SKKN Giải pháp nâng cao tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày trong trường mầm non

Tự lập không phân biệt lớn nhỏ và không phải ai sinh ra đã có, mà được hình thành và phát triển trong từng giai đoạn. Rèn tính tự lập cho trẻ tạo cho trẻ chính là rèn cho trẻ có thói quen tự mình làm không cần nhờ đến người khác hay dựa dẫm vào ai đó. Khi trẻ được rèn kỹ năng tự lập từ khi còn nhỏ trẻ sẽ có thói quen nề nếp, nhanh nhẹn trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo,tư duy logic cho trẻ làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống cho trẻ sau này.
Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nên giáo dục từ khi trẻ còn nhỏ, nếu trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ thì trẻ thiếu tự tin vào bản thân có xu hướng rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp ngoài gia đình,… Vì vậy giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5- 6 tuổi là vô cùng quan trọng và cần thiết đặc biệt là trong xã hội hiện nay. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự lập, tự tin, tích cực sáng tạo trong cuộc sống, hình thành ý thức bản thân, tự giác trong công việc vừa sức với trẻ, có thái độ đúng đắn trong cách cư xử, tạo ra hành vi đẹp ở trẻ, làm cho trẻ thích nghi tốt với những thay đổi cuộc sống.
pptx 28 trang skmamnonhay 23/12/2024 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày trong trường mầm non

