SKKN Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

Có một câu danh ngôn thế này: “ Hãy cứ với tay lên bầu trời, bởi nếu bạn không có được mặt trăng thì rất có thể bạn sẽ có được những vì sao”. Câu danh ngôn trên như một lời động viên rất nhẹ nhàng, nó nhắn nhủ mỗi con người chúng ta, vượt qua rào cản bản thân để sẵn sàng vượt qua thử thách phía trước, bằng một tâm thế tự tin, chững chạc. Nhưng, làm thế nào để có thể tự tin vững bước lại là một câu hỏi rất khó trả lời. Việc phát triển tính tự tin, dám thể hiện bản thân của mỗi người phải được bắt đầu ngay từ những năm đầu của tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên, một phần rất quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu tiên này là giai đoạn 5 – 6 tuổi. Trên thực tế, lứa tuổi này các con còn phụ thuộc rất nhiều ở người lớn. Các con vẫn phát triển trong hai vòng tròn: Gia đình và nhà trường. Nhưng vòng tròn của nhà trường thông thường sẽ to hơn. Vì sao vậy? Vì thời gian đứa trẻ ở trường nhiều hơn, con được tiếp xúc với thầy cô, với bạn bè nhiều hơn nên những con người đó dễ ảnh hưởng đến con hơn. Chính vì vậy, việc hình thành và phát triển tính tự tin của trẻ muốn thành công phụ thuộc vào một yếu tố không nhỏ - Đó là sự giáo dục của cô giáo, của nhà trường.
Bản thân tôi đã từng chứng kiến rất nhiều tình huống không hay xảy ra khi trẻ của mình không tự tin, mạnh dạn: Để hưởng ứng buổi biểu diễn “ Đêm hội trăng rằm ” của nhà trường sắp tố chức, tôi đã rất cố gắng hướng dẫn, xây dựng cho trẻ trong lớp một tiết mục múa khá mới lạ và ấn tượng. Mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, các con múa, hát rất giỏi, buổi tổng duyệt diễn ra tốt đẹp. Thế nhưng, hôm biểu diễn chính thức, dưới ánh đèn sân khấu sáng rực và hàng trăm con mắt khán giả theo dõi, thì 1 bé gái lớp tôi lại đứng thụt lùi sau cánh gà, nhất định không chịu biễu diễn. Thế là bài hát múa xem như bớt hay đi phần nhiều. Điều gì khiến cho đứa trẻ đó không tỏa sáng? Điều gì khiến cho tôi bị mất điểm trong mắt phụ huynh và đồng nghiệp? Chính là sự hoang mang của trẻ, trẻ sợ ánh mắt người khác nhìn vào, trẻ sợ rằng mình làm không tốt. Và điều quan trọng khiến tôi thất bại lần đó là do không chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ, không khơi dậy trong trẻ để trẻ biết rằng nó thật sự rất giỏi. Nếu tôi làm được điều đó thì có lẽ cả tôi và trẻ đó đều đã thật sự thành công. Đó là minh chứng sống động chứng tỏ: Tự tin là chiến thắng. Hơn nữa, trên thực tế, qua nhiều lần trao đổi với phụ huynh của mình, tôi đều được họ chia sẻ rằng con của họ khá tự ti, rụt rè, ngại giao tiếp. Có nhiều trẻ cứ thấy có khách đến nhà là chui tọt vào phòng, thu lu ngồi một mình. Điều này khiến các bậc phụ huynh của tôi lo ngại. Tôi đã suy nghĩ nhiều về điều đó, suy nghĩ nhiều về việc mình sẽ - nên - đã làm có phù hợp hay không?
doc 21 trang skmamnonhay 10/12/2024 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

SKKN Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
 Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi
 MỤC LỤC``````
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................................3
1.Cơ sở lí luận: ......................................................................................................3
2. Thực trạng vấn đề:.............................................................................................3
2.1. Đặc điểm chung:.............................................................................................3
2.2. Thuận lợi ........................................................................................................4
2.3. Khó khăn ........................................................................................................4
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.......................................................................5
3.1. Biện pháp 1:Tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức về chăm sóc, 
 nuôi dưỡng trẻ. ..............................................................................................5
3.2. Biện pháp 2:Xây dựng môi trường, lớp học thân thiện, gần gũi với trẻ.........6
3.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng, rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn thông qua việc 
 thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ .................................................6
3.4. Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin thông qua hoạt động: Gây hứng thú và tổ 
 chức các trò chơi tập thể..............................................................................10
3.5.Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục tính mạnh dạn, 
 tự tin cho trẻ. ...............................................................................................11
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:........................................................... 122-
 13
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................14
1. Kết luận: ..........................................................................................................14
2. Kiến nghị:........................................................................................................14
2.1. Đối phòng giáo dục: ..................................................................................144
2.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:............................................................155
IV .PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..............................16
 2/15 Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi
khơi dậy trong trẻ để trẻ biết rằng nó thật sự rất giỏi. Nếu tôi làm được điều đó 
thì có lẽ cả tôi và trẻ đó đều đã thật sự thành công. Đó là minh chứng sống động 
chứng tỏ: Tự tin là chiến thắng. Hơn nữa, trên thực tế, qua nhiều lần trao đổi với 
phụ huynh của mình, tôi đều được họ chia sẻ rằng con của họ khá tự ti, rụt rè, 
ngại giao tiếp. Có nhiều trẻ cứ thấy có khách đến nhà là chui tọt vào phòng, thu 
lu ngồi một mình. Điều này khiến các bậc phụ huynh của tôi lo ngại. Tôi đã suy 
nghĩ nhiều về điều đó, suy nghĩ nhiều về việc mình sẽ - nên - đã làm có phù hợp 
hay không?
