SKKN Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học

Ở trường mầm non có rất nhiều hình thức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, trong đó tổ chức cho trẻ làm quen qua giờ hoạt động học có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm củng cố, hệ thống hóa, chính xác hóa và mở rộng những hiểu biết của trẻ. Trong thực tế, việc cho trẻ làm quen với MTXQ qua hoạt động học đã được giáo viên tổ chức đầy đủ các nội dung nhưng chất lượng vẫn chưa cao, chưa biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chưa chú ý đưa ra những câu hỏi mở để kích thích sự tìm tòi, khám phá, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào giờ hoạt động. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển trí tuệ, tư duy và tình cảm của trẻ với môi trường xung quanh. Mặt khác, do thời gian năm học trước tình hình dịch bệnh kéo dài nên cũng có phần ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh.
Qua khảo sát đầu năm tôi thấy như sau: Trẻ hứng thú tham gia 13/31 cháu tỷ lệ 41,9%; Trẻ tiếp thu các kiến thức, kĩ năng của bài học: Nhanh 6/31 cháu đạt tỷ lệ 19,3%; Vừa 11/31 cháu đạt tỷ lệ 35,5%; cháu còn chậm 14/31 cháu đạt tỷ lệ 45,2%. Vậy làm thế nào để giúp trẻ hứng thú, tham gia tích cực vào giờ hoạt động học “làm quen với môi trường xung quanh” là một việc làm không đơn giản chút nào. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp dạy trẻ 5-6 tuổi, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ “Phải làm gì? làm như thế nào và bắt đầu từ đâu? Với mong muốn làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, mai này biết đâu đó những “Mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều kì vĩ hơn nữa, nên tôi đã chọn biện pháp “Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học”.
docx 6 trang skmamnonhay 09/06/2024 750
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học

