SKKN Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non
Một số nghiên cứu đã khẳng định giai đoạn hiệu quả nhất để giáo dục trẻ em các kiến thức và kỹ năng sống mà trẻ sẽ ghi nhớ suốt đời đó là lứa tuổi mầm non. Nội dung giáo dục an toàn giao thông nên bắt đầu từ giáo dục mầm non và cần được thực hiện liên tục ở các lớp tiếp theo. Do đó, giáo dục an toàn giao thông trong trường mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt vì nó giúp trẻ em có được những nhận thức ban đầu tuy đơn giản nhưng cơ bản để hình thành những hiểu biết về một số phương tiện giao thông, một số luật đơn giản khi đi đường, những hành vi đúng khi tham gia giao thông, có ý thức tôn trọng luật giao thông từ nhỏ để đến khi trưởng thành chính các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông”. Nhận thức được về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ mầm non, bản thân tôi đã mạnh dạn nghiên cứu biện pháp “Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân trong năm học 2022 - 2023.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non

2 Với đề tài “Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non” áp dụng đối với lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong nhà trường và áp dụng rộng rãi đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện Lệ Thủy, các trường mầm non trong tỉnh. Chính đề tài này được áp dụng và mang lại hiệu quả rất cao ở lớp học của tôi, trẻ thích thú, mong muốn tham gia trải nghiệm, thực hành các kỹ nằng giao thông đường bộ và chất lượng về giáo dục an toàn giao thông đường bộ của trẻ trong trường học được nâng lên rõ rệt. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài cần giải quyết Thực tế trong quá trình tổ chứclồng ghép các hoạt động giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ cho trẻ sẽ hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ. Hằng ngày trẻ phải đối mặt với các tình huống nguy hiểm. Vì vậy, giáo dục an toàn giao thông đường bộ sẽ chuẩn bị cho trẻ trở thành người tham giao thông an toàn. Là một giáo viên mầm non, bản thân thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ nên trong quá trình giảng dạy những năm qua tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi những giải pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng thú, tích cực tham gia vận động. Năm học 2022 - 2023, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi với tổng số 30 trẻ, trong đó có 17 nam và 13 nữ. Bản thân xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình là chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ có nhận thức ban đầu về các phương tiện giao thông đường bộ thông dụng, một số quy định về luật an toàn giao thông đường bộ, giúp trẻ tự tin, năng động, linh hoạt hơn trong các tình huống khi tham gia giao thông đường bộ. Tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non”. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi Nhà trường đặc biệt quan tâm đầu tư các đồ dùng, đồ chơi cho việc giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong trường học. Có mô hình an toàn giao thông đường bộ dành riêng cho trẻ, có các bãi tập bằng phẳng, sạch sẽ. Ngoài ra, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động như: “Bé với an toàn giao thông đường bộ”, tổ chức các buổi trò chuyện mời các cán bộ công an về hướng dẫn, ngoài ra còn tổ chức giao lưu trò chơi về các luật lệ giao thông đường bộ giữa các lớp trong khối để giáo viên có cơ hội bồi dưỡng cho trẻ. 4 thông. 2 Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động khi tham gia 9 30% 21 70% giao thông. 3 Trẻ có kỹ năng thực hành, trải nghiệm về 8 26,7% 22 73,3% ATGT. 4 Trẻ biết được một số hành vi đúng, sai và có ý 9 30% 21 70% thức chấp hành tốt các luật lệ khi tham gia giao thông. Qua kết quả trên, tôi nhận thấy kiến thức và kỹ năng của trẻ về luật lệ an toàn giao thông đạt hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm ra những biện pháp thiết thực nhằm mang lại hiệu quả, giúp trẻ hứng thú tìm hiểu, có kỹ năng thực hành tốt, mạnh dạn, tích cực hơn trong giáo dục an toàn giao thông góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Từ thực tế của nhóm lớp của mình, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau: * Nguyên nhân Do một số trẻ còn nhút nhát nên ảnh hưởng đến khả năng tham gia các hoạt động về giáo dục an toàn giao thông đường bộ của trẻ. Với chương trình giáo dục mầm non đổi