SKKN Giải pháp lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Ngôn ngữ đọc và viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của con người và xã hội nói chung, của trẻ mầm non nói riêng. Trẻ mầm non nhất là trẻ 5-6 tuổi là thời kỳ vàng cho sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp đặc biệt là kỹ năng đọc viết ban đầu.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ học bằng chơi, chơi mà học.Vì vậy, việc lựa chọn, thiết kế và sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo thể hiện khả năng và ý kiến của bản thân, trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng nhất, tự nhiên nhất và hiệu quả nhất.
Trong khi đó, việc tổ chức các trò chơi cũ, không có sự đổi mới, sáng tạo khiến cho trẻ cảm thấy nhàm chán không hứng thú tích cực tham gia hoạt động.Từ đó, việc rèn kỹ năng đọc viết cho trẻ đạt hiệu quả chưa cao.
Từ những bất cập trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra “Giải pháp lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
doc 21 trang skmamnonhay 19/10/2024 690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Giải pháp lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 - Nội dung các trò chơi chưa phong phú, hình thức chơi còn truyền thống 
chưa hấp dẫn được trẻ, giáo viên chưa khai thác được những trò chơi đơn giản, 
chuẩn bị ít đồ dùng nhưng hiệu quả cao trong việc cho trẻ làm quen với chữ viết.
 - Giáo viên chưa tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu liệu thiên nhiên 
sẵn có, đa dạng để hướng dẫn trẻ, chưa thiết kế các nội dung có sử dụng tiếng Anh 
để cho trẻ làm quen.
* Giải pháp khắc phục hạn chế:
 - Giáo viên nghiên cứu tài liệu, tìm tòi thiết kế các trò chơi mới lạ, hấp dẫn, 
tận dụng được các nguyên vật liệu thiên nhiên để tổ chức cho trẻ, khai thác các nội 
dung cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
 - Sử dụng đa dạng các trò chơi để tổ chức cho trẻ trong các hoạt động hàng 
ngày một cách hiệu quả.
 - Tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong phong trào ủng hộ 
sách truyện, mượn sách và trong việc hướng dẫn trẻ hoạt động tại nhà.
III. Nội dung đề nghị công nhận sáng kiến.
III.1.Nội dung đề nghị công nhận sáng kiến.
 Ngôn ngữ đọc và viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển 
nhân cách của con người và xã hội nói chung, của trẻ mầm non nói riêng. Trẻ mầm 
non nhất là trẻ 5-6 tuổi là thời kỳ vàng cho sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp đặc 
biệt là kỹ năng đọc viết ban đầu. 
 Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ học bằng chơi, chơi mà học.Vì vậy, việc lựa chọn, 
thiết kế và sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động sẽ khuyến khích và tạo điều 
kiện cho trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo thể hiện khả năng và ý kiến của bản thân, 
trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng nhất, tự nhiên nhất và hiệu quả nhất.
 Trong khi đó, việc tổ chức các trò chơi cũ, không có sự đổi mới, sáng tạo 
khiến cho trẻ cảm thấy nhàm chán không hứng thú tích cực tham gia hoạt động.Từ 
đó, việc rèn kỹ năng đọc viết cho trẻ đạt hiệu quả chưa cao. 
 Từ những bất cập trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra “Giải pháp lựa chọn, 
thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm 
quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
 1. Cơ sở lý luận
 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì khả năng “đọc”, “viết” là nền tảng 
quan trọng cho sự phát triển các năng lực học tập của trẻ sau này giúp trẻ có nhiều 
thuận lợi hơn trong việc lĩnh hội các kiến thức.
 Trong khi đó, theo nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ trẻ em SCI: “Các kỹ 
năng làm quen với đọc viết của trẻ em Việt Nam còn hạn chế”, phụ huynh rất quan 
tâm, nôn nóng trong việc rèn trẻ đọc viết, đa số phụ huynh muốn trẻ thuộc chữ 
ngay và “viết” chữ đẹp luôn nhưng lại chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu và 
 2 Ví dụ: Cô đưa ra âm “m” trẻ sẽ tìm các từ: mây, mưa, măng, me, mèo,  
- Trò chơi: “Vẽ hình theo âm” (trẻ vẽ các hình mà tên của nó có âm đầu giống với 
âm mà giáo viên cho trước)
Ví dụ: Cô đưa ra âm “c” trẻ sẽ vẽ cá, ca, cam, cà, cua
+ Mức độ 1: Trẻ tô màu/ khoanh tròn các hình mà tên của nó có âm đầu giống với 
âm mà giáo viên cho trước
+ Mức độ 2: Trẻ vẽ các hình mà tên của nó có âm đầu giống với âm mà giáo viên 
cho trước
 Phụ lục 3: Trò chơi “Mảnh ghép tên”
 Phụ lục 4: Trò chơi “Vẽ hình theo âm”
 * Với nội dung giúp trẻ phát triển các kỹ năng hiểu về sách tôi lựa chọn được 
một số trò chơi sau để tổ chức cho trẻ hoạt động.
