SKKN Dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tại Trường Mầm non Thanh Lương

Bên cạnh những thực trạng của xã hội đó thì bản thân tôi là 1 người giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi quan sát có một số trẻ tại lớp mình chủ nhiệm có những hành vi như ôm, hôn bạn, nằm đè lên bạn... đây là những hành vi không phù hợp và chưa đúng với lứa tuổi của trẻ.
Từ đó tôi đặt ra câu hỏi phải làm gì để bảo vệ các em và phải làm gì để các em biết tự bảo vệ mình?
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ tự bảo vệ bản thân,phòng chống xâm hại, dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non và qua thực tế của lớp và sự chỉ đạo của nghành cũng như của ban giám hiệu nhà trường về việc dạy trẻ các kĩ năng mà tôi đã mạnh dạn suy nghĩ, lên kế hoạch và thực hiện một số biện pháp nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân. Đó cũng là lý do tôi chọn: “Dạy trẻ 5- 6 tuổi kĩ năng phòng tránh bị xâm hạitại trường mầm non Thanh Lương” để nghiên cứu và thực hiện.
docx 18 trang skmamnonhay 14/10/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tại Trường Mầm non Thanh Lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tại Trường Mầm non Thanh Lương

SKKN Dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tại Trường Mầm non Thanh Lương
 2
khiến trẻ đánh mất sự tự tin, lạc quan và niềm tin vào người lớn, ảnh hưởng đến sự 
phát triển tâm lí của trẻ.
 Xâm hại trẻ em ở Việt Nam đang diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn 
có ở các vùng nông thôn, vùng xâu, vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi lứa 
tuổi trong đó trẻ em mầm non không nằm ngoại lệ. Trên các phương tiện thông tin 
hiện nay chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về học sinh bị xâm hại 
gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Xâm hại trẻ em diễn ra ở 
nhiều hình thức nhiều mức độ xuất phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để 
bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong những vấn đề cần thiết cấp bách trong xã 
hội hiện nay. Nó không phải là việc làm chỉ dành riêng cho những người làm công tác 
giáo dục hay của những người làm công tác xã hội mà đó là trách nhiệm chung của cả 
cộng đồng .
 Tuy nhiên nhiều người cho rằng giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là quá sớm 
và ngại nhắc đến chuyện tế nhị .Thực ra đây là việc cần thiết để bảo vệ các bé trước 
nguy cơ bị xâm hại.
 Bên cạnh những thực trạng của xã hội đó thì bản thân tôi là 1 người giáo viên 
trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi quan sát có một số trẻ tại lớp mình chủ 
nhiệm có những hành vi như ôm, hôn bạn, nằm đè lên bạn... đây là những hành vi 
không phù hợp và chưa đúng với lứa tuổi của trẻ.
 Từ đó tôi đặt ra câu hỏi phải làm gì để bảo vệ các em và phải làm gì để các em 
biết tự bảo vệ mình?
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ tự bảo vệ bản thân,phòng 
chống xâm hại, dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non và qua thực tế của lớp 
và sự chỉ đạo của nghành cũng như của ban giám hiệu nhà trường về việc dạy trẻ các 
kĩ năng mà tôi đã mạnh dạn suy nghĩ, lên kế hoạch và thực hiện một số biện pháp 
nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết để trẻ có thể tự bảo vệ 
bản thân. Đó cũng là lý do tôi chọn: “Dạy trẻ 5- 6 tuổi kĩ năng phòng tránh bị xâm 
hạitại trường mầm non Thanh Lương” để nghiên cứu và thực hiện.
