trị thẩm mỹ của những tác 
phẩm đó.Như vậy, âm nhạc, hay nói cụ thể hơn là những tác phẩm âm nhạc chân 
chính sẽ có tác động tích cực trong việc hình thành, củng cố và phát triển sâu sắc 
các tính cách để đảm bảo cho một thị hiếu trở thành một thị hiếu thẩm mỹ, nghệ 
thuật lành mạnh. Bởi, khi tiếp thu được các hình tượng tốt đẹp trong cuộc sống 
và trong âm nhạc, tâm hồn con người sẽ trở nên phong phú, trong sáng hơn, từ 
đó, thị hiếu thẩm mỹ cũng sẽ trở nên tốt đẹp.
 Hình thành cơ sở thị hiếu thẩm mỹ thông qua việc tìm hiểu các tác phẩm 
cổ điển của thiếu nhi, tìm hiểu âm nhạc, hội họa. Trẻ học cách biết yêu mên các 
tác phẩm nghệ thuật chân chính. Giáo viên cần dạy cho các em phân biệt cái đẹp 
với cái không đẹp, cái thô kệch và cái xấu xí. Giáo dục cho các em năng lực 
trình bày lý do tại sao em thích bức tranh này, tạo sao em thấy bức tranh này 
đẹp, tại sao lại không đẹp,...
 Dạy trẻ biết cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống xung quanh và bảo vệ nó. Ví 
dụ: một bông hoa đẹp, một bức tranh đẹp,... đều là những cái đẹp trong cuộc 
sống, phải biết bảo vệ , chăm sóc, giữ gìn, nâng niu.
 Lý tưởng thẩm mỹ có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhưng lĩnh 
vực hoạt động cơ bản và chủ yếu là ở nghệ thuật. Chỉ ở trong thế giới nghệ 
thuật, lý tưởng thẩm mỹ mới được thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất, 
thông qua hệ thống hình tượng nghệ thuật phong phú, đa dạng và sinh động.rở 
thành chuẩn mực của các giá trị nghệ thuật và hướng dẫn mọi ý đồ sáng tạo theo 
đúng hướng. Lúc này, lý tưởng thẩm mỹ là bước hoàn thiện của ý thức thẩm mỹ, 
là sự hoàn thiện các trạng thái tình cảm, lý trí, thị hiếu, là hệ thống năng lực thực 
hiện ước mơ và khát vọng ý chí, lôi cuốn con người hướng về tương lai.Một tác 
phẩm âm nhạc được đánh giá là hay, có chất lượng thẩm mỹ cao, phải là tác 
phẩm đạt được một lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn. Từ đó, họ có thể đặt ra cho 
mình một nguyện vọng, lối sống tích cực, theo tấm gương mà họ được biết đến 
qua các tác phẩm âm nhạc đó.
 Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật ,lòng ham muốn và khả năng 
đem cái đẹp vào đời sống, học tập, lao động, ứng xử. 
 Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật
 Vai trò quan trọng của âm nhạc ở chỗ nó chính là phương tiện của giáo 
dục thẩm mĩ.Hoạt động âm nhạc là một trong những hoạt động nghệ thuật, đóng 
vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động tạo hình 
giúp cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ; giúp trẻ nhận ra âm thanh, 
giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu, hình ảnh, lời ca có trong mỗi tác phẩm âm nhạc từ 
đó thúc đẩy sự phát triển của quá trình tri giác và khả năng nhận thức của trẻ; 
tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.Ở lứa 
tuổi mẫu giáo lớn mầm mống của tính sáng tạo đã bắt đầu xuất hiện. Trẻ không 
 8 kèm với sự phát triển đó là những tệ nạn xã hội, sự xuống cấp về đạo đức của 
con người ... vì vậy mà việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ có vai trò vô cùng quan 
trọng tới sự hình thành nhân cách sau này của trẻ
 Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận 
động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của 
một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo 
đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, hoạt động âm nhạc có vai trò vô cùng quan 
trọng với việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non.
 7.1.2. Phát triển về mặt tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.
 Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, 
cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời 
gian nhất định. Giáo dục hành vi, quy tắc ứng xử có văn hóa cho trẻ chính là 
việc giáo dục những phép tắc, lễ nghĩa, những chuẩn mực và những hành vi đơn 
giản, phổ biến, cần thiết với lứa tuổi mầm non như: cách ăn nói, trang phục, 
phép tắc ứng xử có văn hóa trong quan hệ của trẻ với những người xung quanh, 
gia đình, nhà trường, môi trường tự nhiên và cả động, thực vật. Từ đó hình thành 
ở trẻ một số thói quen và hành vi đẹp. Trẻ biết phân biệt được đâu là việc làm tốt 
đâu là việc làm xấu, thế nào là đáng khen và đáng chê. Đó là những cơ sở đầu 
tiên để hình thành nên nhân cách con người.
 Hành vi và quy tắc ứng xử trong xã hội, gia đình, trường học
 Xã hội
 Chúng ta đều biết rằng, mỗi người chúng ta chỉ tồn tại trong một xã hội 
nhất định và tồn tại trong quan hệ với những cá nhân khác. C.Mác đã nói, 
“trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những "quan hệ xã 
hội"”. Do vậy, mỗi người chúng ta trong quá trình lao động của mình, sẽ phải tự 
điều chỉnh bản thân mình theo hướng hoạt động có trách nhiệm, làm cho hoạt 
động của mình phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Đất nước ta đang trên đà 
phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bên cạnh sự phát triển kinh tế 
là không ít những tệ nạn xã hội, sự xuống cấp về hành vi, văn hóa ứng xử của 
con người. Ngày ngày trên những phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều 
bài viết về tệ nạn xã hội. Cho nênviệc giáo dục cho trẻ những hành vi,quy tắc 
ứng xử có văn hóa là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết . Chủ tịch Hồ Chí 
Minh đã từng nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự 
giáo dục của ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà 
trường được tốt hơn”. Từ đó thấy được vai trò quan trọng của xã hội với sự phát 
triển toàn diện của trẻ. 
 Qua hoạt động ca hát trẻ học được những hành vi và quy tắc ứng xử trong 
xã hội thông qua những bài hát trẻ được nghe và được hát.
 Ví dụ : 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_tham_my_tinh_cam_va_ky_nang_xa_hoi_cho_tre_5_6.docx