SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động thể dục

Trong đời sống tinh thần của nhân dân xưa, hàng ngày trong các làng xóm, thôn bản, đường làng hay ngoài ruộng đồng luôn diễn ra những hoạt động vui chơi của trẻ em hay những cuộc thi tài của người lớn. Những hoạt động này phong phú, muôn hình muôn vẻ, thu hút nhiều người tham gia và luôn sôi nổi hào hứng. Nhân dân ta quen gọi những hoạt động vui chơi đó là trò chơi dân gian.
Hầu hết những khái niệm về trò chơi đều gắn với mục đích cốt yếu là sự vui chơi giải trí, trò chơi dân gian Việt Nam cũng không nằm ngoài yếu tố đó nhưng để hiểu đúng về khái niệm trò chơi dân gian thì phải đặt nó trong đời sống của nhân dân. Nằm trong nền văn minh phương đông, Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lúa nước và lấy nông nghiệp làm nghề sinh sống, lao động chính, điều kiện sinh sống kết hợp với lối tư duy biện chứng tổng hợp, tính cộng đồng to lớn đã tác động vào nhân dân, khiến nhân dân tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác nhau. Suy cho cùng thì trò chơi dân gian Việt Nam là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ. Trò chơi dân gian diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian và phản ánh đời sống tinh thần văn hoá của dân tộc.
Còn trò chơi dân gian trẻ em là một loại hoạt động văn hoá dân gian dành cho trẻ em, được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế, nhẹ nhàng. Những trò chơi này được tổ chức nhằm tạo cho trẻ những cảm giác hứng thú, thoải mái, phát triển vận động kết hợp với lời nói.
doc 37 trang skmamnonhay 13/07/2024 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động thể dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động thể dục

SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động thể dục
 4.2.6. Biện pháp 6: Cho trẻ tự tổ chức chơi, luyện tập với các trò chơi dân gian mà trẻ 
đã biết dưới nhiều hình thức khác nhau (cá nhân, nhóm,) ........................................26
5. Kết luận .....................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................28
PHỤ LỤC......................................................................................................................29
 2 Việc rèn luyện và phát triển tính tích cực vận động của trẻ Mầm non nói chung 
và trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng làm thoả mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng 
cường thêm sức khoẻ, cơ thể phát triển cân đối hài hoà, tạo điều kiện phát triển ở trẻ 
sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động.
 Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu 
cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là 
một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có 
nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói trò chơi dân gian cũng là một di sản văn 
hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong 
đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với 
trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới 
trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền 
được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Chính vì vậy, trò chơi dân 
gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. 
Đặc biệt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong 
Nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ 
sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và 
của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 
GDTC là một bộ phận quan trong của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ 
mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa GDTC cho trẻ Mầm 
non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần 
kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non 
yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng 
đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc 
phục được. Tính tích cực vận động của trẻ ở trường Mầm non là một trong những nội 
dung cần thiết và rất quan trọng, cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các 
hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp lứa tuổi có tác dụng kích thích giải phóng nhiều 
năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, giúp 
cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối khoẻ mạnh. Trong những năm gần đây, 
cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự dồi dào thực phẩm, sự chăm sóc ăn 
uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng như việc xem ti vi, chơi điện tử nhiều đã 
tạo nên tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em. Ngoài ra việc ít hoạt động còn hạn chế sự 
hình thành, phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ.
 Hiện nay trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mẫu giáo, tuy đã có một số 
trò chơi vận động dân gian, nhưng giáo viên tổ chức chưa có hiệu quả, việc tổ chức 
còn đơn điệu, chưa lôi cuốn hấp dẫn trẻ, chưa phát huy được hết tác dụng của trò chơi 
 4 ngõ xóm là nơi chơi “Trốn tìm”, “Mèo đuổi chuột”,Ở các bãi cỏ là nơi chơi “Đánh 
đu”, “Cướp cờ”,
 Vật liệu để chơi trò chơi dân gian cũng thật đơn giản, không cầu kỳ, không tốn 
kém, dễ kiếm, dễ tìm ngay trong sản vật thiên nhiên Việt Nam như: Con khăng là đoạn 
tre, hòn cù được đẽo từ một mẫu gỗ, nắm sỏi, vỏ ốc để chơi ô ăn quan, cọng lá, 
cỏ,chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng.
 Song hầu hết trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam đều gắn liền với những bài 
đồng dao. Đặc điểm ngôn ngữ của những bài đồng dao là mang tính giản dị, mộc mạc, 
vô tư, hồn nhiên vui tươi và ngộ nghĩnh. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, 
âm thanh dễ thuộc, dễ nhớ được sử dụng trong khi chơi như: “Dung dăng dung dẻ” , 
“Thả đĩa ba ba”, “Chi chi chành chành” hay “Rồng rắn lên mây” là các trò chơi gắn 
với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, 
tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp.