 5.2. Nội dung sáng kiến:
 * Bước 1: Thực hiện khảo sát
 Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công đứng lớp Lá 1, Nên đầu 
năm học 2020-2021 tôi đã tiến hành khảo sát trên 35 trẻ và phụ huynh của trẻ tại lớp 
mình chủ nhiệm với một số tiêu chí sau:
 Tổng số 
 STT Tiêu chí đánh giá Đạt Chưa đạt
 trẻ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
 trẻ % trẻ %
 Trẻ biết thế nào được gọi là 
 1 35 9 25,7 26 74,3
 vùng kín 4
Nội dung 3: Nói không - đi khỏi - kể lại
 Nói Không: chúng ta nên dạy cho trẻ biết cơ thể của con là riêng tư. Nếu ai đó 
đụng chạm vào cơ thể con mà khiến con cảm thấy lo lắng, sợ hãi hay đau đớn, con có 
quyền nói không một cách kiên quyết, nhìn thẳng vào mặt kẻ đó và hét to lên.
 Rời khỏi: nếu con gặp tình huống mà khiến con cảm thấy lo lắng sợ hãi,thì con 
nên tránh ra xa, rời khỏi nơi đó càng nhanh càng tốt
 Kể lại: Nếu con cảm thấy sợ hãi, không thoải mái hay khó chịu về một tình 
huống nào đó, con hãy kể lại với bố, mẹ hoặc một người lớn mà con tin tưởng về 
những cảm giác đó của mình cho tới khi được giúp đỡ. Bố, mẹ và những người lớn 
đáng tin cậy sẽ luôn ủng hộ và giúp đỡ con.
 Trong trường hợp con kể với một người lớn mà con tin cậy nhưng họ không tin 
hoặc không giúp đỡ con, con hãy kể với một người lớn đáng tin cậy khác cho đến khi 
có người tin vào câu chuyện của con và giúp đỡ con. Hoặc con hãy gọi đến tong đài 
quốc gia bảo vệ trẻ em 111 các cô chú sẽ chia sẻ giúp đớ các con mọi lúc mọi nơi.
 Nội dung 4: Bàn tay giao tiếp
 + Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong 
gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc 
đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi bé 
còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín.
 + Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của 
gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉ dừng 
lại ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ.
 + Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha 
mẹ. Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.
 + Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với những 
người này, bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.
 + Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ 
hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an. Với những người này, bé 
hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh 6
bản thân và một số chủ đề khác tôi đã thiết kế, lồng ghép và giáo dục giới tính cho trẻ 
thông qua một số hoạt động như sau:
 * Thông qua hoạt động học có chủ đích: tôi tiến hành tổ chức một số hoạt động 
học với đề tài như: cơ thể tôi, bé là ai..thông qua các tiết học tôi cung cấp cho trẻ một 
cách hệ thống, chính xác, rõ ràng những kiến thức về giới tính như: đặc điểm bạn trai, 
đặc điểm bạn gái, nhận biết giới tính của mình, nhận biết giới tính của bạn khác, sực 
khác biệt giữa bạn trai và bạn gái, cách chăm sóc và giữ gìn vệ sinh thân thể.
 Lồng ghép nội dung giáo dục giới tính thông qua các tiết học khác :
 Trong các tiết học khác tôi kết hợp giáo dục cho trẻ kiến thức về giới tính với 
nội dung của tiết học đó nhưng vẫn không làm mất đi trọng tâm của tiết học.
 - Trong tiết làm quen văn học, âm nhạc: Cô giáo cho trẻ đọc thơ, hát theo từng 
nhóm bạn trai, bạn gái. Cho trẻ đóng kịch và phân vai nhân vật phù hợp với giới tính 
của trẻ (VD: Bạn gái đóng vai Cô bé quàng khăn đỏ, mẹ, bà ngoại, bạn trai đóng vai 
chó sói, bác thợ săn...)
