SKKN Giải pháp nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi C thông qua hoạt động hàng ngày tại Trường mầm non Vĩnh Nguyên 1, Nha Trang
Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5 - 6 tuổi là những công việc mà trẻ được tiếp xúc với thế giới xung quanh hay môi trường ngay trước mắt trẻ mà hàng ngày trẻ đều được làm quen, hay được làm trực tiếp để tạo ra sản phẩm như mong muốn và theo yêu cầu của người lớn như: Bé thử làm người lớn trong hoạt động “Bé tập làm nội trợ”, hay công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày (cất dép guốc lên giá, sắp xếp bàn học, bàn ăn, chuẩn bị phòng ngủ…hay cả những công việc trực nhật trong ngày của trẻ… Những công việc hàng ngày mà trẻ thường làm và được tiếp xúc thường xuyên
Hầu hết các gia đình bây giờ chỉ có 1- 2 con nên không ít các bậc phụ huynh ở nhà đã làm hộ trẻ mà không để trẻ tự làm những việc vừa với khả năng của mình. Trên thực tế chỉ một bộ phận nhỏ các gia đình trong xã hội hiện nay với quan điểm trẻ nhỏ không biết làm một số việc tự phục vụ bản thân, hay là có làm cũng không đâu vào đâu lại bày ra mình phải dọn mất thời gian thêm. Với lại do thời gian trẻ ở nhà chủ yếu buổi tối nên phụ huynh làm giúp cho nhanh để mình còn làm việc khác
Bản thân tôi là một giáo viên đã công tác khá lâu trong ngành Mầm non, đặc biệt là tôi có nhiều năm dạy nhóm trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi nhận ra rằng các cháu thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Vì thế, muốn trẻ nên người, chúng ta cần rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất. Cần phát huy tính tích cực của trẻ trong việc thực hiện một số công việc tự phục vụ cho bản thân mình, để rèn luyện và nâng cao kỹ năng sống cho trẻ.
Hầu hết các gia đình bây giờ chỉ có 1- 2 con nên không ít các bậc phụ huynh ở nhà đã làm hộ trẻ mà không để trẻ tự làm những việc vừa với khả năng của mình. Trên thực tế chỉ một bộ phận nhỏ các gia đình trong xã hội hiện nay với quan điểm trẻ nhỏ không biết làm một số việc tự phục vụ bản thân, hay là có làm cũng không đâu vào đâu lại bày ra mình phải dọn mất thời gian thêm. Với lại do thời gian trẻ ở nhà chủ yếu buổi tối nên phụ huynh làm giúp cho nhanh để mình còn làm việc khác
Bản thân tôi là một giáo viên đã công tác khá lâu trong ngành Mầm non, đặc biệt là tôi có nhiều năm dạy nhóm trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi nhận ra rằng các cháu thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Vì thế, muốn trẻ nên người, chúng ta cần rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất. Cần phát huy tính tích cực của trẻ trong việc thực hiện một số công việc tự phục vụ cho bản thân mình, để rèn luyện và nâng cao kỹ năng sống cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi C thông qua hoạt động hàng ngày tại Trường mầm non Vĩnh Nguyên 1, Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi C thông qua hoạt động hàng ngày tại Trường mầm non Vĩnh Nguyên 1, Nha Trang
