SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển kỹ năng sống tại Trường Mầm non Hải Ba

Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có chủ đích, có kế hoạch vào sự hình thành năng lực và hành động, có liên quan tới thái độ giúp cá nhân đó có được ý thức của bản thân, các mối quan hệ xã hội và ứng phó được với các thách thức của cuộc sống hàng ngày. Là giáo viên Mầm non, tôi cũng như các bậc làm cha làm mẹ khác, sinh con ra cần làm gì dành cho con có những kiến thức về kỹ năng sống để có hành trang bước vào đời. Nhưng thực tế trong cuộc sống hiện nay đứa trẻ muốn có kỹ năng sống đang còn hạn chế vì trình độ lĩnh hội và tiếp thu kiến thức của mỗi trẻ khác nhau, hoàn cảnh môi trường sống từng gia đình không đồng đều.. .Mặt khác, trẻ em luôn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Nhưng lại chưa có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân mình. Vì hiện nay xã hội phát triển đồng nghĩa với việc trẻ em đứng trước nhiều sự cám dỗ, xảy ra nhiều mối nguy hiểm đối với trẻ. Nên quá trình thực hiện bản thân nhận thấy muốn làm tốt việc này thì cha mẹ trẻ và giáo viên cần có lòng quyết tâm, thường xuyên nỗ lực cố gắng dạy cho trẻ có kỹ năng sống cơ bản để có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày và là hành trang để bước tiếp vào đời cho trẻ. Đây là điều tôi băn khoăn, trăn trở và cũng là lí do tội chọn “ Tổ chức trò chơi giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển kỹ năng sống tại trường mầm non Hải Ba”, bởi vì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi, nhận thức, thông qua hoạt động vui chơi hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh.
docx 10 trang skmamnonhay 16/04/2024 1241
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển kỹ năng sống tại Trường Mầm non Hải Ba", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển kỹ năng sống tại Trường Mầm non Hải Ba

SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển kỹ năng sống tại Trường Mầm non Hải Ba
 2
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn biện pháp
 Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có chủ đích, có kế hoạch vào sự hình 
thành năng lực và hành động, có liên quan tới thái độ giúp cá nhân đó có được ý thức 
của bản thân, các mối quan hệ xã hội và ứng phó được với các thách thức của cuộc 
sống hàng ngày. Là giáo viên Mầm non, tôi cũng như các bậc làm cha làm mẹ khác, 
sinh con ra cần làm gì dành cho con có những kiến thức về kỹ năng sống để có hành 
trang bước vào đời. Nhưng thực tế trong cuộc sống hiện nay đứa trẻ muốn có kỹ năng 
sống đang còn hạn chế vì trình độ lĩnh hội và tiếp thu kiến thức của mỗi trẻ khác nhau, 
hoàn cảnh môi trường sống từng gia đình không đồng đều.. .Mặt khác, trẻ em luôn hiếu 
kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Nhưng lại chưa có kỹ năng để 
thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân mình. 
Vì hiện nay xã hội phát triển đồng nghĩa với việc trẻ em đứng trước nhiều sự cám dỗ, 
xảy ra nhiều mối nguy hiểm đối với trẻ. Nên quá trình thực hiện bản thân nhận thấy 
muốn làm tốt việc này thì cha mẹ trẻ và giáo viên cần có lòng quyết tâm, thường xuyên 
nỗ lực cố gắng dạy cho trẻ có kỹ năng sống cơ bản để có thể ứng phó hiệu quả với các 
tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày và là hành trang để bước tiếp vào 
đời cho trẻ. Đây là điều tôi băn khoăn, trăn trở và cũng là lí do tội chọn “ Tổ chức trò 
chơi giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển kỹ năng sống tại trường mầm non Hải Ba”, bởi vì hoạt 
động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng 
dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi, nhận thức, thông qua hoạt động vui 
chơi hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường 
khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm nguyện vọng 
và mối liên hệ với những người xung quanh.
 PHẦN II. NỘI DUNG
 l. Đánh giá thực trạng:
 * Thuận lợi
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường tạo điều kiện trang bị cơ sở vật chất, 
chỉ đạo sâu sát trong việc chăm sóc-giáo dục trẻ.