mới hiện nay, bản thân ít có thời gian để nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục an toaafn giao thông đường bộ cho trẻ. Đa số phụ huynh trong lớp bận công việc nên ít có thời gian để quan tâm đến trẻ, hướng dẫn trẻ chấp hành đúng các luật lệ khi tham gia giao thông đường bộ khi trẻ ở nhà. Từ những nguyên nhân trên, áp dụng thực tế từ nhóm lớp của mình, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành khi văn hóa tích cực khi tham gia giao thông đường bộ. 2.2. Nội dung đề tài Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả đề tài nghiên cứu Giải pháp 1: Xây dựng lồng ghép kế hoạch giáo dục “An toàn giao thông đường bộ” của lớp Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non nơi mà không chỉ đơn giản là quá trình dạy học mà còn là quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Xây dựng kế hoạch là một biện pháp chủ yếu để giúp giáo viên hình dung rõ ràng và chủ động trong mọi 6 những tính cách tiềm ẩn của mình” (M.Montessori). Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ. * Môi trường trong lớp Nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ mỗi khi đến lớp thì môi trường cho trẻ hoạt động là điều mà tất cả mỗi giáo viên đều đặc biệt chú trọng. Muốn có môi trường học tập tốt phải đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ phù hợp. Đồng thời phải xây dựng được môi trường an toàn, gần gũi, thân thiện với trẻ. Để làm được điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch tập trung vào chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông đường bộ”. Từ đó tôi đã chủ động sắp xếp trang trí môi trường lớp học phù hợp, bố trí các góc khoa học. Trẻ được tiếp thu tri thức trong một bầu không khí lành mạnh, đẹp mắt, tạo cho trẻ sự hứng thú hơn trong học tập. Tùy vào từng góc chơi tôi thường xuyên cho trẻ trải nghiệm các hoạt động, giúp trẻ tạo ra các sản phẩm phát triển được các vận động tinh như: Xé, dán, cắt, nặn, ... về các loại phương tiện và luật lệ giao thông đường bộ. Những sản phẩm từ chính bàn tay trẻ làm ra luôn được trẻ nâng niu, giữ gìn và yêu thích giúp trẻ hăng say thể hiện ý tưởng của mình. Cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng để tổ chức những giờ hoạt động xây dựng các mô giao thông đường bộ đơn giản với số lượng từng nhóm trẻ tham gia. * Môi trường ngoài trời Để giúp trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận động ở mọi lúc mọi nơi. Tôi đã chủ động sưu tầm nhiều nguyên vật liệu dễ kiếm như: Bìa cát tông, lõi giấy vệ sinh, thùng giấy, chai nhựađể tạo ra các đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tinh mắt, tư duy của trẻ. Tất cả những trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự hiểu biết, nâng cao kỹ năng xử lý các tình huống giao thông đường bộ khi gặp phải. Các thiết bị để trẻ trải nghiệm phải đảm bảo an toàn, khoảng đất phía dưới đồ chơi phải mềm để đỡ cho trẻ khi ngã. Những đồ chơi để trẻ tham gia giao thông như: mô hình ngã tư đường phố, các loại phương tiện giao thông đường bộ: ô tô, xe tải, xe đạp, xe buýt... Ngoài ra, tôi còn tận dụng các lốp xe để làm các biển báo, các loại chai nhựa để làn các tín hiệu đèn giao thông. Ví dụ: Tôi sử dụng các hộp giấy để làm ra các biển báo giao thông đường bộ, cho trẻ chọn đáp án đúng sai trong các hình, qua đó trẻ rất vui và hứng thú để hoàn thành phần chơi của mình. Ngoài ra, tùy theo thời tiết trong ngày tôi có thể cho trẻ trải nghiệm ở mô hình giao thông đường bộ giữa sân trường. Đây cũng là một hoạt động giúp trẻ phát triển kỹ năng khi tham gia giao thông đường bộ. 8 + Chuẩn bị: 10 đèn đỏ, 10 đèn xanh, 10 đèn vàng bằng bìa hoặc xốp có tay cầm + Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 đèn đỏ, xanh hoặc vàng. Cách 1: Khi cô hô đèn nào được đi. Những trẻ có đèn xanh sẽ giơ cao và cả lớp cùng nói “đèn xanh”. Tương tự chuẩn bị - “đèn vàng”, đừng lại - “đèn đỏ”. Cách 2: Chơi ngược lại: Khi cô giơ đèn xanh, trẻ nói “được đi”. Tương tự đèn vàng - “Đi chậm”, đèn đỏ - “ đứng lại”. Trò chơi 2: Ghép biển báo + Mục đích: Trẻ biết được một số biển báo quen thuộc. Trẻ hiểu được ý nghĩa của các biển báo đó. Rèn tính nhanh nhẹn cho trẻ. + Chuẩn bị: 2 - 4 bảng được gắn các biển báo chưa hoàn chỉnh và các mảnh còn lại của các biển báo + Cách chơi: Cách 1: Trẻ đứng tại bàn thành các đội chơi. Khi có tín hiệu, trẻ phải thật nhanh nhặt các chi tiết gắn vào biển báo sao cho biển báo có ý nghĩa. Sauk hi