SKKN Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện công nghệ như: máy vi tính, máy chụp hình, loa, máy chiếu… Trẻ rất hứng thú khi được tiếp cận với chúng tuy nhiên lòng yêu thích của các cháu còn ở nhiều mức độ khác nhau và việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với công nghệ thông tin như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ khi bước vào trường phổ thông. Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào trong giảng dạy ở trường mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào trong giảng dạy.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
các phần mềm trong giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế. Việc sử dụng công nghệ thông tin và các phần mềm hỗ trợ giảng dạy còn nhiều vấn đề bất cập: Lạm dụng công nghệ, sử dụng công nghệ chưa thích hợp, không gắn với đặc thù của trẻ mầm non, dẫn đến phá vỡ các nguyên tắc dạy học tích cực; các bài giảng chưa có tính sáng tạo, phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt động còn chưa linh hoạt; hạn chế về ngoại ngữ cũng là một trở ngại cho giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin cho nên việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong giáo dục mầm non đạt hiệu quả chưa cao. Từ những thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài “ Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/ Cơ sở lý luận: Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện công nghệ như: máy vi tính, máy chụp hình, loa, máy chiếu Trẻ rất hứng thú khi được tiếp cận với chúng tuy nhiên lòng yêu thích của các cháu còn ở nhiều mức độ khác nhau và việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với công nghệ thông tin như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ khi bước vào trường phổ thông. Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào trong giảng dạy ở trường mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào trong giảng dạy. 2/ Thực trạng : a/ Thuận lợi - Được sự quan tâm của BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học như đầu tư máy tính kết nối mạng Wifi, màn hình tivi kết nối trực tiếp với máy tính, máy chiếu, máy đa vật thể, 3/Các biện pháp đã tiến hành: 3.1/ Biện pháp 1: Tự học hỏi để nâng cao trình độ công nghệ thông tin Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Mặt khác, công tác tự bồi dưỡng còn giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình, các phần mềm mới và mang lại hiệu quả trong công việc. a. Tự bồi dưỡng tin học qua tài liệu, Internet. Để nâng cao kiến thức về tin học tôi đã chọn cách tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau như học hỏi, trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm. Đôi khi, chỉ là những thao tác nhỏ, tôi tự tìm hiểu thường mất nhiều thời gian nhưng khi trao đổi với các bạn đồng nghiệp, những khó khăn được tháo gỡ rất nhanh với nhiều ý kiến đóng góp thật sự hữu hiệu. Qua đó, tôi tích luỹ được thêm các kinh nghiệm cho bản thân để xây dựng các giáo trình và trò chơi trên phương tiện công nghệ thông tin, Bên cạnh đó tôi còn tự bồi dưỡng qua các sách tài liệu, qua mạng Internet. Qua thực tế tìm hiểu tôi đã biết một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các bài giảng điện tử là: giaovien.net, dayhocintel.net,Violet.vn,tailieu.vn, website, Ngoài ra còn một số trang Web cho phép bạn tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như Google.com.vn. Với tốc độ tìm kiếm cực nhanh, số lượng nhiều vô kể, chúng ta đều thấy google là lực lượng trợ giúp đắc lực cho giáo viên chúng tôi có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh,thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời để thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho việc soạn giảng và dạy học. b. Tự bồi dưỡng trình độ tin học qua các phần mềm có sẵn trong máy tính Trong quá trình tự bồi dưỡng về kiến thức tin học tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một công cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích, thiết thực với giáo viên mầm non. Qua việc giúp trẻ tiếp cận tin học, tôi thấy những cháu ở lớp tôi tuy không hoàn toàn là đã thuần thục với máy vi tính như các cháu ở trường có phòng máy và chương trình dạy tin học riêng nhưng đa số các cháu đã không còn bỡ ngỡ, rụt rè khi được sử dụng máy như ban đầu, mà hầu như các cháu đã mạnh dạn với việc sử dụng máy. Bên cạnh đó thì việc tạo môi trường cho trẻ làm quen cũng giúp trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn tìm hiểu khám phá cũng không kém phần quan trọng. Trẻ mầm non vốn tò mò, thích tự khám phá khi được tiếp xúc với Presenter, Lecture Maker, Producer, ISpring qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm bài giảng chúng tôi thấy phần mềm Adobe Presenter có ưu điểm tốt và khai thác được những kiến thức mà bản thân chúng tôi đã có là khả năng kết hợp giữa Powerpoint với phần mềm Adobe Presenter để chuyển tải các bài trình chiếu Powerpoint thông thường sang tương tác tích cực. Để tiến hành thiết kế bài giảng E – Learning cần phải thực hiện căn bản qua các bước sau: - Bước 1: Tải phần Adobe Presenter. Sau đó vào trang Kho dữ liệu/ Phần mềm giáo dục/ Phần mềm Adobe Presenter - Bước 2: Cài đặt phần mềm Adobe Presenter vào máy tính. Chọn ổ D/ Adobe Presenter /Run/Next/ Đồng ý các điều khoản phần mềm/Next/Finish . Khi này thanh Menu của MS PowerPoint sẽ xuất hiện them một menu mới Adobe Presenter. - Bước 3: Tạo bài trình chiếu bằng Powerpoint. Tôi đã tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị. - Bước 4: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh, ghi âm bài giảng, đưa câu hỏi tương tác( Quizze). - Bước 5: Xuất ra kết quả: Chọn mục Publish trên menu Adobe Presenter, cho ra màn hình. Chọn My Computer nếu xuất bài giảng ra ngay máy tính của mình để xem. * Một số kinh nghiệm khi tạo slides: a) Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấy cần. b) Trang kết thúc: Cám ơn. c) Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc. d) Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào. e) Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài. f) Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng. g) Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh Bài giảng E – Learnning mang tính gợi mở tạo cho trẻ tâm lí thoải mái trẻ học qua chơi, chơi mà học giúp trẻ ghi nhớ được lâu hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên trẻ có thể tương tác trong quá trình học giúp trẻ tiếp thu các kiến thức trong bài giảng cung cấp một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. cho phù hợp với nội dung hoạt động của tiết học. Bên cạnh đó bài giảng với những hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh kèm theo âm thanh sống động ngay lập tức sẽ thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ vì vậy mà trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học trẻ rất hứng thú chính vì vậy mà kết quả đạt được trên trẻ rất cao so với trước. b. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cho trẻ LQCV Làm quen chữ viết là một môn học rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp. Làm quen chữ cái giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Để hoạt động“ Làm quen chữ cái” thật sự cuốn hút trẻ và mang lại hiệu quả cao tôi đã sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế các bài giảng điện tử sử dụng trong các giờ học làm quen với 12 nhóm chữ và một số trò chơi với chữ viết Bài giảng điện tử dạy trẻ làm quen với chữ cái vẫn được thiết kế theo quy trình các bước dạy trẻ làm quen chữ viết thông thường nhưng thay vì cô phải đưa tranh sống động hợp với chủ điểm được giáo viên tìm kiếm trên trên Google hình ảnh có từ chứa chữ cái tương ứng sẽ xuất hiện với các hiệu ứng Etran khác nhau tùy giáo viên lựa chọn. Các chữ cái trong băng từ được xuất hiện lần lượt theo thứ tự. Khi cho trẻ tìm các chữ cái đã học và phát âm nếu trẻ kích chuột đúng sẽ có tiếng khen ngợi hoặc tiếng vỗ tay, nếu chưa đúng sẽ có tiếng động viên khuyến khích trẻ Khi cô phân tích đặc điểm cấu tạo của chữ tôi sử dụng phần mềm Paint có sẵn trong máy tính để cắt các nét chữ kết hợp với việc tạo hiệu ứng xuất hiện phù hợp giúp trẻ nhớ lâu hơn đặc điểm của từng chữ cái khi làm quen. Tuy nhiên nếu giờ học chữ cái nào cũng được thiết kế giống nhau như một lối mòn thì hứng thú của trẻ cũng sẽ giảm, chính vì vậy mà ở một số nhóm chữ khác tôi đã thiết kế phần trò chơi tương tác để trẻ được sử dụng các thao tác với chuột máy tính. c. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cho trẻ LQVH Trẻ em chưa thể hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn trong mỗi câu chuyện thế nhưng trẻ rất thích được nghe người lớn kể chuyện, thích đọc thơ hoặc những bài đồng dao, ca dao phù hợp với lứa tuổi. Mục đích của việc cho trẻ làm quen văn học là giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Làm quen văn học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó là tính tổ chức kỷ luật tự chủ mạnh dạn trước mọi người. Dạy trẻ làm quen văn học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, cũng cố mà đối tượng cho trẻ khám phá không thể sử dụng vật thật như: cây xanh và môi trường sống; Động vật sống trong rừng; Thắng cảnh 3 miền; Sự di chuyển của một số con vậtNhững bài giảng cùng với những hình sống động với hiệu ứng âm thanh phù hợp vừa đáp ứng mục tiêu yêu cầu của bài dạy vừa giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động. Đối với hoạt động môi trường xung quanh, đây là một hoạt động với nội dung rộng lớn. Do vậy, khi tìm tư liệu cần phải linh hoạt lựa chọn những hình ảnh phù hợp với nội dung. Hình ảnh phải rõ nét, màu sắc hài hòa. Hay chúng ta có thể sử dụng video clip cho trẻ được quan sát các sự vật hiện tượng đang chuyển động có âm thanh kèm theo, những hình ảnh thật thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý và ngẫu nhiên giờ học đạt kết quả cao. Bên cạnh đó tôi cũng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế một số trò chơi nhằm củng cố kiến thức cho trẻ: Con gì biến mất; Cái gì không cùng nhóm; Phân nhóm các con vật nuôi; Sắp xếp vòng đời phát triển của bướm; Nhìn hình đoán trúng Để trẻ không thụ động trong học tập chỉ ngồi xem và nghe, tôi thường gọi trẻ, dùng những câu hỏi kích thích tư duy trẻ phát triển và cho trẻ lên sử dụng máy như nhấp chuột để tìm hiểu lên chơi trò chơi Việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy vi tính còn mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động hơn nữa bởi trên máy vi tính các hình ảnh xuất hiện và mất đi hay kèm theo các hiệu ứng mới là hấp dẫn theo ý muốn của giáo viên, trẻ sẽ tập trung sự chú ý trước những điều mới lạ, tiết học sẽ càng đạt hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy rằng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ mang lại rất nhiều hiệu quả: giảm tải công việc chuẩn bị cho giáo viên, giúp giáo viên lưu giữ tư liệu giảng dạy trong nhiều năm, trẻ hứng thú và tích cực hoạt động, bước đầu được tiếp xúc với phương tiện dạy học hiện đại, trẻ ghi nhớ lâu hơn kiến thức được tiếp thu trong giờ học. e. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Tạo hình. Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết nó giúp trẻ củng cố được kiến thức của MTXQ phát huy trí tưởng tượng, kĩ năng quan sát, óc thẩm mĩ. Dạy trẻ có kĩ năng vẽ, xé dánMột điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh (vật ) mẫu của cô. Với những bức tranh cô vẽ trên giấy, tô màu sáp (màu nước) đã thành quen thuộc với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sỡ như tranh vẽ trên vi tính. Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hòa sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va_cac_phan_mem.doc