 - Trong tiết thể dục: Cô giáo chia 2 đội bạn trai - bạn gái thi đua khi luyện tập 
bài tập vận động
 - Trong tiết làm quen với toán, làm quen chữ cái: Cô giáo cho trẻ đọc, luyện 
Phát âm số, chữ cái theo nhóm bạn trai, bạn gái. 8
con gái
 Vệ sinh: Phòng vệ sinh trai, gái riêng biệt và có cửa
 Khi thay đồ cô giáo chú ý nhắc nhở trẻ, trẻ trai thay ở khu vực riêng, trẻ gái 
thay ở khu vực riêng
 * Thông qua hoạt động vui chơi:
 Với trẻ mầm non thì vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mẫu giáo, 
là hoạt động chủ đạo của trẻ khi đến trường, Hoạt động vui chơi giúp trẻ lĩnh hội tri 
thức mới, thông qua hoạt động chơi giúp trẻ mở rộng, củng cố, chính xác hóa những 
biểu tượng của trẻ về giới tính. Trong khi thực hiện các hành động chơi, các thao tác 
chơi, trẻ nhận ra được một vài đặc tính quen thuộc, một vài kiến thức về giới tính mà 
trẻ đã biết. Dựa trên những đặc điểm đó tôi đã thiết kế một số trò chơi để lồng ghép 
giáo dục giới tính như sau:
 + Trò chơi đóng vai theo chủ đề: Trong giờ chơi hoạt động góc trong các chủ 
đề, khi to chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, tôi cho trẻ nhập vào các vai chơi theo 
giới tính của trẻ.
 Ví dụ: Các bé gái đóng vai bà, mẹ, cô, dì, chị, em gái, cô giáo, cô thợ may..., 
Trẻ đóng vai chơi, mẹ hướng dẫn con các vùng riêng tư thông qua em búp bê. Còn 
các bé trai đóng vai ông, bố, chú, bác, anh em trai, chú công nhân, chú cảnh sát...Trong 
khi chơi, trẻ biết giao tiếp, ứng xử, trải nghiệm những đồ dùng, đồ chơi phù hợp với 
giới tính của mình, có những hành động phù hợp với giới tính của vai chơi đó và có 
những úng xử phù hợp với những vai chơi khác. Điều đó hình thành ở trẻ những biểu 
tượng rõ ràng về giới tính cho trẻ.
 * Trò chơi vận động:
 Trong một số chủ đề như chủ đề bản thân, hay chủ đề gia đình... các trò chơi 
thường được tôi tổ chức khi bắt đầu tiết học để gây hứng thú, khi kết thúcđể củng cố 
nội dung kiến thức về giới tính cho trẻ hoặc khi tổ chức các trò chơi ngoài trời. Tôigiáo 
dục giới tính cho trẻ thông qua luật chơi, cách chơi của trò chơi mà trẻ được tham gia. 
Thông qua những trò chơi trẻ có thể xác định, ghi nhớ về giới 10
 Tôicho trẻ đứng thành từng cặp, mỗi cặp là một bạn trai và một bạn gái, lấy 
bụng ép và giữ bóng, tay cầm vào nhau như khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng. 
Trẻ khiêu vũ theo nhạc, cặp nào làm rơi bóng thì bị loại.
 Thông qua trò chơi trẻ sẽ hiểu được rằng không nên dùng tay để đụng chạm 
vào những vùng nhạy cảm và những bội phận riêng tư của người khác.
 + Trò chơi xây dựng:
 Trong giờ chơi hoạt động ở các góc trong ngày, khi to chức trò chơi xây dựng, 
tôi đã lồng ghép giáo dục giới tính thông qua việc phân công nhiệm vụ cho trẻ thực 
hiện: các bạn trai thường khỏe mạnh hơn các bạn gái nên sẽ đảm nhiệm một số việc 
nặng như, chở gạch, chở nguyên vật liệu, xây tường, xây nhà...còn các bạn gái sẽ xếp 
hoa, xếp cỏ, trang trí cho công trình xây dựng của mình.
 Việc giáo dục giới tính cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày giúp trẻ kĩnh 
hội những kiến thức mới và luyện tập những kiến thức đã được biết về giới tính của 
trẻ và ngưới khác một cách thường xuyên, liên tục và hiệu quả.
