SKKN Giải pháp dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non "trẻ học mà chơi, chơi mà học". Thông qua hoạt động vui chơi hình thành ở trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ, tăng cường khả năng nhận thức, đồng thời giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh, qua hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ. Để trẻ hoạt động vui chơi có hiệu quả thì đồ dùng đồ chơi có vai trò quan trọng, nó giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, khám phá, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, từ đó giúp trẻ phát triển tư duy. Tuy nhiên trẻ mầm non lại rất hiếu động thích tò mò, khám phá. Trẻ lại chưa có kiến thức kỹ năng phòng tránh những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn. Đồng thời phụ huynh, giáo viên, cũng như những người lớn xung quanh trẻ cũng không thể thường xuyên bao quát để tránh được những nguy cơ gây mất an toàn đến trẻ. Đồ dùng đồ chơi ở trong trường lớp mầm non luôn luôn đảm bảo yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu nhưng khi trẻ sử dụng mà không đúng cách thì rất dễ xảy ra mất an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó giáo viên cũng luôn tích hợp, lồng ghép các hoạt động để giữ an toàn cho trẻ nhưng vẫn có trẻ bị thương tích không đáng có do trẻ chưa biết cách chơi hoặc sử dụng không đúng cách. Chính vì vậy tôi lựa chọn giải pháp: “Dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”.
docx 11 trang skmamnonhay 09/06/2024 1110
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Giải pháp dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 - Giáo viên đã biết tận dụng các đồ dùng đồ chơi sẵn có ngoài sân trường để 
phát triển vận động cho trẻ đạt được hiệu quả cao.
 - Giáo viên cũng đã chú trọng công tác xây dựng môi trường đảm bảo an 
toàn cho trẻ trong trường mầm non.
 - Giáo viên đã đưa ra được các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích 
cho trẻ trong trường mầm non.
 * Hạn chế: Trong bài viết tác giả chưa chú trọng đến một số vấn đề:
 - Chưa rà soát đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp có nguy cơ gây mất an 
toàn cho trẻ.
 - Chưa dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách, an toàn cho trẻ 
trong trường mầm non.
 - Chưa tuyên truyền tới các bậc phụ huynh việc dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ 
dùng đồ chơi nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng 
đồ chơi đúng cách, đảm bảo cho trẻ trong trường mầm non tôi thực hiện giải pháp 
“Dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho 
trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”. 
 III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non "trẻ học mà chơi, 
chơi mà học". Thông qua hoạt động vui chơi hình thành ở trẻ óc tưởng tượng sáng 
tạo, phát triển ngôn ngữ, tăng cường khả năng nhận thức, đồng thời giúp trẻ thể 
hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những người 
xung quanh, qua hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành 
nhân cách cho trẻ. Để trẻ hoạt động vui chơi có hiệu quả thì đồ dùng đồ chơi có 
vai trò quan trọng, nó giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, khám 
phá, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, từ đó giúp trẻ phát triển tư duy. Tuy 
nhiên trẻ mầm non lại rất hiếu động thích tò mò, khám phá. Trẻ lại chưa có kiến 
thức kỹ năng phòng tránh những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn. Đồng thời phụ 
huynh, giáo viên, cũng như những người lớn xung quanh trẻ cũng không thể 
thường xuyên bao quát để tránh được những nguy cơ gây mất an toàn đến trẻ. Đồ 
dùng đồ chơi ở trong trường lớp mầm non luôn luôn đảm bảo yếu tố an toàn được 
đặt lên hàng đầu nhưng khi trẻ sử dụng mà không đúng cách thì rất dễ xảy ra mất 
an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó giáo viên cũng luôn tích hợp, lồng ghép các hoạt 
động để giữ an toàn cho trẻ nhưng vẫn có trẻ bị thương tích không đáng có do trẻ 
chưa biết cách chơi hoặc sử dụng không đúng cách. Chính vì vậy tôi lựa chọn giải 
pháp: “Dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách nhằm đảm bảo an 
toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”.
