SKKN Giải pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Đào Xá, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Giáo dục phát triển ngôn ngữ được hiểu là nội dung giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp hiệu quả, cũng như các kỹ năng tiền đọc viết ban đầu của trẻ. Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh, ngữ âm hoàn thiện dần, vốn từ được mở rộng. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển tư duy trực quan hình tượng. Qua đó trẻ nhận thức được các kiến thức của hoạt động học, số lượng các từ tăng nhanh theo thời gian. Theo nghiên cứu, kết thúc tuổi mẫu giáo trẻ sẽ có khoảng 3000 đến 5000 từ, trong đó có rất nhiều từ ngữ khoa học. Vốn từ của trẻ được tích lũy ngày càng phong phú, đủ để diễn đạt các nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. Đến thời kỳ trẻ 5- 6 tuổi, lời nói mạch lạc của trẻ đã đạt ở trình độ khá cao. Lời nói của trẻ không chỉ đơn thuần là kể lại sự kiện mà còn có các câu miêu tả, câu nghi vấn, có kỹ năng biểu lộ thái độ trong lời nói, cử chỉ giao tiếp, biểu lộ cảm xúc thái độ đối với các sự vật, hiện tượng trong câu chuyện.
Trường mầm non Đào Xá được thành lập từ năm 1997, với tên gọi là trường mầm non Đào Xá. Trải qua 264 năm xây dựng và phát triển, đến nay nhà trường đã có những bước phát triển thật tự hào.
doc 22 trang skmamnonhay 17/03/2025 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Đào Xá, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Đào Xá, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

SKKN Giải pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Đào Xá, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
 2
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ PHÚ BÌNH
 TRƯỜNG MẦM NON ĐÀO XÁ
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Giải pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5-6 
 tuổi trường mầm non Đào Xá, huyện Phú Bình,
 tỉnh Thái Nguyên.
 Tác giả/Nhóm tác giả: Dương Thị Hảo
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị/địa chỉ: Trường mầm non Đào Xá
 Phú Bình, tháng 4, năm 2023 4
ngôn ngữ đóng vai trò là phương tiện biểu hiện cảm xúc, trạng thái tâm lý và là một 
yếu tố quan trọng biểu lộ văn hóa mỗi quốc gia, dân tộc, tính cách của con người.
 Lứa tuổi mầm non được coi là giai đoạn vàng để dạy trẻ tiếp thu các kiến 
thức, kĩ năng một cách nhanh và hiệu quả nhất, trong đó không thể không kể đến 
tiếp thu ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội 
ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu. Ở giai đoạn này, trẻ đạt được những 
thành tích “vĩ đại” mà ở giai đoạn sau trẻ không thể có được.
 Giáo dục phát triển ngôn ngữ được hiểu là nội dung giáo dục nhằm nâng cao 
sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp hiệu quả, cũng như 
các kỹ năng tiền đọc viết ban đầu của trẻ. Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ 
của trẻ được phát triển mạnh, ngữ âm hoàn thiện dần, vốn từ được mở rộng. Việc 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển tư duy 
trực quan hình tượng. Qua đó trẻ nhận thức được các kiến thức của hoạt động học, 
số lượng các từ tăng nhanh theo thời gian. Theo nghiên cứu, kết thúc tuổi mẫu giáo 
trẻ sẽ có khoảng 3000 đến 5000 từ, trong đó có rất nhiều từ ngữ khoa học. Vốn từ 
của trẻ được tích lũy ngày càng phong phú, đủ để diễn đạt các nhu cầu trong cuộc 
sống hàng ngày. Đến thời kỳ trẻ 5- 6 tuổi, lời nói mạch lạc của trẻ đã đạt ở trình độ 
khá cao. Lời nói của trẻ không chỉ đơn thuần là kể lại sự kiện mà còn có các câu 
miêu tả, câu nghi vấn, có kỹ năng biểu lộ thái độ trong lời nói, cử chỉ giao tiếp, biểu 
lộ cảm xúc thái độ đối với các sự vật, hiện tượng trong câu chuyện.