 Biện pháp 2: Cung cấp kiến thức và dạy trẻ kĩ năng phòng tránh bị xâm hại
 * Thông qua hoạt động học
 Việc dạy trẻ hiểu được khái niệm vùng kín hay bộ phận riêng tư theo tôi là rất 
quan trọng vì nếu trẻ không biết được bộ phận nào trên cơ thể của mình được gọi là 
bộ phận riêng tư thì trẻ không thể tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị xâm hại. Chính 
vì vậy tôi đã xây dựng và áp dụng thực hiện mốt số kế hoạch về giáo dục giới tính và 
kĩ năng phóng tránh bị xâm hại cho trẻ để trong giờ học ở chủ đề bản thân để dạy cho 
trẻ: 12
nào? Tại sao lại phải che lại những bộ phận đó?).
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về “Vùng bí mật” và hành động xâm hại vùng bí mật:
- Các con đặt tên chung cho những bộ phận không được cho người khác nhìn thấy 
và động vào là gì?
- Hành động cố tình nhìn, đụng chạm vào vùng bí mật của người khác được gọi là 
gì? ,
- Các con hiểu xâm hại là gì?
- Để biết được xâm hại là gì và tại sao các con không được cho ai xâm hại vào vùng 
riêng tư của cơ thể mình, các con quan sát xem cô có gì nhé!
- Xuất hiện bông hoa, hỏi trẻ: Cô có gì đây?
- Các con thấy bông hoa như thế nào?
- Các con hãy thử tưởng tượng nếu có một con sâu bò vào bông hoa và gặm nhấm 
từng cánh hoa thì bông hoa sẽ cảm thấy như thế nào?
- Các con hãy tiếp tục tưởng tượng cơ thể các con như bông hoa tươi đẹp này,nếu có 
ai đó muốn tấn công vùng riêng tư của các con như con sâu bò đến gặm nhấm bông 
hoa thì các con cảm thấy như thế nào?
=> Người có hành động cố tình nhìn, sờ mó, đụng chạm hoặc tấn công vào vùng riêng 
tư của các con làm cho các con thấy buồn, đau, khó chịu, sợ hãi, chính là đang có hành 
động xâm hại đến vùng riêng tư hay còn gọi là xâm hại tình dục đấy các con ạ!
* Bé sẽ làm gì khi có người xâm hại mình?
- Trẻ xem clip và tự thảo luận: khi rơi vào tình huống bị chạm vào vùng kín con sẽ 
làm gì?
- Nếu ai đó cố tình nhìn, nói, đụng chạm vào vùng bí mật của con hoặc yêu cầu con 
nhìn và đụng chạm vùng bí mật của họ thì các con sẽ làm gì?
+ Bước 1: Phản đối (Nói “Không”, xua tay, cắn, tấn công lại - cho trẻ xem hình ảnh, 
video minh họa; thực hành 1 số kỹ năng thoát hiểm khi bị lôi, kéo, ôm...).
+ Bước 2: Bỏ chạy (chạy thật nhanh đến nơi đông người, đồng thời hô to để mọi người 
chú ý đến mình).
+ Bước 3: Kể lại tất cả câu chuyện mà người xấu đã làm với con với bố mẹ và những 
người các con tin cậy để người lớn kịp thời can thiệp và bảo vệ các con được an toàn 
hơn.
- Cho trẻ kể tên 5 người mà trẻ cảm thấy tin cậy
* Trò chơi: Quy tắc 5 ngón tay
- To chức cho trẻ chơi trò chơi về quy tắc 5 ngón tay: Cô nói ngón tay, trẻ nói tên 
người và hành động tương ứng phù hợp với từng ngón tay
Hoạt động 3: Trò choi
Trò chơi : Bóng chuyền bãi biển
- Giới thiệu cách chơi và luật chơi: Cả lớp ngồi thành vòng tròn, vừa chuyền quả 
bóng câu hỏi vừa hát bài “Hè về” khi nhạc dừng thì dừng chuyền bóng, quả bóng dừng 

File đính kèm:

  • docxskkn_day_tre_5_6_tuoi_ki_nang_phong_tranh_bi_xam_hai_tai_tru.docx
  • pdfSKKN Dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tại Trường Mầm non Thanh Lương.pdf