- Trò chơi: “Đọc tranh”: Trẻ “đọc” một câu chuyện cho bạn nghe dựa vào những 
hình ảnh có trong tranh.
- Trò chơi: “Làm sách theo chủ đề”: Trẻ cùng nhau làm ra một cuốn sách về chủ đề 
mà trẻ yêu thích và cùng nhau “đọc” từng trang sách trong cuốn sách đó.
- Trò chơi: “Đọc sách”: Trẻ làm quen với kỹ năng đọc sách: bắt đầu từ trái sang 
phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
 Phụ lục 5: Trò chơi “Đọc tranh”, trò chơi “Làm sách theo chủ đề”
 * Với nội dung giúp trẻ phát triển các kỹ năng hiểu về chữ viết tôi lựa chọn 
một số trò chơi:
- Trò chơi: “Vẽ chữ”: Trẻ dùng ngón tay hoặc que để tập vẽ các chữ cái lên cát/ đất
- Trò chơi: “Tìm đúng tên của mình”: Giáo viên viết tên trẻ lên bảng trẻ đặt thẻ tên 
của mình bên cạnh.
- Trò chơi: “Viết tên”: cô viết sẵn tên của từng trẻ vào bìa màu (thẻ tên). Trẻ sử 
dụng thẻ tên để tập viết tên của mình lên bảng.
- Trò chơi: “Ghép chữ cái”: Trẻ sử dụng các nét rời, các nguyên học liệu khác nhau 
để tạo thành chữ cái
 Phụ lục 6: Trò chơi “Tìm đúng tên của mình”, trò chơi “Viết tên”
 Bên cạnh những trò chơi mà tôi sưu tầm được, tôi thiết kế thêm một số trò 
chơi có áp dụng tiếng Anh vào để dạy trẻ.
- Trò chơi: “Vòng quay kỳ diệu”: Trẻ quay vòng quay chữ cái, khi vòng quay 
dừng, mũi tên chỉ vào chữ cái nào thì trẻ đọc tên chữ cái đó. Ngoài việc cho trẻ 
phát âm theo tiếng Việt, tôi còn cho trẻ phát âm chữ cái bằng tiếng Anh (nếu phù 
hợp)
- Trò chơi: “Ghép từ”: Trẻ sử dụng các chữ cái ghép thành các từ chỉ tên con vật- 
đồ vật bằng tiếng Anh, sau đó tôi hướng dẫn trẻ cách đọc.
 Phụ lục 7: Trò chơi “Vòng quay kỳ diệu”, trò chơi “Ghép từ”
 4 Tôi lựa chọn các trò chơi nhằm ôn luyện kỹ năng trò chuyện và lắng nghe, 
hiểu về chữ viết, hiểu về từ và âm và kiến thức về bảng chữ cái . 
 Với phần mở đầu tôi gây hứng thú cho trẻ hoạt động nhóm với trò chơi 
“Đoán chữ”: Cô miêu tả đặc điểm của chữ để trẻ đoán.
 Khi sang phần ôn luyện tôi tổ chức các trò chơi sau cho trẻ tham gia hoạt 
động:
- Trò chơi: “Chữ gì biến mất”: Cô gắn chữ cái lên bảng, trẻ đọc tên các chữ cái, sau 
đó trẻ nhắm mắt, cô cất một thẻ chữ cái đi, trẻ nói tên chữ cái vừa biến mất.
- Trò chơi: “Vòng quay kỳ diệu”: Mũi tên chỉ vào chữ cái nào thì trẻ sẽ đọc tên chữ 
cái đó. Sau đó, cho trẻ đọc bằng tiếng Anh.
- Trò chơi: “Ghép chữ cái”: Trẻ sử dụng các nét rời, sỏi, cành cây khô, que kem, 
dây để ghép chữ theo yêu cầu của cô và theo ý thích của trẻ.
- Trò chơi: “Săn tìm chữ cái”: Những trẻ có cùng một chữ cái (hoặc các chữ cái 
khác nhau) sẽ tìm về với nhau.
 * Hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời là một trong những loại hình 
hoạt động đem lại cho trẻ nhiều cơ hội tiếp xúc với tự nhiên và thỏa mãn nhu cầu 
vận động. Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng lựa chọn, thiết kế những trò chơi ôn luyện 
về kỹ năng trò chuyện và lắng nghe, kiến thức về bảng chữ cái, hiểu về từ và âm 
để tổ chức cho trẻ tham gia trong giờ hoạt động ngoài trời. 
- Trò chơi: “Nhảy vào ô chữ”: Vẽ các ô chứa chữ cái trên sân hoặc tận dụng các 
mô hình của khu thể chất viết chữ cái cần ôn luyện lên mô hình. Trẻ nhảy lần lượt 
vào các ô có chữ cái nào thì đọc chữ cái ấy lên. (cho trẻ đọc tên chữ cái bằng tiếng 
Anh nếu phù hợp)
- Trò chơi “Ngôi nhà chữ cái”: vẽ các vòng tròn có chữ cái bên trong. Trẻ đứng ở 
vòng tròn có chữ cái nào thì đọc chữ cái ấy lên. (cho trẻ đọc tên chữ cái bằng tiếng 
Anh nếu phù hợp)
 Phụ lục 9: Trò chơi “Nhảy vào ô chữ”, trò chơi “Ngôi nhà chữ cái”
 Không chỉ có vậy, tôi còn tận dụng góc cát nước của nhà trường để tổ chức 
cho trẻ chơi các trò chơi ôn luyện chữ cái như trò chơi vẽ chữ cái trên cát hoặc 
dùng nước vẽ chữ cái trên sân.
 Phụ lục 10: Trẻ chơi trò chơi “Vẽ chữ cái”
 Đối với trẻ mẫu giáo, việc tiếp xúc với sách sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả 
năng “nghe” “nói”. Do đó, tổ chức hoạt động ngoài trời, tôi còn khuyến khích trẻ 
lấy những quyển sách truyện trong tủ sách của lớp hoặc trong thư viện của nhà 
trường mang ra khu vực ghế đá, hoặc dưới gốc cây để cùng chơi “đọc sách”.
 Phụ lục 11: Trẻ chơi trò chơi “Đọc sách”
 Sau một thời gian thực hiện, trẻ lớp tôi rất yêu thích giờ hoạt động ngoài 
trời, các con tích cực hứng thú tham gia các trò chơi do cô tổ chức.
 6 Để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ làm quen với các kỹ năng đọc viết, đặc biệt 
là trẻ 5- 6 tuổi- lứa tuổi sắp bước vào lớp 1 thì việc phối kết hợp chặt chẽ giữa gia 
đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ là vô cùng quan trọng. 
 Chính vì vậy, để phối hợp với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng đọc viết 
cho trẻ đạt hiệu quả tôi đã lựa chọn các trò chơi đơn giản, dễ tổ chức. Đặc biệt là 
các trò chơi sử dụng đồ dùng, nguyên học liệu dễ tìm kiếm, sẵn có ở trong gia đình 
để hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà.
 Ví dụ: Trò chơi: “Xếp chữ cái”: Tôi hướng dẫn phụ huynh sử dụng các loại 
cúc áo, nắp chai, hột hạt, sỏi, cành cây khôđể dạy trẻ xếp chữ và đọc chữ cùng 
con.
 Trò chơi: “Nhận biết tên các thành viên trong gia đình”: Tôi hướng dẫn phụ 
huynh chuẩn bị các thẻ tên bằng cách dùng bút viết lên những mảnh bìa catton. Sau 
đó, dạy trẻ nhận biết tên của các thành viên trong gia đình và thứ tự các chữ cái có 
trong tên của mỗi người. Phụ huynh có thể dạy trẻ tập viết tên của mình, tên của 
các thành viên trong gia đình. 
Phụ lục 13: Phụ huynh hướng dẫn trẻ chơi trò chơi “Xếp chữ cái”, trò chơi “Nhận 
biết tên các thành viên trong gia đình”
 Không chỉ có vậy, tôi còn tăng cường thiết kế các bài tập gửi trên nhóm Zalo 
để phụ huynh phô tô hoặc dựa vào các bài tập đó, phụ huynh tự sáng tạo ra trò chơi 
mới để hướng dẫn trẻ hoạt động tại nhà.
 Ví dụ: Các bài tập: “Tìm nối chữ trong từ”, “Bé tập chép từ”, “Tìm từ có 
cùng âm đầu”, “Tìm từ cùng vần”, “Vẽ hình theo âm”,
Phụ lục 14: Các bài tập gửi phụ huynh trên nhóm Zalo
 Tôi nhận thấy, việc đọc truyện tương tác cũng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ 
rất hiệu quả. Chính vì vậy, tôi vận động phụ huynh ủng hộ sách truyện để làm 
phong phú thêm nội dung tủ sách của lớp. Đồng thời, khuyến khích phụ huynh 
mượn sách trong tủ sách 50k của lớp và trong thư viện sách của nhà trường để đọc 
truyện tương tác cùng con mỗi ngày.