Nhận xét, xếp loại - Nhận xét: ............... ...... ...... ......... ......... ...... .......... .......... .......... .......... ...... .......... ...... .......... ......... ......... ...... .......... .......... ...... .............. ......... .................. - Xếp loại: Ngày . tháng . năm . THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của đề tài Như Bác Hồ đã từng dạy “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Đúng như vậy chúng ta cần dạy trẻ ngay từ những việc nhỏ nhất để phục vụ bản thân mình. Trong những năm trở lại đây, việc để trẻ tự phục vụ bản thân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành học mầm non, cũng như gây rất nhiều ý kiến tranh luận trái chiều trong các bậc phụ huynh có hay không khi trẻ tự phục vụ mình Trong cuộc sống, khả năng tự phục vụ là một phẩm chất nhân cách vô cùng quan trọng của con người. Nhờ vào khả năng tự phục vụ mà con người có khả năng tự hoạt động, tự cố gắng tham gia và hoàn thành công việc trên cơ sở năng lực của bản thân. Khả năng tự phục vụ phát triển từ thấp đến cao, bắt đầu từ tuổi thơ. Như vậy, giáo dục khả năng tự phục vụ cho trẻ là một nhiệm vụ cần thiết, trẻ em mầm non là tương lai của đất nước, là chủ nhân tương lai của xã hội trong thế kỉ mới - thế kỉ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế kỉ của một nền văn hóa thông tin với khoa học công nghệ - thế kỉ đòi hỏi những con người mới, hiện đại, độc lập và tự chủ. Nếu người lớn, mà nhất là giáo viên mầm non và phụ huynh sớm biết được khả năng tự phục vụ của trẻ, tôn trọng những biểu hiện tự lập của trẻ, đi đôi với những biện pháp tác động đúng đắn thì sẽ tạo điều kiện phát triển khả năng tự lập của bản thân trẻ, hình thành những phẩm chất quý báu cần thiết cho trẻ trước ngưỡng cửa bước vào cuộc sống Ngày nay, tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó với nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm, luôn luôn ỷ lại vào người lớn, tìm sự giúp đỡ, chưa có nhiều kỹ năng trong giao tiếp ứng xử, trẻ chưa biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân chứ không nói đến một số công việc nhẹ nhàng vừa sức để giúp đỡ người lớn, trẻ tự động làm theo ý mình, chưa biết hợp tác chia sẻ đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Những ngày đầu đến lớp, mặc dù trẻ đã 5 tuổi nhưng khi cha mẹ đưa đến lớp, vẫn còn nhiều trẻ cha mẹ bế trên tay, vẫn còn quá nhút nhát và quấy khóc. Khi ở lớp, trẻ rất ít vận động và chưa biết làm những công việc tự phục vụ bản thân như: Lấy và cất bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ chuẩn bị kỹ các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vào lớp 1 và nhanh chóng khôn lớn, trưởng thành trong cuộc sống. Tôi đã tham khảo một số tài liệu nói về “ Khả năng tự lập, tự lao động, tự phục vụ, tự hình thành kỹ năng sống cho trẻ ” và tôi đã tổ chức được một số hoạt động “Bé làm nội trợ”, “Bé lao động trực nhật”... tôi đã tự hỏi: “Tại sao mình không tìm hiểu kỹ xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kỹ năng, thao tác nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá trải nghiệm, tự làm, tự phục vụ, cho trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 tuổi” Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng Muốn vậy, người lớn không chỉ cho trẻ học trên sách vở mà còn cho trẻ học kiến thức thực tế ngoài đời và kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi, phải tạo điều kiện để trẻ học kỹ năng sống ngay từ nhỏ, tạo cho trẻ tính tự giác, tự lập, tự tin, tinh thần tập thể, đây là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy hoàn thiện nhân cách trẻ một cách tốt nhất, giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay, các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ, đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ bản thân. Các bậc