 2 Kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách vô cùng quan trọng với sự an 
toàn của trẻ. Đồ dùng đồ chơi có tác dụng giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, 
trải nghiệm đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Nó còn giúp trẻ tính 
cẩn thận, sự khéo léo, giúp trẻ nhận thức được việc nên và không nên làm để đảm 
bảo an toàn khi hoạt động với đồ dùng đồ chơi. Là người giáo viên luôn lấy trẻ 
làm trung tâm và có những phương pháp dạy trẻ sao cho trẻ dễ hiểu, tạo cảm xúc 
cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau: trò chuyện, đưa ra câu đố, ca dao, tình huống... 
Trẻ em thường mau nhớ cũng mau quên nên giáo viên thường xuyên nhắc trẻ, tạo 
cơ hội cho trẻ được thực hành những kỹ năng tốt khi sử dụng đồ dùng đồ chơi.
 a. Giáo dục tích hợp thông qua từng chủ đề của năm học:
 + Chủ đề ‘Trường mầm non’- Tiết “Bạn của chúng mình”: Dạy trẻ biết chia 
sẻ đồ dùng đồ chơi với bạn, không tranh giành không ném đồ chơi vào bạn
 + Chủ đề ‘Bản thân’ - HĐ Steam “Chế tạo ống dẫn truyền âm thanh”: Tiết 
học này trẻ cần nhiều đồ dùng đồ chơi như ( kéo, bút màu, các loại vỏ hộp, dây): 
Dạy trẻ không dùng kéo và bút màu chọc vào các bạn khác, không lấy dây buộc 
vào ngón tay ngón chân mình và các bạn
 + Chủ đề ‘Gia đình’- Tiết “Đi đập và bắt bóng”: Dạy trẻ không được ném 
bóng vào mặt và người các bạn.
 + Chủ đề ‘Giao thông’ - Tiết “Vẽ phương tiện giao thông”: Nhắc nhở trẻ khi 
vẽ không được cầm ngược đầu của bút chì, không lấy bút chì chọc vào người của 
mình và của bạn. Khi sử dụng màu vẽ không được cho màu vào mồm, không tô 
màu lên mặt, lên bàn.
 + Chủ đề ‘Nghề nghiệp’ - Tiết “Nặn sản phẩm nghề nông”: Nhắc nhở trẻ 
trước khi vào tiết học dùng đất nặn đúng cách không được bôi đất nặn lên người 
mình và của bạn, không bôi đất nặn ra nền nhà. Đặc biệt không cho đất nặn vào 
mồm, mũi, tai rất nguy hiểm, không dấu đất nặn vào túi áo túi quần để ném nhau.
 + Chủ đề ‘Thực vật’ - Tiết “Vận động VĐTTN bài sắp đến tết rồi”: Dạy trẻ 
khi sử dụng các dụng cụ âm nhạc phải sử dụng đúng cách của từng dụng cụ, không 
lấy dụng cụ âm nhạc trêu, gõ hay đánh vào người các bạn.
 + Chủ đề ‘Động vật’ - Tiết “Ném trúng đích thẳng đứng”: Dạy trẻ khi sử 
dụng túi cát để ném thì phải ném trúng vào đích, không được nghịch túi cát, không 
ném túi cát vào các bạn.
 + Chủ đề ‘Nước - Hiện tượng tự nhiên’ - Tiết “Điều kỳ diệu từ sỏi”: Dạy trẻ 
khi sử dụng sỏi không được cất, giấu sỏi vào túi, không được cho sỏi vào mồm 
vào tai rất nguy hiểm, không được dùng sỏi gõ xuống nền lớp tạo tiếng ồn, không 
ném sỏi vào các bạn.
 4 Từ đó trẻ tôi sẽ lắng nghe câu trả lời của trẻ và đưa ra kết luận là khi chơi các 
con không được trượt ngược và không được nhảy từ trên cao xuống mà phải bước 
lên - xuống từng bậc và phải trượt đúng chiều.
 Tương tự khi chơi xích đu tôi cũng hỏi trẻ cách chơi và đưa ra thống nhất 
chung là không được ngồi nhiều bạn với nhau và không được đẩy mạnh các bạn 
khi đang chơi, đu quay phải lần lượt từng bạn bước lên không nên chui qua lan 
can, ...