 - Số lượng trẻ đúng theo quy định, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi đầu đủ theo quy 
định của Bộ GD&ĐT.
 - Giáo viên yeu nghề mễn trẻ có kinh nghiệm trong công tác CSGD trẻ, nắm được 
nội dung cơ bản giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.
 *Khó khăn
 - Một số trẻ khi ở nhà được bố mẹ nuông chiều nên vốn kinh nghiệm của trẻ còn 
hạn chế
 - Trẻ còn rụt rè, chưa chủ động, chưa hứng thú trong việc lĩnh hội kiến thức kỹ 
năng.
 - Trẻ biết giữ vệ sinh trong thực hiện quy định “5k”, cảm xúc còn hạn chế.
 - Một số phụ huynh đi làm ăn xa, hay gữi con cho ông bà nội ngoại lớn tuổi 
chăm sóc nên việc chăm sóc trẻ dục trẻ còn hạn chế.
 Từ thực tế khó khăn trên, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ đầu năm học và nhận được 
kết như sau: 4
luôn khắc cốt ghi tâm đưa vào dạy trẻ, để một khi không may chuyện đó xảy ra với 1 
trong 18 cháu trong lớp tôi, thì ít nhất các cháu cũng sẽ xử lý được tình huống mà mình 
đã được học.
=>Thông qua tình huống trẻ biết: Bình tĩnh xử lý tình huống khi mình bị lạc bố (mẹ); 
Trẻ hiểu và sẽ cẩn thận hơn khi đi chơi với người thân; Nhận biết được các hành vi 
“đúng”- “sai”, “tốt” - “ xấu” trong cuộc sống hàng ngày.
 2.2. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời.
 Là giáo viên Mầm non, ai cũng nhận thấy hoạt động ngoài trời là một hoạt động 
mà trẻ mong chờ và cũng tạo ra nhiều cơ hội để trẻ phát triển về mọi mặt. Trẻ được 
tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với cô giáo và các bạn, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin 
cũng như tăng cường kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
 Ví dụ: Giờ dạo chơi sân trường, sau khi đi một vòng quanh sân, hít thở không khí 
để tạo tâm thế thoải mái cho trẻ. Sau đó tôi chia thành 3 nhóm ngồi vòng tròn, chơi trò 
chơi: “Tôi hỏi? bạn trả lời”.
 + Cách chơi: Cô đọc câu hỏi hoặc đưa ra tình huống xảy ra như: Khi ra sân chơi 
con không được làm gì? Nếu có hai bạn cầm que, vật sắc nhọn thì con phải làm gì?... 
Sau khi cô đọc xong, thì trẻ các nhóm sẽ lựa chọn quyền trả lời bằng cách rung xắc xô, 
sau mỗi câu trả lời đúng trẻ sẽ được 1 miếng stick dán vào tay của các bạn trong nhóm. 
( Nếu các bạn nhóm này trả lời chưa đúng thì nhóm khác bổ sung).
 * Trò chơi “Ai đáng khen hơn” chủ đề phương tiện giao thông
 - Chuẩn bị: Mũ bảo hiểm, một số hành vi đúng - sai khi đội mủ bảo hiểm.
 - Cách chơi: Đầu tiên tôi sẽ cho trẻ xem 1 số hình ảnh khi bé ngồi trên xe máy: 
Bé đội mũ bảo hiểm, bé không đội, đội mũ bị ngược, đội mủ nhưng không cài dây quai 
sau đó đàm thoại cùng trẻ:
 + Các con vừa nhìn thấy những gì?
 + Theo các con hành vi nào đúng? Hành vi nào sai khi tham gia giao thông?
 + Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông các con phải làm gì?
 + Vậy làm thế nào để đội mũ bảo hiểm đúng cách?
 - Bước tiếp theo tôi chia lớp thành 3 đội chọn qui trình các bước đội mũ bảo hiểm 
vào băng cài theo suy nghĩ của trẻ:
 + Bước 1: Cầm mũ bảo hiểm và xác định phía trước, phía sau của mũ .