 Trường mầm non Đào Xá được thành lập từ năm 1997, với tên gọi là trường 
mầm non Đào Xá. Trải qua 264 năm xây dựng và phát triển, đến nay nhà trường đã 
có những bước phát triển thật tự hào.
 Về cơ sở vật chất, từ ngôi trường nhà tranh vách đất học nhờ nhà văn hóa của 
xóm đến nay trường đã được đầu tư xây dựng thành 2 điểm trường khang trang với 
14 phòng học và các khu công trình nhà hiệu bộ, văn phòng trường, bếp nấu ăn một 
chiều, các khu nhà vệ sinh CBGV, NV, nhà để xe...nhà trường có trên 1200m2 sân 
lát gạch bổ với hệ thống bồn hoa cây cảnh tạo bóng mát và khu trồng rau xanh của 
bé nhằm cải thiện bữa ăn với rau sạch cho CBGV, NV nhà trường. Nhà trường đạt 
chuẩn Quốc gia mức độ I công nhận lại vào tháng 6/2019. 6
 - Trường mầm non Đào Xá được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng 
chính quyền địa phương, phòng GD&ĐT huyện Phú Bình và sự phối hợp chặt chẽ 
của phụ huynh học sinh
 - Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá về mặt đào tạo, đang được trẻ 
hoá dần. Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say công tác và được 
trang bị nhiều kiến thức mới, gặp môi trường sư phạm tốt đã phát huy được tác dụng 
là mũi nhọn trong công tác giảng dạy.
 - Khó khăn, hạn chế:
 Là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế nhân dân còn thấp, nhận thức về giáo 
dục mầm non còn chưa sâu sắc nên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc 
trẻ tại gia đình cũng như công tác phối kết hợp giáo dục của phụ huynh và chế độ 
đóng góp cho con khi ở trường.
 Cơ sở vật chất nhà trường tuy đã đủ phòng học nhưng hiện tại 01 dãy 05 
phòng học xây dựng từ năm 2002 đang xuống cấp nghiêm trọng cần được tu sửa, 
việc đầu tư công nghệ cao còn thiếu và yếu. Nên việc tiếp cận với công nghệ thông 
tin của trẻ và giáo viên còn hạn chế.
 Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp còn chưa cao hơn so với chỉ tiêu chung toàn ngành. 
Nhất là trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và 3 tuổi.
 Trình độ tay nghề của giáo viên chưa đồng đều một số giáo viên không nhiệt 
tình trong việc tham gia các phong trào dạy tốt học tốt, không có sự phấn đấu vươn 
lên, giữ ở mức ‘‘Trung bình chủ nghĩa’’.
 Một số giáo viên trẻ mới ra trường trình độ tay nghề còn thấp, kỹ năng lên lớp 
còn vụng về, chưa tự tin kinh nghiệm giảng dạy, trong chăm sóc trẻ còn e ngại, chưa 
thực sự là người mẹ thứ 2 của trẻ, thiếu kinh nghiệm trao đổi, giao tiếp với phụ 
huynh.
 Trong quá trình chỉ đạo chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên. Khi dự giờ góp ý 
còn mang tính động viên là chính. Việc đánh giá xếp loại giáo viên đôi lúc còn mang 
tính động viên, cả nể chưa thực sự chính xác.
 * Thực trạng mắc lỗi phát âm và sửa lỗi phát âm cho trẻ trường mầm 
non Đào Xá, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
 Trên thực tế, hiện nay, tình trạng trẻ mắc các lỗi về phát âm tiếng Việt còn 
khá phổ biến. Ở một số trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái 8
 Bảng 2. Bảng số liệu điều tra về các lỗi phát âm của trẻ trước khi áp dụng 
biện pháp, năm học 2022-2023
 Độ tuổi Tổng số Tiêu chí đánh giá
 trẻ
 Trẻ phát âm sai Trẻ phát âm sai Trẻ phát âm sai 
 l/n các phụ âm khác dấu thanh (dấu 
 ngã/sắc) dấu 
 hỏi/ngã
 Số lượng % Số lượng % Số lượng %
 Toàn trường 380 41 10.8 55 14,5 62 16,3 
 Trẻ 5-6 tuổi 102 22 21.6 25 24.5 31 30.4
 Từ kết quả nghiên cứu thực trạng của nhà trường trong năm học qua, tôi nhận 
thấy vấn đề trẻ mắc lỗi phát âm sai chiếm tỷ lệ khá cao, nếu như không có các biện 
pháp để giảm thiểu lỗi cho trẻ thì khi trẻ lên độ tuổi cao hơn trẻ càng rất khó sửa. 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ mẫu 
giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non, tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp sửa lỗi phát âm cho 
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non Đào Xá, huyện Phú Bình, Tỉnh Thái 
Nguyên để nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ đáp ứng yêu cầu phát 
triển ngôn ngữ của trẻ Mầm non như sau:
 * Các giải pháp áp dụng trong sáng kiến.
