SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán về biểu tượng số lượng

“Toán học” theo nhận thức chung của mọi người là khó. Vì vậy để “học” được “nó” lại càng khó hơn. Đối với trẻ Mầm non “Toán học” đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, trong các mối quan hệ về số lượng, con số, phép đếm. “Toán học” còn giúp trẻ phát triển về mọi mặt, trí tuệ, tư duy lôgic, tư duy trực quan... và một số thói quen cẩn thận, chính xác, tạo cơ sở ban đầu cho trẻ tiếp xúc, lĩnh hội các kiến thức về toán, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Qua đề tài này nhằm phát triển lĩnh vực nhận thức cho trẻ. Đặc biệt bộ môn toán nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt mà vốn dĩ mọi người ai cũng cho khô khan và cứng nhắc. Biến cái khô khan, cứng nhắc ấy thành cái mềm dẻo, luôn được trẻ thích thú và nhằm truyền thụ cho trẻ kiến thức về toán một cách hiệu quả hơn. Tạo sự hứng thú cho trẻ, khả năng phát triển nhận thức đạt hiệu quả cao nhất.
doc 15 trang skmamnonhay 08/10/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán về biểu tượng số lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán về biểu tượng số lượng

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán về biểu tượng số lượng
 một cách tự nhiên không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh 
lý của trẻ ở lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà học.”
 Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã tập trung nghiên cứu, tìm tòi để 
tìm ra “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán về 
biểu tượng số lượng”
1.1 .Lí do chọn đề tài, sáng kiến: 
 Như chúng ta đã biết cấp học Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống 
giáo dục quốc dân. Trường Mầm non là “cái nôi” nuôi dưỡng, hình thành nhân 
cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy để ngay từ ban đầu trẻ được hình 
thành và phát triển một cách toàn diện về : “Đức, trí, thể, mỹ”. Các cô giáo không 
chỉ dừng lại ở việc chăm sóc, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà phải đầu tư 
giúp trẻ bằng cả con đường tích lũy kiến thức để tạo tâm thế tốt nhất cho trẻ bước 
vào lớp 1 nay mai.
 “Toán học” theo nhận thức chung của mọi người là khó. Vì vậy để “học” 
được “nó” lại càng khó hơn. Đối với trẻ Mầm non “Toán học” đóng vai trò quan 
trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ nhận thức được thế giới xung 
quanh, trong các mối quan hệ về số lượng, con số, phép đếm. “Toán học” còn 
giúp trẻ phát triển về mọi mặt, trí tuệ, tư duy lôgic, tư duy trực quan... và một số 
thói quen cẩn thận, chính xác, tạo cơ sở ban đầu cho trẻ tiếp xúc, lĩnh hội các kiến 
thức về toán, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. 
 Qua đề tài này nhằm phát triển lĩnh vực nhận thức cho trẻ. Đặc biệt bộ môn 
toán nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt mà vốn dĩ mọi người ai cũng cho 
khô khan và cứng nhắc. Biến cái khô khan, cứng nhắc ấy thành cái mềm dẻo, 
luôn được trẻ thích thú và nhằm truyền thụ cho trẻ kiến thức về toán một cách 
hiệu quả hơn. Tạo sự hứng thú cho trẻ, khả năng phát triển nhận thức đạt hiệu quả 
cao nhất. 
 Chính vì thế mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng 
cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán về biểu tượng số lượng” được nghiên cứu và 
viết lần đầu tiên, dựa trên những cái khó khăn thực tế ở trường. Song chính đề tài 
 - 2 - vào thực tế
Kỹ năng sử dụng 42 5/42 12 9/42 21,4 19/42 45,2 9/42 21,4
ngôn ngữ mạch lạc
Trẻ hứng thú tham 42 7/42 16,7 9/42 21,4 19/42 45,2 7/42 16,7
gia vào giờ học
 a. Hạn chế: 
 Qua khảo sát kết quả đầu năm như trên tôi thấy số trẻ nắm được kiến thức 
và kỹ năng tham gia hoạt động còn thấp, khả năng nhận biết số lượng và so sánh 
thêm bớt của trẻ chưa đạt kết quả cao.
 - Tạo môi trường xung quanh lớp học chưa thực sự phong phú theo chủ đề, 
chủ điểm.
 - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen với Toán chưa khoa 
học để có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực của trẻ.
 - Trên các tiết học trẻ chưa thực sự hứng thú trẻ hoạt động thiếu sự tự tin.
 - Chưa thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán mọi lúc 
mọi nơi.
 - Một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến hoạt động làm quen với 
toán.
 b. Nguyên nhân: 
 - Là một giáo viên đối với tôi mà nói những ngày tháng dạy trẻ 5 - 6 tuổi 
học toán quả thật đã gặp không ít khó khăn, thách thức. Chưa thật sự chú ý trong 
việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học về hoạt động làm quen với toán phong 
phú theo chủ đề chủ điểm.
 - Chưa thường xuyên sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để 
làm các loại đồ dùng đồ chơi thật phong phú để trẻ hoạt động.
 - Đại đa số là trẻ em nông dân nghèo nên ít cháu được quan tâm đầy đủ. 
Mặc dù có cùng độ tuổi song chênh lệch về tháng dẫn đến nhận thức của trẻ cũng 
chênh lệch.
 - Một số phụ huynh do bận công việc nên ít có thời gian để quan tâm đến 
trẻ, hướng dẫn thêm cho trẻ về hoạt động làm quen với toán ở nhà. 
 - 4 - chữ số, hộp, hạt, que tính và một số đồ dùng khác...Chúng được thay đổi theo 
từng chủ đề, chủ điểm, tránh sự nhàm chán ở trẻ.
 Việc trang trí tạo môi trường học toán cho trẻ ngay ở trong lớp không chỉ 
giúp trẻ hứng thú trong việc học Toán mà còn là hình thức tuyên truyền cho phụ 
huynh. Qua biểu bảng gắn ở lớp phụ huynh biết tuần này con mình học toán số 
mấy? Cách thêm bớt như thế nào, để phụ huynh về nhà nhắc nhở hỏi trẻ, giúp 
trẻ nhớ lại, khắc sâu kiến thức được cô truyền thụ ở lớp. 
Giải pháp 1: Đồ dùng, đồ chơi
 Đặc thù của trẻ Mầm non là “Học mà chơi - chơi mà học”. Nên đồ dùng đồ 
chơi chiếm vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ, nhất là với bộ môn học 
Toán. Đồ dùng đồ chơi vừa là phương tiện cho trẻ chơi, vừa là “món ăn tinh 
thần” của các trò chơi, qua trò chơi trẻ được thao tác với đồ chơi nhằm giúp trẻ 
ghi nhớ các biểu tượng ban đầu về Toán một cách sâu sắc.
 Đồ chơi giúp trẻ hình thành kỹ năng như so sánh, tạo nhóm, xếp, cắt, 
dán, đếm, giúp trẻ diễn đạt bằng lời nói, tăng cường ngôn ngữ và làm giàu vốn từ 
cho trẻ. 
 Do điều kiện lớp còn gặp khó khăn, kinh phí để mua sắm đồ dùng đồ chơi 
còn ít nên tôi thường thu gom các nguyên liệu, phế liệu sẵn như: Lọ dầu rửa bát, 
dầu gội đầu, hộp, hạt, bát thìa, búp bê cho trẻ đếm và so sánh số lượng các nhóm 
 Ví dụ: Tiết học đếm đến 7 về chủ đề “Nghề nghiệp” tôi đã làm được rất 
nhiều cuốc, cào, xẻng, bay, bê bằng vỏ hộp của chai dầu sun lai cho trẻ đếm và 
thêm bớt, trẻ rất thích thú vì những đồ dùng đó lạ mắt và đẹp ... Với chuẩn bị đó 
đã gây cho trẻ sự hứng thú hoạt động, ngoài ra tôi còn dùng giấy màu, các loại 
xốp làm thành các bộ lô tô con vật, hoa quả, phục vụ phù hợp cho từng chủ đề, 
chủ điểm.