 + Bước 2: Lật ngửa mũ bảo hiểm và kéo dây quai sang 2 bên
 + Bước 3: Đội mũ lên đầu
 + Bước 4: Cài chặt 2 dây quai cho vừa khít với cằm
 - Sau đó, mời đại diện 3 đội lên thi đua nói trình tự các bước đội mũ bảo hiểm 
đồng thời tôi giáo dục trẻ: Khi các con được người lớn chở đi học, đi chơi các con nhớ 
phải đội mũ bảo hiểm và phải đội đúng cách để bảo vệ an toàn cho bản thân.
 => Thông qua trò chơi trẻ biết cách xử lý các tình huống đã học khi xảy ra, nhận 
thức rỏ ràng, cụ thể về những mối nguy hiểm khi xảy ra với mình như: Có ý thức tránh 
xa những đồ vật sắc nhọn, dễ cháy nổ, bên cạnh đó, trẻ có thói quen chấp hành đội mũ 6
kiên quyết không mở cửa, hét to, chạy vào nhà lấy điện thoại gọi cho người thân.
 =>Thông qua trò chơi Trẻ biết cách ứng phó với các tình huống khi ở nhà một mình 
như: Khi có người lạ gõ cửa, tuyệt đối không mở cửa cho họ vào, kể cả người quen; 
Khi có dấu hiệu khả nghi, rình rập trẻ biết lấy điện thoại bấm số để điện thông báo cho 
ba (mẹ) hoặc cảnh sát 113.
 2.5. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các ngày hội ngày lễ
 - Thông qua hội thi như “Gia đình trẻ thơ” của các nhóm/lớp, tôi phối hợp cùng 
phụ huynh tham gia hội thi kỹ năng sống cho trẻ bằng các trò chơi giáo dục kỹ năng 
sống, giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau trong 
các tình huống thực tế mà trẻ gặp.
 Ví dụ: Tôi vận động phụ huynh tham gia trò chơi đóng kịch “ Gia đình trẻ thơ”, 
qua trò chơi các gia đình sẽ ứng xử tình huống phải làm gì khi con bị lạc, dạy con nhớ 
họ tên, số điện thoại của bố, mẹ, số điện thoại khẩn cấp như: 112,113, 114,115.
 Cung cấp cho phụ huynh một số kiến thức xử trí khi trẻ gặp tai nạn và để phụ 
huynh rèn luyện cho trẻ ở nhà.
 - Ngoài ra, muốn dạy trẻ đạt kết quả cao thì sự thống nhất giữa giáo viên chủ nhiệm 
và gia đình là hết sức cần thiết. Vì thế, tôi đã kết nối tạo nhóm Zalo mang tên lớp của 
mình với cha mẹ trẻ để trao đổi với phụ huynh thông tin hằng ngày như:
 + Không rời mắt khỏi trẻ khi cho các cháu đến những nơi đông đúc, tuyệt đối 
không cho trẻ chơi một mình ở những nơi nguy hiểm: Ngoài đường, ao, hồ, công trình 
xây dựng...
 + Hạn chế việc nhờ người khác đưa đón trẻ đi học.
 + Gia đình tránh xem phim ảnh mang tính chất bạo lực trước mặt trẻ mà nên dành 
nhiều thời gian trò chuyện chia sẻ cùng con.
 PHẦN III: HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
 TRONG THỰC TẾ
 Sau khi áp dụng biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà 
trường và sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp trẻ đạt được kết quả cụ thể 
như sau:
TT Nội dung Tổng số Đạt/ tỉ lệ Chưa đạt/ 
 trẻ/lớp tỉ lệ
1 Kỹ năng thể hiện sự tự lực tự tin 18 17 - 94,4% 1 - 5,5%
2 Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết 18 17 - 94,4% 1 - 5,5%
3 Kỹ năng hành vi, quy tắc ứng xử xã hội 18 16 - 88,8 % 2 - 11,1%
4 Kỹ năng biết giữ vệ sinh ( Rửa tay, đeo 18 17 - 94,4% 1- 5,5%
 khẩu trang...) 8
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI
Hình ảnh minh họa trò chơi “Bé làm chú lính cứu hỏa” 10
Hình ảnh minh họa giờ hoạt động góc trò chơi “Mẹ - con
 BINH DÁNG G1ỞI
 BMl
 Ệt
 Hình ảnh minh họa trò chơi đóng kịch “Gia đình trẻ thơ

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_to_chuc_tro_choi_giup_tre_5_6_tuoi_phat_trien.docx