 Lỗi phát âm của trẻ được nhận thấy trong các hoạt động khi trẻ ở trường mầm 
non qua 9 hoạt động trong ngày. Trên cơ sở nhận thức đó, với thực trạng của nhà 
trường đã nêu trên, để sửa lỗi phát âm cho trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục, phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi, quyết định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo 
dục trẻ trong giai đoạn hiện nay ở trường mầm non Đào Xá, tôi thực hiện một số giải 
pháp cơ bản sau:
 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép các hoạt động sửa lỗi 
phát âm cho trẻ.
 Quán triệt từ việc nhận thức tư tưởng chính trị trước hết là trách nhiệm của 
mỗi giáo viên. Công tác tuyên truyền, phổ biến là việc làm thường xuyên của nhà 10
cầu phát âm lại từng phụ âm, sai ở phụ âm nào thì phân tích và làm mẫu cho giáo 
viên quan sát và thực hiện lại. 
 Ví dụ: N/n là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng. Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt 
ở vị trí mặt sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang 
miệng, sau bật ra thì lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt vào tạo thành âm n. Khi phát âm 
chuẩn âm vị n hơi sẽ thoát ra mũi.
 L/l là phụ âm sát, vang bên, đầu lưỡi quặt, trước khi phát âm đầu lưỡi ở vị trí 
lợi hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi từ phổi đi ra khoang miệng thoát sang 
hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi xuống tạo 
thành âm l. Khi phát âm chuẩn âm vị l hơi sẽ không thoát trẳng ra miệng mà sẽ thoát 
ra hai bên lưỡi.
 Sau khi phân tích cách phát âm chuẩn, cần có bài tập luyện phát âm cho giáo 
viên bằng cách xây dựng các phiếu bài tập điền phụ ấm l/n sao cho đúng, sau đó 
luyện phát âm theo bài tập, ban đầu luyện riêng lẻ từng phụ âm l,n,ch,tr,s,x luyện 
dấu thanh (dấu hỏi với dấu nặng, dấu ngã với dấu sắc)...sau đó đổi tốc độ mức độ 
nhiều các phụ âm. Luyện tập bền bỉ, kiên trì để phát âm được chuẩn. Có kiểm tra 
đánh giá, nhận xét tuyên dương giáo viên sửa lỗi phát âm tốt.
 Góp ý cho giáo viên về phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo 
dục của giáo viên về sửa lỗi phát âm cho trẻ. Xây dựng hoạt động học trong tổ mẫu 
giáo để giáo viên dự giờ nhận xét trao đổi kinh nghiệm 
 Thảo luận về cách làm đồ dùng, đồ chơi cho góc hoạt động: tên góc, cách sắp 
xếp các góc làm sao cho phù hợp theo độ tuổi và không gian lớp học. Nội dung này 
PHT cho nhiều giáo viên trong tổ thảo luận về vật liệu, ý tưởng làm cái gì? cách làm 
ra sao, dùng vào chủ đề nào, sau đó Phó hiệu trưởng chốt lại mỗi nhóm lớp cần làm 
gì, bao nhiêu đồ dùng, thời gian bao lâu.