 Khi đã thống nhất thì trong lúc trẻ hoạt động ngoài trời với đồ dùng đồ chơi 
cô thường xuyên bao quát, nhắc nhở trẻ kịp thời. Cuối buổi cô sẽ khen và tuyên 
dương những trẻ đã thực hiện đúng và giáo dục những bạn chưa thực hiện đúng 
mà cô và trẻ đã đề ra.
 * Hoạt động góc:
 Hoạt động góc trong trường mầm non là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, 
là phương tiện phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất. Đồ dùng 
đồ chơi ở hoạt động này vô cùng phong phú đa dạng và cũng rất đảm bảo an toàn 
cho trẻ. Nhưng nhiều đồ dùng đồ chơi do trẻ sử dụng không đúng cách sẽ gây mất 
an toàn cho trẻ, chính vì vậy cần rèn trẻ có kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi an 
toàn. Khi tham gia vào hoạt động tôi sẽ nhắc nhở trẻ những đồ dùng đồ chơi dễ 
gây mất an toàn. Sử dụng đồ dùng đồ chơi đó phải sử dụng như thế nào? Nếu sử 
dụng không đúng cách điều gì sẽ xảy ra? Khi chơi tuyệt đối không được trèo lên 
giá đồ chơi, không tranh dành đồ chơi với bạn, không ném đồ chơi, cầm kéo phải 
cầm vào cán kéo không được vung tránh va vào bạn khác, không cầm bút chạy 
lung tung, không cho sáp mầu, đất nặn vào miệng, mũi, tai mình và bạn...Trong 
quá trình trẻ hoạt động vui chơi giáo viên cũng phải bao quát trẻ và giáo dục trẻ 
từ tình huống cụ thể
 * Ví dụ: Góc nghệ thuật: Trẻ sử dụng kéo để làm đồ dùng đồ chơi.
 - Thấy trẻ cầm vào phần lưỡi kéo. Cô phải đến bên trẻ hỏi trẻ con cầm kéo 
như vậy có đúng không? Vì sao? Cầm kéo như thế nào để đảm bảo an toàn? Trẻ 
sẽ tự điều chỉnh cho đúng. Nếu trẻ vẫn không điều chỉnh được cô hướng dẫn cách 
cầm kéo cho trẻ để đảm bảo an toàn.
 - Góc nấu ăn: Khi thấy trẻ dùng những con dao để chế biến món ăn mà dùng 
ngược hay trẻ cầm đôi đũa trêu nhau thì cô phải đến gần hỏi trẻ cách sử dụng như 
thế có đúng không? Có đảm bảo an toàn không? Vì sao? Cô sẽ hướng dẫn trẻ cách 
sử dụng đồ dùng đồ chơi cho đúng cách để đảm bảo an toàn cho trẻ và các bạn.
 Đồng thời cho trẻ nhận xét quá trình hoạt động vui chơi trong ngày tuyên 
dương khen trẻ hoạt động tích cực, chơi an toàn. Giáo dục và nhắc nhở trẻ chơi 
chưa an toàn. 
 * Hoạt động vệ sinh ăn ngủ:
 6 luyện đều đặn ở nhà để tạo cho trẻ luôn có thói quen tránh hành vi nguy cơ gây 
mất an toàn khi sử dụng đồ dùng đồ chơi. Chính vì vậy tôi đã lên kế hoạch phối 
hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh ngay từ đầu năm học bằng nhiều hình thức 
như thông qua các buổi họp phụ huynh, qua việc trao đổi trò chuyện trong giờ đón 
trả trẻ, qua góc tuyên truyền, qua nhóm zalo của lớp. Tôi trao đổi với phụ huynh 
về tình hình sức khỏe, nguyên nhân và cách phòng tránh một số tai nạn thương 
tích thường gặp ở trẻ. Và đặc biệt là cách rèn trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi 
nhằm đản bảo an toàn cho trẻ tại nhà. Đồng thời phụ huynh cũng nắm bắt được 
con em mình đạt được tới mức độ nào để có thêm kiến thức đồng nhất với giáo 
viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Qua đó phụ huynh luôn 
an tâm khi gửi con em mình tới trường từ đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 
cũng được nâng cao. Tôi luôn khuyến khích phụ huynh chụp ảnh, quay video gửi 
vào zalo của lớp để chia sẻ, tạo động lực cho trẻ tích cực tham gia hoạt động với 
đồ dùng đồ chơi. 