 Từ những thực tế đó, bản thân tôi là một giáo viên mầm non, là người mẹ 
thứ hai, luôn gần gũi, trò chuyện với trẻ, đã trăn trở suy nghĩ cần phải làm gì, 
dạy thế nào để trẻ biết nên hòa đồng với những người khác? Để trẻ nhận ra cách 
thể hiện tình cảm của mình như thế nào cho đúng? Đối diện với trở ngại và thử 
thách ra sao? Để làm tốt công việc này thì giáo viên cần phải xác định đúng mục 
đích, yêu cầu khi dạy trẻ, cô giáo phải là người gương mẫu, tự tin và chuẩn mực 
để trẻ noi theo. Bên cạnh đó cần rèn luyện cho trẻ có những thói quen, hành vi 
văn hóa, vì tất cả những kiến thức trẻ được học ở trường mầm non chính là hành 
trang cho trẻ sau này và nó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt 
“Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Có lẽ vì điều này mà nghề nhà giáo cũng từng được ví 
như một chuyên viên trang điểm. Khách hàng của chúng ta chính là những đứa 
trẻ thân yêu, non nớt. Trong mỗi một đứa trẻ đều có hai thái độ song song: Đó 
là thái độ của sự sợ hãi và thái độ của sự tự tin. Nếu bạn trang điểm cho kiểu thái 
độ nào nhiều hơn, khéo hơn thì thái độ ấy sẽ thể hiện, mạnh mẽ và sắc màu hơn. 
Hãy nhớ rằng sự tự tin không phải tự nhiên mà có, mà nó lại chính là sản phẩm 
của sự dạy dỗ và rèn luyện.
 Từ nhận thức về tầm quan trọng trong việc giáo dục để trẻ biết chững chạc 
sau thất bại, can đảm bước qua vật cản phía trước để nắm bắt sợi dây kiến thức 
dài vô hạn, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi 
dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi ”
 2/15 Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi
 Với những đặc điểm, tình hình của trường, của lớp và qua thực tế khảo sát, 
trong quá trình thực hiện, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2. Thuận lợi 
* Về cơ sở vật chất:
 Phòng giáo dục và BGH nhà trường luôn quan tâm, sát sao chỉ đạo trong 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ bằng cách tổ chức các chuyên đề, các lớp tập 
huấn,các buổi kiến tập chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng nuôi và dạy cho 
giáo viên.
 Phòng học rộng rãi, thoáng mát, có sân chơi sạch sẽ thuận tiện cho việc 
tiến hành các hoạt động học tập vui chơi của trẻ. 
 BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, đồ dùng đồ 
chơi theo đúng Thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 về danh mục đồ 
dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu trong trường mầm non.
* Về giáo viên:
 Lớp có 3 giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến 
trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn tìm tòi các tài liệu trên mạng 
hay trong sách báo để nắm bắt những tri thức mới phục cho việc chăm sóc giáo 
dục trẻ tốt hơn.
* Về học sinh và phụ huynh:
 100% trẻ ăn ngủ tại lớp nên dễ dàng, thuận tiện trong việc giáo dục trẻ 
mọi lúc mọi nơi.
 Đa số phụ huynh phối kết hợp tốt với giáo viên trong việc chăm sóc giáo 
dục trẻ. 
2.3. Khó khăn
* Về cơ sở vật chất
 Tài liệu tham khảo bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn tự tin cho trẻ còn 
chưa nhiều và chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay.
* Về trẻ: 
 Khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều gây khó khăn trong việc 
cung cấp kiến thức.
 Trẻ đi học chưa đều do sức khỏe và hạn chế về thể chất
 Trẻ lứa tuổi này có nhu cầu khẳng định mình rất lớn, trẻ muốn có thẩm 
quyền với mọi vật xung quanh, do đó tính ích kỷ dễ phát triển gây cản trở trong 
việc tiếp thu các kiến thức mới.
* Về phụ huynh: 
 Đa số trẻ thuộc gia đình làm nông nghiệp và dịch vụ nên chưa nhận thức 
rõ về bậc học mầm non, ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều do ông, bà 
 4/15 Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi
 - Đừng ngại đưa ra những lời cổ vũ, động viên kịp thời. Luôn nhớ rằng: 
Lời khen là liều thuốc bổ.
 - Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể 
tích hợp được tính mạnh dạn tự tin cho trẻ.