Phụ lục 15: Phụ huynh ủng hộ sách truyện, mượn sách về đọc tương tác cùng con 
tại nhà.
 III.2. Tính mới, tính sáng tạo:
 1. Tính mới
 - Tìm ra được các nội dung phát triển các kỹ năng đọc viết mà trẻ còn yếu, 
còn thiếu để đưa vào nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
 - Các trò chơi đơn giản, đồ dùng gọn nhẹ, dễ tìm kiếm, giảm bớt thời gian 
công sức chuẩn bị đồ dùng của giáo viên mà hiệu quả của trò chơi vẫn đảm bảo.
 - Tìm tòi, thiết kế các trò chơi mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với trẻ, phù hợp với 
nội dung phát triển các kỹ năng đọc viết làm phong phú đa dạng kho trò chơi của 
lớp, của nhà trường.
 8 dẫn mà cô giáo gửi trên nhóm lớp, tận dụng những đồ dùng đồ chơi có sẵn trong 
gia đình để dạy trẻ hoạt động tại nhà, tình cảm giữa phụ huynh và trẻ ngày càng trở 
nên gắn bó thân thiết hơn. Nhận thức của phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi 
dưỡng giáo dục trẻ nói chung, trong công tác rèn kỹ năng đọc viết cho trẻ nói riêng 
được nâng lên rõ rệt. Phụ huynh phấn khởi, tin tưởng, ngày càng tích cực hơn 
trong các phong trào của nhà trường, của lớp. 
 Giải pháp này có thể nhân rộng cho các lớp mẫu giáo trong toàn trường, 
hoặc ở các trường mầm non trong toàn huyện, toàn thành phố. Bên cạnh đó, giải 
pháp này có thể lan tỏa tới các bậc phụ huynh trong phong trào dạy con tại nhà. Vì 
cha mẹ là người thầy đầu tiên- tốt nhất- và suốt đời của trẻ.
 III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến.
a. Về kinh tế:
 Qua áp dụng giải pháp đã tạo nguồn tài liệu phong phú, đa dạng để cô tổ chức 
cho trẻ tham gia hoạt động mà không mất chi phí giúp tiết kiệm về mặt kinh tế cho 
nhà trường trong việc đầu tư mua sắm đồ dùng đồ chơi, nguyên học liệu.
b. Về xã hội:
* Về giáo viên:
 - Giáo viên có kỹ năng thiết kế các trò chơi, xây dựng nguồn tài liệu phong 
phú đa dạng giúp cho giáo viên chủ động hơn trong việc tổ chức các trò chơi nhằm 
nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với đọc viết.
 - Nâng cao kỹ năng giao tiếp, tuyên truyền với phụ huynh trong việc hướng 
dẫn trẻ các hoạt động làm quen với đọc viết tại nhà.
* Về trẻ:
 - Trẻ có kỹ năng chơi các trò chơi ôn luyện củng cố làm quen với đọc viết.
 - Các kỹ năng “đọc”, “viết” của trẻ được nâng cao: 100% trẻ thuộc các chữ 
cái, có kỹ năng trò chuyện và lắng nghe, hiểu từ và âm, hiểu về chữ viết.
 - Trẻ biết sử dụng sách đúng cách và bước đầu có thói quen yêu thích đọc 
sách.
* Về phụ huynh
 - Phụ huynh có thêm những hiểu biết, nhận thức và kỹ năng về việc hướng 
dẫn con hoạt động tại nhà. Và biết tương tác với cô giáo thông qua các video mà 
mình quay lại gửi trong nhóm zalo của lớp.
c. Giá trị làm lợi khác:
 Việc thực hiện những biện pháp trong sáng kiến này không chỉ nâng cao 
chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với đọc viết mà còn khiến cho cha mẹ - người 
chăm sóc trẻ đã có sự thay đổi vô cùng tích cực cả về kiến thức, thái độ, hành vi 
trong việc dạy con tại nhà tạo cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thêm gắn 
kết, gần gũi và yêu thương. Đồng thời, tạo sự liên kết chặt chẽ, đa chiều giữa nhà 
trường, giáo viên và gia đình - một nền tảng giáo dục vững chắc, đồng tâm, thống 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_lua_chon_thiet_ke_su_dung_tro_choi_thong_qua.doc