SKKN Giải pháp nâng cao tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày trong trường mầm non
 Lý do chọn đề tài
Theo các chuyên gia giáo
dục kỹ năng sống, tính tự lập 
là kiến thức cơ bản sẽ tạo
nền tảng tốt cho quá trình
học hỏi, phát triển sau này
của trẻ. Các bé được học kỹ
năng tự lập từ sớm sẽ nhanh
nhẹn và tự tin hơn trong
cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, 
 điều kiện kinh tế phát triển hơn trẻ 
 em được gia đình quan tâm nhiều. 
Đa số phụ huynh nhận thức rằng trẻ 
còn non còn rất bé, chưa biết làm gì 
hoặc nuông chiều trẻ quá mức, dẫn 
đến có nhiều trẻ không có kĩ năng tự 
lập, trẻ thích được nhờ vả người khác 
hơn là tự làm lấy, không chủ động,
không cố gắng trong các hoạt động, 
còn phụ thuộc vào cô giáo và bố mẹ. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giải pháp được thực hiện với 43 trẻ lớp 5 tuổi A3 trường mầm 
 non Đại Bản năm học 2023-2024 II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
 Khó khăn
 - Số lượng học sinh đông, trẻ xuất thân ở nhiều gia đình có ngành nghề
 khác nhau, nên nhận thức của phụ huynh trong việc phối hợp với giáo 
 viên để giáo dục tính tự lập cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn.
 - Phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự lập cho 
 trẻ. Nên còn nuông chiều trẻ, thường làm thay, làm giúp trẻ cho nhanh 
 lên trẻ thường hay ỉ lại mọi việc cho bố mẹ và người lớn.
 - Một số trẻ còn chưa mạnh dạn tự tin, còn rụt rè, chưa linh hoạt và diễn 
 đặt được ý muốn của mình. Kỹ năng hoạt động của trẻ còn hạn chế. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học
 hạnh phúc, an toàn thân thiện tạo cơ hội cho
 trẻ được tự lập
NỘI Biện pháp 2: Giáo dục tính tự lập cho trẻ
DUNG thông qua các hoạt động khác nhau trong ngày
CỦA 
BIỆN 
PHÁP Biện pháp 3: Tạo tình huống giải quyết các
 vấn đề phát huy tính tự lập
 Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong
 việc rèn tính tự lập cho trẻ - Góc chơi được bố trí khoa học hợp lý, góc cần yên tĩnh bố trí
xa các góc ồn ào. Có ranh giới rõ ràng để trẻ biết vị trí các góc. 
Việc sắp xếp như vậy giúp tôi có thể dễ dàng quan sát, giám sát
 được toàn bộ hoạt động của trẻ. Biện pháp 2: Giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua các
 hoạt động khác nhau trong ngày
Chế độ sinh hoạt hàng ngày là phương tiện để giáo dục
tính tự lập cho trẻ ở trường mầm non. Giáo viên tổ chức
các hoạt động từ đón trẻ, chơi, học, vệ sinh ăn - ngủ, để
tạo cơ hội cho trẻ tự làm, tự thể hiện nhu cầu, sở thích
bản thân. 
Trong quá trình tham gia các hoạt động trẻ được tự đưa
ra ý tưởng, nội dung hoạt động. Qua đó, trẻ bộc lộ và
phát huy được tính tự lập. Cụ thể: * Thông qua hoạt động vui chơi
- Hoạt động vui chơi là để trẻ phát triển các mặt thể chất
và tinh thần để phát triển nhân cách một cách toàn diện,
chơi cũng là cách để trẻ rèn luyện và phát huy tính tự
lập của mình
- Đầu năm tôi đưa ra nội quy các góc chơi để trẻ biết và
thực hiện theo yêu cầu, trẻ biết nội quy trước và sau khi
chơi, đeo thẻ, phân rõ vai chơi, chơi hòa đồng với bạn
bè, giữ gìn và cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng
- Việc tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn các góc chơi, vai chơi
là để trẻ tự khẳng định mình giúp trẻ phát huy tính tự
lập trong suy nghĩ.
- Với những trẻ nhút nhát tôi động viên trẻ nhẹ nhàng,
khuyến khích trẻ để trẻ tự tin vào khả năng của mình. * Thông qua hoạt động đón trả trẻ
- Thông qua hoạt động đón trẻ, trả trẻ.
Tôi trò chuyện hướng dẫn trẻ, cho trẻ
xem các video clip về các kỹ năng rèn
tính tự lập cho trẻ, để trẻ có những kỹ
năng tự phục vụ cần thiết.
- Tôi giao nhiệm vụ cho trẻ khi đến lớp
tự cất, lấy đồ dùng cá nhân của mình
theo đúng kí hiệu. Quần áo được gấp
sắp xếp gọn gàng để vào ngăn tủ của
mình.
- Đến giờ tập thể dục sáng trẻ tự lấy
dụng cụ (vòng, gậy, cờ) xếp hàng tập
thể dục khi có hiệu lệnh, trẻ tự cất dụng
cụ khi tập xong. * Thông qua hoạt động vệ sinh ăn ngủ
- Để trẻ thực hiện được các thói quen tự phục vụ một cách
phấn khỏi và nhớ lâu, tôi đã lồng ghép những bài thơ, bài hát
có ý nghĩa giáo dục giữ gìn vệ sinh để trẻ dễ dàng thực hiện
các kỹ năng đó.
VD: Rửa tay cũng có
nhiều thao tác, nhưng
nếu chỉ rửa trên lí
thuyết sẽ khó thuộc vì
vậy tôi đã đưa bài hát “ 
Bé cùng rửa tay” dể trẻ
hứng thú hơn Biện pháp 3: Tạo tình huống giải quyết các vấn đề
 phát huy tính tự lập
- Trẻ 5 - 6 tuổi hoàn toàn 
có khả năng tự làm một 
số việc đơn giản, trẻ cũng 
ý thức được điều đó và 
luôn chứng tỏ, thử thách 
năng lực của mình trong 
các hoạt động sinh hoạt 
hàng ngày. Vì vậy giáo 
viên cần tạo ra các tình 
huống để thu hút trẻ làm 
việc nhiều hơn Kết quả đạt được
* Giáo viên:
- Giáo viên có kinh nghiệm phát huy tính tự lập của trẻ, góp phần nâng cao 
chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ. 
* Trẻ:
- Trẻ biết tự phục vụ bản thân, tự giác trong sinh hoạt hàng ngày. Khi ở 
nhà giúp bố mẹ các công việc phù hợp với sức của trẻ
- Trẻ chủ động đề nghị giúp cô giáo hoàn thành nhiệm vụ có thói quen tự 
giác là tiền đề cho bậc học tiểu học sau này.
* Phụ huynh:
- Phụ huynh đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của giáo dục tính tự 
lập cho con. Xin cảm ơn hội 
đồng thẩm định 
 đã lắng nghe!

File đính kèm:

  • pptxskkn_giai_phap_nang_cao_tinh_tu_lap_cho_tre_5_6_tuoi_thong_q.pptx