cha mẹ thường luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ, khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng tự phục vụ bản thân trong cuộc sống còn rất nhiều hạn chế. Thực tế đối với trẻ lớp 5-6 tuổi C- Trường mầm non Vĩnh Nguyên 1, lớp tôi đang phụ trách kỹ năng tự phục vụ bản thânnêu cụ thể một số kỹ năng mà trẻ chưa làm được còn hạn chế.. còn hạn chế và chưa có ý thức tự giác làm một số việc còn phải nhắc nhở nhiều Bản thân tôi được nhà trường cử đi học chuyên đề kỹ năng sống do Phòng giáo dục tổ chức Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh trong lớp, phụ huynh phối hợp với giáo viên để giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao 1.2. Khó khăn Khả năng tự bảo vệ về sức khỏe và bản thân của trẻ chưa cao, trẻ còn được sự quan tâm và chở che của bố mẹ quá nhiều Giáo dục chưa đồng bộ, thiếu thống nhất giữa gia đình và nhà trường. Phụ huynh chưa thấy sự cần thiết hình thành khả năng tự lập của trẻ Không ít trẻ mầm non vì quá được cưng chiều, cha mẹ làm thay hết mọi việc nên trẻ có thói quen ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ. Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Với vai trò làm cha làm mẹ, các bậc phụ huynh nên coi đây là mộat yêu cầu cần thiết đối với việc hình thành nhân cách trẻ ngay từ những bước đi chập chững đầu tiên. Thực tế đã cho thấy không chỉ có trẻ mầm non mà ngay đến cả học sinh khi đã ngồi trên ghế cấp tiểu học cũng có nhiều khoảng trống trong kỹ năng tự phục vụ Thông thường cha mẹ thường lo lắng tìm cách cho trẻ học mà quên mất việc giáo dục trẻ có thêm kỹ năng tự phục vụ cho chính bản thân. Chính vì thế hơn ai hết các bậc phụ huynh cần có ý thức và hiểu biết trong vấn đề này. Không chỉ biết cách tự phục vụ, chúng ta phải dạy cho trẻ biết cách phục vụ người khác mà trước hết là ông bà cha mẹ trong nhà. Trước khi đến trường phải biết lấy nón mũ, đi giày dép, mang ba lô; đến bữa ăn phải biết lấy chén đũa, lấy nước lấy tăm mời người lớn. Những việc làm này còn giúp trẻ có thêm niềm vui, mở rộng tình nhân ái nhanh chóng đẩy lùi tính ích kỷ chỉ biết đến bản thân mình Trong giai đoạn đổi mới như hiện nay, giáo viên hầu hết đã xác định được sự cần thiết về giáo dục khả năng tự phục vụ cho trẻ. Tuy nhiên, họ sử dụng các biện pháp nhằm mục đích hình thành và rèn luyện khả năng này mới chỉ mang tính tình huống, nhất thời, không ổn định, không có có hệ thống. Hầu hết mới chỉ Trong lớp, tôi phân công công việc cho từng thành viên để trẻ hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc. Khi tổ chức vào giờ ăn tôi cho trẻ phụ giúp cô: Lấy ghế, lấy khay và khăn ăn, giúp cô kê bàn, chia chén muỗng, tự bê đồ ăn cho mình và cho bạn. Luyện cho trẻ một số thói quen vệ sinh, hành vi văn minh trong ăn uống như biết chào mời và không nói chuyện trong khi ăn. Trong giờ ăn tập nhai kĩ, ăn uống gọn gàng, tự xúc ăn, ăn xong trẻ tự bỏ chén muỗng vào mâm quy định Tôi dạy trẻ kĩ năng sử dụng đồ dùng trong ăn uống đúng cách như: Cách sử dụng ca, tô, ly, thìa, đĩa, bình rót nước, Ví dụ cầm ca uống nước bằng tay phải, rót nước chỉ hơn nửa ly, không nên rót nước đầy ly sẽ bị đổ ra ngoài hoặc không uống hết nước sẽ lãng phí Tôi dạy trẻ cách chia thức ăn, rót, đong, đếm thức ăn theo khả năng của trẻ Tôi tập cho trẻ một số thói quen nề nếp vệ sinh, hành vi văn minh trong ăn uống như: Biết rửa hoa quả trước khi ăn, biết cùng bạn chuẩn bị bàn tiệc