 Ví dụ: Chủ đề Gia đình 
 Tôi đã chuẩn bị mô hình đồ dùng gia đình được cắt ra từ xốp. Tận dụng 
nguyên vật liệu như chai dầu gội, dầu rửa bát để làm ca cốc, soong nồi. Tôi còn 
làm các chiếc xe bằng hộp sữa hay áo quần được cắt từ những loại bìa cứng bỏ đi 
 - 6 - đồ dùng, trẻ bớt. Sau đó bạn trả lại thì thêm vào ... Cô gợi ý bằng cách ví dụ: Cô 
không biết bạn Minh Ngọc có bao nhiêu cái bát. Con hãy giúp cô nào? Do kiến 
thức ban đầu của trẻ còn chưa đồng đều, vì vậy tôi luôn chú trọng cung cấp bổ 
sung cho những trẻ còn yếu để có sự đồng đều về kiến thức nhằm cung cấp kiến 
thức mới dễ dàng hơn.
 Muốn đạt được những điều trên thì đòi hỏi trẻ phải được cung cấp một cách 
thật đầy đủ các biểu tượng, hình ảnh về sự vật, hiện tượng ở xung quanh trẻ như 
ngắm nhìn, sờ mó, sắp xếp... 
 Ví dụ: Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời, quan sát cây hoa, tôi gợi hỏi cho trẻ 
thực hành đếm: Các con đếm xem có mấy bông hoa ? (6 bông). Vậy để có 6 bông 
hoa chúng ta phải gieo số hạt là bao nhiêu? 
 Hay là khi cho trẻ xem tranh về gia đình bé: Các con ơi, các con cùng nhìn 
xem gia đình bạn Nam có mấy thế hệ ? Gia đình bạn có bao nhiêu người ? Sau đó 
tôi cho trẻ chơi trò chơi tìm các đồ vật tương ứng để tặng người thân. Không chỉ 
dừng lại ở các tiết học mà việc dạy cho trẻ vận dụng những kiến thức đã học vào 
hoạt động trong cuộc sống hàng ngày có ý nghĩa rất lớn, có tác dụng củng cố giúp 
trẻ hiểu được ý nghĩa các kiến thức đối với cuộc sống xung quanh trẻ. Sử dụng 
tốt quyển bé làm quen với toán. Tạo tình huống kích thích trẻ tìm tòi khám phá, 
trải nghiệm để trẻ tự rút ra kết quả, trẻ nhớ lâu. 
 Ví dụ: Chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ” cho trẻ nhắm mắt sờ vào túi có bao 
nhiêu đồ vật, trẻ nói lên kết quả, cô cùng cả lớp kiểm tra. Rèn luyện khả năng 
quan sát, tư duy cho trẻ qua trò chơi “dùng các que tính xếp ngôi nhà và đếm 
ngôi nhà được xếp bao nhiêu que tính” hay đánh dấu vào số lượng phù hợp với 
hình ảnh. 
Giải pháp 4: Tổ chức dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
 Để giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách tích cực, sáng tạo, sâu sắc nhằm 
khắc sâu những khái niệm, kỹ năng về toán thì tôi luôn tận dụng mọi thời điểm 
thích hợp trong sinh hoạt hàng ngày để củng cố các kỹ năng về toán cho trẻ. 
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời, tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các 
trò chơi có tác dụng củng cố kiến thức trẻ đã được học: chơi trò chơi “Chuyển 
 - 8 - bộ môn làm quen với toán. Mặt khác tôi động viên phụ huynh mua vở bài tập 
toán về nhà cho trẻ làm quen thêm. KÕt qu¶: 100% phô huynh h­ëng øng. Khi 
dạy trẻ Làm quen với Toán đặc biệt nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt vừa 
dạy trẻ cách làm, vừa phải cho cháu được thực hành, luyện tập ngay. 
 Ví dụ: hôm nay trẻ được làm quen số 6, cô dặn trẻ về nhà tìm những đồ vật 
có gắn với số 6 như 6 cái thìa, 6 cái kẹo v..v..
 *Kết quả đạt được: 
 Qua quá trình tìm tòi suy nghĩ và đặc biệt là áp dụng các biện pháp cho trẻ 
làm quen với Toán nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt kết quả khả quan thể 
hiện ở các mặt: 
 - Nắm chắc được phương pháp của bộ môn, tìm ra những cái mới lạ, sáng 
tạo hơn. Bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc dạy trẻ như phương 
pháp lên lớp, cách vào bài sử dụng thủ thật linh hoạt sáng tạo thu hút sự tập trung 
chú ý của trẻ, tạo môi trường trong và ngoài lớp học phong phú theo chủ đề chủ 
điểm về hoạt động làm quen với toán. 