 Kết quả: Khi tôi đã nắm bắt được tâm lý trẻ theo lứa tuổi mà mình phụ 
trách kết hợp với tinh thần tự học và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên 
môn. Từ đó là một điều kiện thuận lợi giúp tôi triển khai sang biện pháp tiếp 
theo.
3.2. Biện pháp 2:Xây dựng môi trường, lớp học thân thiện, gần gũi với trẻ
 Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân 
giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa 
giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và 
cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch trang trí sắp xếp tạo môi 
trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ 
dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ, đặc biệt tạo 
nhiều góc mở để trẻ được trải nghiệm một cách tích cực.
 Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng nội quy, qui định trong lớp học và cách 
giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nề nếp được thực hiện ngay khi đón 
trẻ vào năm học mới. Tôi có những nội quy góc chơi với trẻ cách lấy đồ dùng đồ 
chơi đúng nơi qui định hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, 
không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật 
trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các 
vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau
 Kết quả: Sau khi xây dựng được môi trường lớp học, thân thiện gần gũi 
trẻ tôi có thể giúp trẻ hứng thú đến trường, đến lớp. Để từ đó có thể lựa chọn 
các hình thức bồi dưỡng, rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn thông qua việc thực 
hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. 
3.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng, rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn thông qua việc 
thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ 
 Trẻ mẫu giáo rất dễ bị phân tâm, mất tập chung chú ý bởi các yếu tố bên 
ngoài. Chính bởi sự đặc điểm đó, nên cô giáo phải gần gũi, yêu thương và trò 
chuyện với trẻ một cách cởi mở, tự nhiên để trẻ tự bộc lộ bản thân. Bằng cách 
đó, những kiến thức cung cấp cho trẻ luôn phong phú, nhẹ nhàng không gượng 
ép. Khi tiến hành giáo dục tính mạn dạn, tự tin cho trẻ tôi sử dụng phương pháp 
giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi để luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm thực tế cho 
trẻ. 
 6/15 Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi
xong? Hoa đã nhận ra điều quan trọng gì? Nếu các con phải chuyển đến trường 
mới giống Hoa con sẽ làm gì?
 Với hệ thống câu hỏi mở như trên, tôi đã tạo cơ hội cho trẻ được nói nhiều 
hơn, suy ngẫm nhiều hơn, giải quyết tình huống cụ thể để nếu trẻ phải trải qua 
tình huống như vậy trẻ sẽ tự tin giải quyết vấn đề của mình. Ngoài việc đặt câu 
hỏi phù hợp, tôi còn giải thích giúp trẻ hiểu sâu sắc ý nghĩa của truyện: Đừng 
quan tâm đến vẻ bề ngoài, điều quan trọng nhất là bạn hãy thể hiện thật tốt khả 
năng của mình. 
* Thông qua giờ học khám phá:
 Bộ môn khám phá rất phù hợp để rèn cho trẻ tính tự tin. Tôi thảo luận với 
các đồng chí giáo viên trong tổ, khối để tìm và đưa vào những đề tài phù hợp 
như: Khi trẻ bị lạc; Bé đến trường mới; Ở nhà một mình; Cách phòng chống bắt 
cóc; Phòng chống khi bị xâm hại ... Những đề tài này nhằm cung cấp cho trẻ 
những kiến thức, kỹ năng tự phục vụ cần thiết để trẻ có thể tự giải quyết khi gặp 
tình huống tương tự. Khi tiến hành dạy các đề tài như trên, tôi thường tạo cơ hội 
cho trẻ được trải nghiệm như thật bằng việc trang trí, dựng cảnh cho lớp phù 
hợp, các cô giáo sẽ hóa thân vào các vai, các nhân vật trong tình huống để cùng 
trẻ giải quyết. 
 Đề tài: Ở nhà một mình - tôi đã đưa tình huống để trẻ biết tránh những 
mối nguy hiểm khác như: “Nếu con đang ở nhà một mình mà có người đến gọi 
mở cửa con sẽ làm gì?”. Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình và cách giải 
quyết của mình. Trong khi thảo luận với trẻ, tôi gợi mở cho trẻ: Người gọi mở 
cửa cũng có trường hợp là kẻ xấu và có thể gây hại cho các con hoặc có thể lấy 
trộm đồ đạc của gia đình các con. Và người đó có thể chính là bạn bè hoặc 
chính là người quen biết với bố mẹ các conđể giúp trẻ suy đoán và tìm cách 
giải quyết. Sau đó, giáo viên vẫn là người giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất 
trong trường hợp này đó là: Tuyệt đối không được mở cửa khi ở nhà một mình, 
kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ hoặc là bạn bè. Nếu có người lớn ở 
trên gác chưa biết thì gọi xuống, còn nếu không có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại 
lời nói hoặc tối đến gặp bố mẹ. Từ tình huống này, kỹ năng sống tôi muốn giáo 
dục cho trẻ: Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình. 
* Thông qua hoạt động ngoài trời
 Một lợi ích quan trọng của hoạt động ngoài trời là tăng cường kỹ năng 
giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ được, tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong 
lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng 
thích nghi, hòa nhập khi đến môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định rằng 
hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể 
 8/15

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_de_boi_duong_phat_trien.doc