ghép xong. Lần lượt từng trẻ của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừa ghép xong. Đội nào ghép nhanh, chính xác, giới thiệu đúng các biển báo thì đội đó sẽ giành chiến thắng. Cách 2: Trên bảng cô gắn rẩ nhiều các biển báo chưa được hoàn thiện. Khi có hiệu lện trẻ sẽ bật qua 3 vòng liên tiếp và lên nhặt các chi tiết ghép thành biển báo có ý nghĩa. Sau đó, lần lượt từng trẻ của đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừa ghép. Đội nào ghép nhanh, giới thiệu đúng các biển báo đội đó sẽ giành chiến thắng. Ngoài ra tôi còn tổ chức xho trẻ một số trò chơi khác như: Người tài xế giỏ, ô tô và chim sẽ, đi đúng luật, xe về bến, về đúng đường, vòng quay giao thông, người lái xe hoa, tín hiệu các trò chơi được tổ chức vào các hoạt động học, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời. Trẻ rất hứng thú tham gia, thông qua các trò chơi không chit giúp trẻ nắm được một số quy định giao thông cơ bản mà còn rèn luyện cho trẻ khả năng chú ý, phản ứng nhanh nhẹn. Giải pháp 4: Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông vào các hoạt động của trẻ ở trường mầm non Để thực hiện tốt biện pháp tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông vào các hoạt động của trẻ ở trường mầm non thì tôi thiết nghĩ cần có sự phù hợp với độ tuổi, đặc điểm phát triểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ. Các cách 10 + Kéo, hồ, bút, đất nặn, phấn, bảng, khuôn in, bút sáp, màu nước.. + Tạp chí, họa báo, quảng cáo về phương tiện giao thông + Giấy trắng, nilon, giấy, bìa, hộp cát tông, giấy màu + Sỏi, đá, hột hạt, chai nhựa, cát màu, len, vải vụn Hoạt động đọc thơ, kể chuyện: Tôi cho trẻ đọc những bài thơ, kể những câu chuyện mang tính giáo dục an toàn cao với các hình ảnh, sa bàn, lô tô, powerpoint, sa bàn, vật thậtVí dụ, khi cho trẻ đọc bài thơ “Chiếc mũ xinh” thì cho trẻ thực hiện với chiếc mũ bảo hiểm, trẻ sẽ hiểu được đội mũ bảo hiểm để bảo vệ an toàn cho bé khi đi đường, trẻ biết cách đội mũ bảo hiểm, biết tự gài và mở khóa dây choàng . Biết về tuyên truyền với mọi người trong gia đình khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Hoạt động âm nhạc: Tôi cho trẻ hát các bài hát về chủ đề giao thông như: “Em đi qua ngã tư đường phố”; “Em đi chơi thuyền”chia trẻ thành 2 nhóm và cho trẻ hát. Khi dơ đèn đỏ lên nhóm 1 dừng lại, đèn xanh nhóm 2 hát tiếp. Thông qua hoạt có tính nghệ thuật, hoạt động giáo dục an toàn giao thông góp phần hỗ trợ cho đời sống tinh thần của trẻ thêm vui vẻ, lạc quan, yêu đời, sáng tạo những cái mới, giúp trẻ chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông, phát huy tích về hành vi văn hóa giao thông, hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Cùng với việc học, chơi là nhu cầu không thể thiếu của trẻ ở em lứa tuổi mầm non. Vui chơi giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống và học tập của trẻ. Đối với trẻ, trò chơi là một phát hiện mới, kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Việc lồng ghép các trò chơi giáo dục an toàn giao thông ở mọi lúc, mọi nơi trong trường mầm non là việc làm cần thiết. Hoạt động góc: tôi cho trẻ lựa chọn góc chơi theo nhóm mà trẻ thích với những nội dung phù hợp về giáo dục an toàn giao thông như: + Góc bán hàng: Cho trẻ chơi bán hàng về các phương tiện giao thông : Xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, mũ bảo hiểm,... Trẻ nhận biết, gọi tên, đặc điểm và cách thức hoạt động của các loại phương tiện và các đồ dùng. + Góc phân vai: Tôi chuẩn bị những đồ dùng như túi du lịch, quần áo và một số hành lí đồ dùng các nhân khác. Bộ đồ nấu ăn, bán hàng, sách du lịch và quảng bá các hãng du lịch, ví, thẻ lên tàu, vé xe, mũ bảo hiểm, tiền Tôi hướng dẫn trẻ đi nghỉ mát bằng ô tô thì phải mua vé trả tiền mới được lên xe, khi ngồi trên xe không được đùa nghịch không được thò đầu, tay ra ngàiHoặc cho trẻ đóng vai chú cảnh sát, người đi đường,thông qua các tình huống khi tham gia thông trên đường từ đó trẻ có các kỹ năng giao tiếp và xử lý phù hợp. + Góc sách - truyện: Cho trẻ quan sát tranh ảnh về các phương tiện giao thông, các loại biển báo, người điều khiển, làm các công trình giao thông (xây dựng đường, sửa đường, xây dựng ga tàu), bản đồ giao thông, bằng lái, giấy đăng kí xe hoặc cho trẻ tô màu các loại xe, đèn tín hiệu giao thông, các lọai biển báo, mũ bảo hiểm
File đính kèm:
skkn_giao_duc_an_toan_giao_thong_duong_bo_cho_tre_mau_giao_5.doc