 Logic của đồng dao chính là logic của trò chơi, nhưng cũng không thể phải theo 
cái logic của hiện thực mà mang tính nhảy cóc.
 Chính cái ngôn ngữ kỳ quặc theo lối tư duy nhảy cóc đó lại là yếu tố gắn bó với 
trò chơi để đưa trẻ vào thế giới trò chơi, khác hẳn với thế giới bên ngoài. Nếu đồng 
dao được tổ chức chặt chẽ như một bài dân ca, như một bài thơ thì yếu tố chơi, nhất là 
trò chơi trẻ em không còn nữa. Cho nên ta dễ nhận thấy một biện pháp tu từ học rất 
tiêu biểu cho đồng dao là biện pháp nói ngược, trái hẳn với cái logic thực tế, logic của 
cuộc đời và chính sự đảo ngược như thế mới hấp dẫn, mới vui.
 Biện pháp nói ngược ngộ nghĩnh này rất phù hợp với không khí của trò chơi, vì 
nó làm cho trẻ vui thích, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của chúng.
 Mặt khác, nội dung của những bài đồng dao chứa đựng nội dung giáo dục cho 
trẻ về nhiều mặt. Bởi lẽ, đồng dao có chứa đựng những lời mộc mạc, hồn nhiên, có 
vần, có điệu. Đồng dao là của trẻ em nên có tính chất vui chơi phù hợp với tâm sinh lý 
của trẻ. Đồng dao gợi lên tình yêu hồn nhiên của trẻ đối với cái ong, cái kiến, con cò, 
con trâu, con nghé,Khi trực tiếp tham gia vào trò chơi, trẻ hát đồng dao và qua đó 
trẻ tiếp thu những điều hay lẽ phải một cách tinh tế, nhẹ nhàng, thoải mái.
 Trò chơi dân gian gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên. Trong trò chơi, con người 
(đặc biệt là trẻ) và thiên nhiên hoà quyện vào với nhau, thiên nhiên trở nên có hồn và 
gần gũi với trẻ từ lúc nào. “Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện chăng tơ, quả 
mơ có hạt”. Là bài đồng dao thường hát để chơi chuyền dụng cụ là một quả bóng 
(Có thể thay bằng một hòn đá hoặc quả chanh) và 10 que tre.
 Trò chơi dân gian được sáng tác dựa trên mô phỏng, bắt chước hoạt động của 
người lớn trong xã hội nhưng không phụ thuộc nghiêm ngặt vào sự thay đổi của cuộc 
 6 vận động như chạy, nhảy, leo trèo, ném, bò, lăn, được sử dụng thường xuyên, nhờ 
vậy sẽ kích thích sự phát triển tính tích cực vận động ở trẻ.
 Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ, bởi nó tác động tới 
việc củng cố kiến thức và phát triển các quá trình nhận thức như tư duy, tưởng 
tượng,Thông qua trò chơi trẻ giải quyết nhiệm vụ của trí tuệ chính xác hơn, quá 
trình chơi đòi hỏi trẻ phải có óc quan sát, phân tích, tổng hợp để thực hiện luật chơi 
một cách hiệu quả.
 Trò chơi dân gian có vai trò hình thành cảm xúc, tình cảm. Trẻ có cảm xúc vui 
sướng hân hoan khi giành thắng lợi, trẻ buồn khi thua. Điều này thúc đẩy các trẻ cố 
gắng hết sức, phấn đấu hết khả năng với mong muốn đem lại sự thắng lợi cho đội 
mình.
 Trò chơi dân gian có ảnh hưởng đến tính cách, khí chất của trẻ. Trong khi chơi 
trẻ bộc lộ một cách chân thật nhất các nét tính cách của mình, trẻ phải tuân thủ theo 
quy tắc của trò chơi, những nguyên tắc đó điều khiển hành vi của trẻ khi tham gia 
chơi, tạo ra những hoàn cảnh để trẻ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, hình thành tính trung 
thực, lòng dũng cảm, kiên trì,
 Trò chơi dân gian không chỉ làm thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà còn góp 
phần hình thành nhân cách trẻ, thông qua cách chơi trẻ học cách cư xử như người lớn, 
hình thành những nét phẩm chất ý chí, đạo đức,cần thiết cho cuộc sống như tính 
ngay thẳng, công bằng, lòng dũng cảm, tự chủ, kiên nhẫn, tinh thần trách nhiệm.Trò 
chơi dân gian còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, đặc 
biệt đối với trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian còn góp phần hình thành nên nhân 
cách văn hoá mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Trò chơi dân gian còn giúp trẻ tiếp cận 
với một nền văn hoá dân gian của cha ông để lại, hình thành ở trẻ lòng yêu thích nền 
văn hoá dân gian.