 III.2. Tính mới, tính sáng tạo: 
 Đề tài đã nghiên cứu giải pháp dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi 
đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non, nội 
dung nghiên cứu chưa có trong đề tài của các tác giả khác. Trong đề tài nghiên 
cứu trước đây của tác giả Phạm Thanh Mai và tác giả Nguyễn Thị Thúy chưa 
nghiên cứu tìm ra giải pháp về việc rà soát các đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp 
có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Chưa dạy trẻ những kỹ năng sử dụng đồ dùng 
đồ chơi đúng cách, đảm bảo an toàn cho trẻ. 
 Với đề tài tôi nghiên cứu giải pháp dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi 
đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ tôi đã luôn chú ý rà soát các đồ dùng 
gây có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ ở trong và ngoài lớp học. Từ đó khi sử 
dụng đồ dùng đồ chơi trẻ sẽ phát huy được mặt tích cực của đồ dùng đồ chơi đó, 
trẻ sẽ biết nâng niu, giữ gìn, hứng thú, tự tin hơn khi hoạt động với đồ dùng đồ 
chơi giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Đặc biệt tôi đã đưa ra một số kỹ năng dạy 
trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ tạo nhiều 
cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, tri giác trực quan. Bên cạnh đó còn 
giúp trẻ có kỹ năng, thói quen sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách đảm bảo an 
toàn cho trẻ, đồng thời trẻ sẽ luôn tự chủ động tránh được những nguy cơ gây mất 
an toàn cho bản thân trẻ cũng như bạn bè và những người xung quanh trẻ. Giáo 
dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng đồ chơi, khi chơi xong biết cất đúng nơi 
qui định gọn gàng.
 Tôi thực hiện công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh một cách 
khéo léo, thu hút được sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh rất cao. Đồng thời thực 
hiện trao đổi, kết hợp với phụ huynh hướng dẫn và dạy trẻ những kỹ năng sử dụng 
 8 - Đối với trẻ: 
 +100% trẻ có khả năng sáng tạo, hứng thú, tích cực các khi hoạt động tham 
gia các hoạt động.
 +Trẻ có kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách đảm bảo an toàn cho 
trẻ tăng lên rõ rệt. Trẻ rất khéo léo, chủ động phòng tránh những hành vi nguy cơ 
gây mất an toàn cho trẻ và mọi người xung quanh.
 + Trẻ có ý thức cất dọn đồ dùng gọn gàng, khoa học.
 - Đối với giáo viên: 
 + Đã nắm chắc, hiểu sâu về cách phòng tránh những nguy cơ gây mất an toàn 
cho trẻ từ đồ dùng đồ chơi, từ đó biết cách giáo dục trẻ tự nhận biết và có ý thức, 
kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách và đảm bảo an toàn cho trẻ.
 + Biết phối kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ sử dụng đồ dùng đồ 
chơi đúng cách đảm bảo an toàn cho trẻ và mọi người xung quanh.
 - Đối với phụ huynh: 
 Đã tin tưởng vào chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường, ủng hộ nhiều 
nguyên học liệu, đồ dùng phế thải. Phối hợp với giáo viên dạy trẻ kỹ năng sử dụng 
đồ dùng đồ chơi đúng cách, đảm bảo an toàn cho trẻ tại gia đình.
 + Giá trị làm lợi khác: Những biện pháp trong sáng kiến này không chỉ cho 
giáo viên và trẻ ở trường tôi mà có thể áp dụng sang các trường bạn lân cận trên 
địa bàn. Hơn thế, nó sẽ là nguồn tư liệu cho bạn bè đồng nghiệp chia sẻ. Tạo một 
môi trường giáo dục tốt cho trẻ, điều kiện về mọi mặt cho trẻ chủ động mạnh dạn 
tự tin hơn khi tham gia vào các bậc học tiếp theo.
 Trên đây là sáng kiến “Giải pháp dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi 
đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”. Rất 
mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để các biện pháp của tôi được 
hoàn thiện hơn.
 Xin trân trọng cảm ơn!
 Hải Phòng, ngày 12 tháng 01 năm 2023 
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
 Trương Ngọc Thảo 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_day_tre_ky_nang_su_dung_do_dung_do_choi_dung.docx