 Qua đó giúp tôi sáng tạo hơn trong việc tổ chức tiết dạy sử dụng đồ dùng 
trực quan một cách khoa học, giải quyết tốt tình huống sư phạm một cách nhanh 
nhạy.
 - Sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương và làm nhiều đồ dùng 
đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen với toán có hiệu quả, trẻ đã tích cực 
tham gia vào hoạt động. 
 - Hầu hết trẻ ở trong lớp hứng thú học, biết phát huy tính sáng tạo, tích cực 
hoạt động của mình, trẻ thích khám phá, tìm tòi cái mới lạ xung quanh mình. 
Kiến thức về toán ở trẻ nắm chắc hơn, sâu hơn. 
 - 100% trẻ tham gia vào hoạt động, nắm vững kiến thức, 98% trẻ có kỹ 
năng thành thạo, không có trẻ chậm chạm, hiếu động như trước. Trẻ biết và hiểu 
các khái niệm về toán, biết so sánh, biết tạo mối quan hệ hơn kém, thêm bớt 
trong phạm vi từ 5 - 10. Ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách rõ rệt. Trẻ phát âm 
rõ ràng các khái niệm khó, trả lời mạch lạc hơn khi đàm thoại, trí tuệ của trẻ phát 
triển rõ rệt, trẻ ứng xử nhanh nhẹn hoạt bát hơn, một số trẻ yếu còn nhút nhát đến 
 - 10 - quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ trẻ sẽ học bài một cách hứng 
thú hơn. Qua đó, giúp trẻ hứng thú và biết tầm quan trọng trong khi học các con 
số, để trẻ hoàn thiện hơn và phát triển một cách toàn diện, trẻ sẽ tích cực tham gia 
các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với 
mọi người xung quanh (Nhặt lá và đếm lá vệ sinh môi trường) hơn hết là trẻ sống 
tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại.
* Để đạt kết quả cao trong việc dạy trẻ làm quen với toán nhận biết số lượng và 
so sánh thêm bớt, tôi đã sử dụng các giải pháp trên và rút ra được một vài kinh 
nghiệm sau:
+ Kinh nghiệm dạy trẻ đếm đúng số lượng:
 Làm thế nào để lôi cuốn trẻ vào giờ học, trẻ hứng thú say mê học toán. Đó 
là yêu cầu cần thiết với giáo viên trước khi chuẩn bị cho giờ hoạt động, tôi đã 
chuẩn bị tham khảo trong chương trình và tìm tòi biện pháp tốt nhất.
 Tôi phải luyện cách đếm đúng để giúp trẻ cảm nhận được dạy trẻ từ cách 
chỉ theo thứ tự, từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, dạy trẻ từ đơn giản đến khó, 
phù hợp với nhận thức của trẻ, trẻ còn được ôn luyện thêm vào buổi chiều.
 + Kinh nghiệm khi dạy trẻ, so sánh, thêm bớt:
 Khi dạy trẻ, so sánh, thêm bớt, tôi đã tham khảo trên nhiều phương diện để 
vận dụng vào bài để phù hợp cho trẻ phù hợp với nội dung tính chất của bài dạy. 
Dạy so sánh, thêm bớt cần phải có sự chuẩn bị về đồ dùng đẹp, hấp dẫn phù hợp 
với bài dạy.
 Để lối cuốn trẻ vào hoạt động tôi đã tạo ra nhiều các đồ dùng tự tạo gần gũi 
với trẻ như các đồ dùng tự làm, tranh ảnh... để trẻ kết hợp vào tiết học. Giúp trẻ 
hứng thú tham gia vào hoạt động thì các hình thức cô và trẻ hoạt động cũng cần 
phải sáng tạo phong phú.
 *Bằng kinh nghiệm thực tế trong qúa trình dạy "Hoạt động làm quen với 
toán" có sự giúp đỡ của phòng giáo dục và nhà trường tôi đã thực hiện nâng cao 
chất lượng trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán nhận biết số lượng và so sánh thêm 
bớt đạt kết quả cao. 
 - Giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, có lòng nhiệt tình và có lòng 
 - 12 -

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_tre_5_6_tuoi_lam_quen.doc