nhân ngày sinh nhật, lễ tết Dạy trẻ ăn đồ chín, uống nước sôi để phòng tránh bệnh tật. Biết 1 số bệnh liên quan tới ăn uống như: Bệnh tiêu chảy, chân tay miệng Dạy trẻ ăn uống các thực phẩm tăng sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh covid 19, cách sử dụng các dụng cụ trong ăn uống, không tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh, uống nước ấm thường thường xuyên... Trẻ tự xếp chăn nệm gối khi ngủ dậy, chải tóc khi rối, tự cởi, mặc quần áo, tự vệ sinh cá nhân Trẻ tự lấy nệm và gối theo đúng kí hiệu cá nhân khi đi ngủ, xếp ngay ngắn theo vị trí giáo viên đã phân công. Khi xếp nệm gối của mình không đùa giỡn, không dẫm lên gối nệm của các bạn khác. Trước khi đi ngủ cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, tuyệt đối không được ra ngoài khi không được phép của cô giáo. Sau khi ngủ dạy trẻ tự cất nệm gối nơi quy định Nếu trẻ không biết mang đôi tất, mặc bộ quần áo cho chính mình thì trẻ cũng sẽ không biết làm điều đó cho người khác. Dạy cho trẻ khả năng tự chăm sóc mình, ngoài việc tốt cho bản thân trẻ, trẻ tự chăm sóc mình cũng là cách giúp 2.2. Biện pháp 2: Kỹ năng tự phục vụ của trẻ thông qua hoạt động giáo dục Hoạt động giáo dục của trẻ tại trường mầm non bao gồm hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động lao động và ngày lẽ ngày hội Hoạt động học Hoạt động học là hoạt động sẽ cung cấp các kiến thức kỹ năng cơ bản cho trẻ thông qua các lĩnh vực khác nhau. Mỗi lĩnh vực sẽ có những bài học ỹ nghĩa cho trẻ, các câu chuyện, bài thơ, các buổi học trải nghiệm, thực hành các kỹ năng cơ bản sẽ giúp trẻ dần dần hình thành các kỹ năng tự phục vụ riêng cho từng trẻ. Bên cạnh đó trẻ được thực hành thường xuyên sẽ tạo thành thói quen, kinh nghiệm cho trẻ. Bài học trẻ tích lũy thành kinh nghiệm. Kinh nghiệm nối tiếp, kế thừa nhau sẽ giúp trẻ tự giải quyết các tình huống xẩy ra trong cuộc sống và bảo vệ được mình Trước hết tôi lên kế hoạch cho theo từng tháng, lựa chọn các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với từng tháng, từng chủ đề để dạy trẻ. Có tháng chúng ta không tổ chức riêng biệt kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động học mà ta cần lồng ghép vào hoạt động vệ sinh chăm sóc. Ví dụ như chủ điểm bản thân thì ngoài việc trò chuyện ở mọi lúc mọi nơi về lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì ta có thể lồng ghép vào tổ chức cho trẻ lau mặt, rửa tay, chải tóc... Bên cạnh đó có chủ điểm chúng ta có thể day cho trẻ các kỹ năng. Như chủ điểm “ Gia đình” thì tại lĩnh vực tình cảm kỹ năng xã hôi chúng ta dạy trẻ “ Bé giúp mẹ”, qua đó hình thành các kỹ năng cho trẻ. Không chỉ là qua lời nói mà trẻ có thể bằng hành động thực tế là trẻ có thể giúp mẹ khi ở nhà những việc đơn giản, vừa sức với trẻ. Hoạt động chơi Chơi ở các góc chúng ta dạy trẻ được nhiều kỹ năng tự phục vụ, nếu như hoạt động học cung cấp kiến thức cho trẻ thì hoạt động chơi là mảnh đất màu mỡ để trẻ thực hành các kỹ năng mình đã lĩnh hội được. Trẻ tự lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, trẻ giữ gìn đồ chơi không bị hư hỏng, trẻ tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi, nội dung chơi, vai chơi. Thông qua chơi các góc trẻ tái hiện lại cuộc sống thu nhỏ đời thường của mình nên trẻ sẽ thực hiện được nhiều kỹ năng. Việc
File đính kèm:
- skkn_giai_phap_nang_cao_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_5_6_tuoi.docx