 Nêu vấn đề này ra trước tổ, để cùng với giáo viên nghiên cứu, thảo luận và 
ứng dụng vào thực tế như thế nào khi sửa lỗi phát âm cho trẻ. Việc này cần đặt ra 3 
câu hỏi:
 + Đưa hoạt động sửa lỗi phát âm lồng ghép vào hoạt động học ...có tác động 
hoặc làm thay đổi điều gì ko?
 + Nếu đưa vào hoạt động học thì đưa như thế nào cho hợp lý đối với mỗi hoạt 
động của giáo viên.
 Cho GV trong tổ thảo luận đưa ra ý tưởng? Phó hiệu trưởng kết luận việc triển 
khai áp dụng những ý tưởng đó như thế nào vào các hoạt động? Thời gian triển khai 
? ai là người thực hiện. 12
 Giải pháp 4: Chỉ đạo xây dựng môi trường lớp học phù hợp để sửa lỗi 
phát âm cho trẻ.
 Xây dựng môi trường lớp học gồm các khu vực hoạt động, thiết bị, đồ dùng, 
đồ chơi được dán các chữ cái theo mẫu chữ in thường để trẻ có thể phát âm. Các bức 
tranh đều được chú trọng thêm chữ viết tiếng Việt để trẻ tri giác. Ví dụ ở góc sách 
truyện có từng loại sách, tên sách..các câu chuyện, các nhân vật trong truyện giúp trẻ 
hứng thú xem và trò chuyện với bạn, tự sáng tạo kể thành câu chuyện theo tranh, 
phát triển vốn từ cho trẻ.
 Môi trường ngoài lớp học; Ngoài những đồ dùng đồ chơi sẵn có như xích đu, 
cầu trượt, bệp bênh.giáo viên thi đua làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên 
vật liệu sẵn có của địa phương như lốp xe ô tô hỏng làm ghế ngồi, cổng chui, chai 
nhựa để trồng hoa, làm thác nước, làm gian trưng bày hàng của bé.ở mỗi đồ dùng 
đều gắn chữ viết, ký hiệu phù hợp để trẻ làm quen với tiếng Việt giúp trẻ hứng thú 
phát âm hơn.
 Giải pháp 5: Sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi qua các hoạt động
 Trong tất cả 9 hoạt động trong ngày, giáo viên đều có thể lồng ghép các nội 
dung sửa lỗi phát âm cho trẻ để thực hiện đồng bộ, lặp đi lặp lại các giải pháp nhằm 
đạt kết quả cao hơn.
 + Sửa lỗi phát âm qua hoạt động khám phá khoa học:
 Hoạt động khám phá khoa học là hoạt động giúp cho trẻ phát triển nhận thức, 
thông qua hoạt động này giáo viên có thể phối kết hợp lồng ghép các từ ngữ cần sửa 
sai cho trẻ khi trẻ trả lời câu hỏi của cô. 
 Ví dụ: Hoạt động trò chuyện về những người thân trong gia đình. Cô giáo đặt 
câu hỏi về tên ông bà, bố, mẹ, các anh chị emBố con tên là Trung, mẹ con tên là 
Lan, (sửa cho trẻ phát âm đúng Lan chứ không phải Nan, con không phải ton, Hay 
trong chủ điểm nghề nghiệp, nếu trẻ phát âm sai cô giáo cần sửa ngay: ví dụ: Bố con 
là nông dân chứ không phải lông dân, lớn lên con sẽ làm nghề bác sĩ, không phải 
nớn nên con sé nàm nghề bác sí, câu con học trường mầm non Đào Xá để sửa cho 
trẻ khi trẻ nói con học trường mầm lon Đào Xá..)
 + Sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với toán:
 Từ xưa đến nay, hoạt động làm quen với toán đòi hỏi trẻ phải tập trung tư duy 
lô gic cao. Để lồng ghép sửa lỗi phát âm cho trẻ, cô cần chú ý lựa chọn các bài có 
những câu chữ trẻ hay phát âm sai như Xếp xen kẽ, trẻ thường phát âm thành xếp 
xen ké, đếm đến 5, nhận biết nhóm có 5 đối tượng, nhận biết số 5. Giáo viên cần 

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_sua_loi_phat_am_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_tru.doc