SKKN Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học
 2. Mục đích của biện pháp:
 - Đối với trẻ:
 + Giúp trẻ thích thú với môn học để nắm vững kiến thức, kĩ năng về môi 
trường xung quanh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
 + Thông qua biện pháp nhằm rèn luyện và phát triển các kỹ năng quan sát, 
so sánh, nhận xét để tìm ra đặc điểm, phân loại các sự vật, hiện tượng tự nhiên, 
môi trường xã hội. 
 + Qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, trẻ sẽ được trang bị 
thêm những kinh nghiệm sống, được trải nghiệm với thực tế giúp trẻ phát triển 
ngôn ngữ, mạnh dạn tự tin và khả năng giao tiếp của trẻ được tăng lên từ đó trẻ 
được phát triển một cách toàn diện về mọi mặt.
 - Đối với giáo viên:
 + Giúp giáo viên tích cực, say mê học hỏi, tìm tòi để linh hoạt, sáng tạo 
trong quá trình tổ chức các hoạt động học cho trẻ nói chung, giờ hoạt động học 
cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh nói riêng. Đáp ứng với nhu cầu sử 
dụng phương pháp giáo dục mầm non hiện nay. 
 + Chia sẽ kinh nghiệm cùng với đồng nghiệp để cùng nhau nâng cao năng 
lực chuyên môn nghiệp vụ, góp phần đưa chất lượng giáo dục trẻ mầm non ngày 
càng tốt hơn. 
 3. Cách thức tiến hành:
 3.1. Gây hứng thú cho trẻ thông qua việc sử dụng tình huống.
 Có rất nhiều cách để gây hứng thú, lôi cuốn trẻ tham gia vào giờ hoạt động 
học, nhưng với việc sử dụng những tình huống đưa ra chính là cơ hội, điều kiện 
để kích thích trẻ hoạt động tích cực, tự giác. Qua đó trẻ vừa tiếp thu kiến thức vừa 
học cách giải quyết vấn đề... 
 Muốn làm được điều đó thì tôi phải hiểu trẻ muốn gì? Qua trò chuyện, tìm 
hiểu về trẻ tôi thấy trẻ rất thích đi tham quan, du lịch và thích nghe kể 
chuyệnNắm bắt được đặc tính đó nên tùy theo nội dung bài dạy để tôi chọn đề 
tài phù hợp.
 VD: Với bài “Phân loại đồ dùng, đồ chơi của bé” chủ đề trường mầm non. 
Tôi cho trẻ quan sát các giá góc trong lớp (đưa ra tình huống trên giá không có đồ 
dùng, đồ chơi). Tôi nói: Theo các con mình sẽ làm gì để có thật nhiều đồ dùng, đồ 
chơi ở các góc. (Trẻ hào hứng nêu ý kiến khác nhau, cô gợi mở trẻ trả lời). Cách 
nhanh nhất là chúng ta đi đến siêu thị để mua đồ dùng, đồ chơi.
 Tôi cho trẻ đi mua đồ dùng, đồ chơi (mỗi bạn 3 - 4 thứ không trùng nhau).
 2 Với chủ đề tiết học: "nhận biết về quả", cô giáo cho trẻ xem tranh mà bị che
bớt 1 phần rồi cho trẻ đoán đó là quả gì hoặc khi nhận biết về quả táo, cô có thể tạo
tình huống là: 2 bạn thỏ ăn táo (một bạn táo đỏ, 1 bạn táo xanh) và tranh luận với 
nhau là quả táo có vị ngọt, bạn khác táo có vị chua, táo có màu xanh bạn khác táo 
có màu đỏ...vậy các con xem ai đúng? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng nhau 
khám phá nhé. 
 Lần lượt như thế các loại quả tôi muốn dạy và trò chuyện về màu sắc, vị, 
có hạt hay không hạt... Làm tương tự với các chủ đề về nhận biết con vật, đồ vật, 
rau củ quả
 Ví dụ: Chủ đề “Động vật” ở hoạt động “Quá trình phát triển của một số con 
vật”, cô tặng mỗi đội 1 hộp quà, trong hộp có các tờ tranh rời về quá trình phát 
triển của con bướm hoặc con gà. Cho các đội mở quà xem, thảo luận và nêu ý kiến 
để đặt tên cho tập tranh. Sau đó cô khái quát lại tên tập tranh là nội dung của bài 
học hôm nay. (Quá trình phát triển của chú gà (con bướm))
 Trong quá trình thực hiện cô có thể xếp (hoặc nói) không đúng quá trình 
phát triển để tạo tình huống cho trẻ giải quyết. Như: theo con quá trình gà lớn lên 
như thế nào là từ quả trứng, đến gà trưởng thành, đến gà mẹ và cuối cùng là gà 
con là đúng hay sai? Ai có cách xếp khác (mời trẻ nêu ý kiến hoặc lên xếp các bức 
tranh thành quy trình và gắn số vào dưới các bước phát triển
 Cứ như vậy, với cách dẫn dắt, tạo tình huống liên tiếp tôi đã lôi cuốn trẻ 
vào bài học một cách tự nhiên, trẻ rất thích thú, tích cực trao đổi, thảo luận và thực 
hiện để nắm kiến thức.
 3.2. Gây hứng thú cho trẻ thông qua việc sử dụng đồ dùng đồ chơi và 
ứng dụng công nghệ thông tin.
 * Ngoài ra sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giờ hoạt động học có thể coi là 
phương tiện để tôi cung cấp kiến thức cho trẻ và cũng là phương tiện để kích thích 
hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động. Vì thông qua đồ dùng, đồ chơi trẻ 
được sờ mó, ngửi, tận mắt nhìn để khám phá, tìm hiểu giúp trẻ biết chính xác về 
các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Do vậy, để trẻ hứng thú tích cực tham gia 
hoạt động thì phải chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, phù hợp, phong phú, đa dạng và đẹp 
mắt để lôi cuốn trẻ. 
 Tùy theo nội dung bài dạy có thể chuẩn bị vật thật, hay đồ dùng tự tạo, tranh
ảnh, máy tính để cho trẻ tìm hiểu khám phá.
 Ví dụ khi cho trẻ làm quen một số loại hạt, lá, hoa, quả, rau tôi kết hợp 
với phụ huynh và giao nhiệm vụ cho trẻ là ngày mai mang các loại hạt (lá, hoa, 
 4 4. Kết quả đạt được:
 * Về phía trẻ: 
 Qua khảo sát tôi thấy như sau: 
 Tăng, giảm so 
 Nội dung Đầu năm Học kì 1
 TT với đầu năm
 khảo sát
 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
 Trẻ hứng thú tham gia 13 41,9 29 93,5 16 51,6
 Trẻ tiếp thu các Nhanh 6 19,3 16 51,6 10 32,2
 kiến thức, kĩ năng Vừa 11 35,5 13 41,9 2 6,5
 của bài học Còn chậm 14 45,2 2 6,5 12 38,7
 * Về phía cô: Bản thân tôi thấy phong cách lên lớp của mình cũng như giáo 
viên cùng lớp đã linh hoạt hơn, bài dạy có nhiều sáng tạo, đặc biệt khả năng ứng 
dụng công nghệ thông tin được nâng lên rõ rệt. Tôi đã tận dụng các nguyên vật 
liệu sẵn có để tự làm hoặc cùng trẻ sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi nhằm kích 
thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động học làm quen với môi trường 
xung quanh. 
 Thế giới xung quanh luôn là điều mới lạ mà trẻ luôn muốn được tìm tòi và 
khám phá, nhằm mang đến cho trẻ 5- 6 tuổi một nguồn biểu tượng phong phú, đa 
dạng, sinh động đầy hấp dẫn, hơn ai hết trách nhiệm cao cả nhất thuộc về các cô 
giáo mầm non người tạo nên nền tảng vững chắc cho chặng đường khôn lớn của 
các con sau này. Vì vậy giáo viên là người đầu tiên tạo môi trường, điều kiện học 
tập tốt cho trẻ, chủ động sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ 
hứng thú tham gia vào hoạt động học có như vậy hiệu quả của hoạt động làm quen 
môi trường xung quanh đạt kết quả cao.
 Trước yêu cầu đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay theo quan điểm 
“giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều thủ thuật, 
phương pháp dạy học tích cực nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia 
vào hoạt động, từ đó giúp trẻ tích lũy được nhiều kiến thức, kĩ năng về tự nhiên 
và xã hội, để trẻ phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ, đáp ứng 
được mục tiêu chương trình giáo dục mầm non hiện nay. 
 HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT
 Nguyễn Thị Hương Đỗ Thị Hồng Thắm
 6

File đính kèm:

  • docxskkn_gay_hung_thu_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_lam_quen_moi_tru.docx