2.1.4. Cấu trúc của trò chơi dân gian
 Trong mỗi trò chơi, tất cả đều mang những quy luật riêng, đều mang những sắc 
thái khác nhau để hấp dẫn, cuốn hút người chơi. Trò chơi dân gian cũng vậy, khi tổ 
chức cho trẻ chơi cũng tuân thủ theo những quy luật của nó.
 Cấu trúc của một trò chơi dân gian gồm ba phần liên quan chặt chẽ với nhau, đó 
là nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi.
 Nội dung chơi (nhiệm vụ vận động): Các nhiệm vụ được thể hiện với một hình 
tượng vui chơi nào đó, nó là thành phần cơ bản của trò chơi, khơi gợi hứng thú chơi, 
đẩy mạnh, củng cố và mở rộng nội dung, kích thích tính tích cực và nguyện vọng của 
trẻ. Nội dung chơi rất phong phú, có nội dung phát triển vận động tạo sự khéo léo của 
 8 Làm phong phú và chính xác hoá các biểu tượng về cuộc sống xung quanh bằng 
những câu chuyện ngắn, trao đổi giữa cô và trẻ,
 Chuẩn bị và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, tận dụng những nguyên vật liệu địa 
phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
 Lựa chọn biện pháp và phương tiện tiến hành các hoạt động của cô và của trẻ 
trong trò chơi.
 Bố trí địa điểm chơi thuận lợi tạo điều kiện cho trẻ thực hiện trò chơi.
 Tổ chức thực hiện
 Tạo hứng thú cho trẻ chơi bằng nhiều cách khác nhau: Đưa ra những câu đố, bài 
hát, bài đồng dao, tạo tình huống chơi,để trẻ nhớ lại các trò chơi đã từng chơi hoặc 
giới thiệu về những trò chơi sắp chơi, hướng sự chú ý của trẻ vào cuộc chơi.
 Đưa ra nhiệm vụ chơi và hướng dẫn cách chơi, luật chơi bằng nhiều cách như 
làm mẫu, lời đề nghị,để cuốn hút sự tập trung chú ý của trẻ, giúp trẻ lĩnh hội được 
nhiệm vụ nhận thức, luật chơi và hành động chơi. Khi giao nhiệm vụ cho trẻ cần chú ý 
đến đặc điểm cá nhân, tuỳ vào nhu cầu hứng thú chơi của trẻ và nâng dần độ khó của 
trò chơi với trẻ.
 Tuỳ trò chơi mới hay trò chơi trẻ đã biết mà cô giáo phân nhóm chơi cho trẻ, 
tạo điều kiện cho trẻ được chơi, được trải nghiệm dưới nhiều hình thức chơi khác nhau 
như cá nhân, nhóm. Tạo điều kiện cho trẻ tự tìm kiếm phương tiện để giải quyết nhiệm 
vụ chơi và phương thức giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra.
 Cho trẻ tập luyện chơi bằng cách tổ chức cho trẻ được chơi với nhiều loại trò 
chơi dân gian và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức chơi, phát huy khả năng chơi 
của trẻ và phù hợp với điều kiện của lớp.
 Tạo cơ hội cho trẻ cộng tác với cô, với bạn chơi, biết thoả thuận cùng giải quyết 
các vấn đề xuất hiện trong khi chơi. Cô giáo động viên khuyến khích trẻ tự tổ chức 
một số trò chơi dân gian quen thuộc bằng cách chuận bị đồ dùng chơi, vật liệu chơi, 
gợi cho trẻ nhớ lại cách chơi, nhắc nhở trẻ chơi đúng luật.
 Trong khi trẻ chơi, cô giáo luôn quan sát, giúp đõ trẻ khi cần thiết, luôn động 
viên khen ngợi những trẻ tích cực tham gia vào trò chơi, giúp trẻ cố gắng hoàn thành 
nhiệm vụ được giao, khêu gợi và duy trì của trẻ với trò chơi. Giúp trẻ giải quyết xung 
đột nếu trẻ không tự điều khiển, kiểm soát được trong khi chơi.
 Kiểm tra, đánh giá kết quả chơi
 Cho trẻ tự đánh giá kết quả chơi của bạn và của bản thân.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_nham_phat_trien.doc