SKKN Biện pháp tổ chức hoạt động gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá
Thực tế ở lớp tôi - lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy rằng: Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học còn cứng nhắc, áp đặt. Một mặt do quá trình thực hiện các hoạt động khám phá khoa học mất nhiều thời gian, bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn giản và gần gũi với nhằm tạo hứng thú cho trẻ chưa phong phú, khô khan dẫn đến tình trạng trẻ chưa hứng thú tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, từ đó tính sáng tạo ở trẻ chưa cao, tư duy còn hạn chế.
Trước thực tế đó, là một giáo viên mầm non với lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần và trách nhiệm với công việc, tôi luôn mong muốn trẻ lớp mình tự tin, chủ động, tự lập trong mọi hoạt động. Đồng thời, tôi cũng muốn khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, giúp các con phát triển toàn diện. Chính vì vậy, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp mới nhằm truyền đạt những kiến thức khoa học trong cuộc sống để các con có thể lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú nhất, dễ dàng nhất, ấn tượng nhất.
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng thú trong hoạt động khá phá, sau đây, tôi xin mạnh dạn chia sẻ một số biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp tổ chức hoạt động gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá”.
Trước thực tế đó, là một giáo viên mầm non với lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần và trách nhiệm với công việc, tôi luôn mong muốn trẻ lớp mình tự tin, chủ động, tự lập trong mọi hoạt động. Đồng thời, tôi cũng muốn khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, giúp các con phát triển toàn diện. Chính vì vậy, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp mới nhằm truyền đạt những kiến thức khoa học trong cuộc sống để các con có thể lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú nhất, dễ dàng nhất, ấn tượng nhất.
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng thú trong hoạt động khá phá, sau đây, tôi xin mạnh dạn chia sẻ một số biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp tổ chức hoạt động gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp tổ chức hoạt động gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp tổ chức hoạt động gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá

2/15 Trong những năm học 2019 - 2020, 2020 - 2021, 2021 - 2022, 2022 - 2023 các cấp lãnh đạo giáo dục và cả xã hội đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đặc biệt, nội dung giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non. Thực tế ở lớp tôi - lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy rằng: Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học còn cứng nhắc, áp đặt. Một mặt do quá trình thực hiện các hoạt động khám phá khoa học mất nhiều thời gian, bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn giản và gần gũi với nhằm tạo hứng thú cho trẻ chưa phong phú, khô khan dẫn đến tình trạng trẻ chưa hứng thú tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, từ đó tính sáng tạo ở trẻ chưa cao, tư duy còn hạn chế. Trước thực tế đó, là một giáo viên mầm non với lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần và trách nhiệm với công việc, tôi luôn mong muốn trẻ lớp mình tự tin, chủ động, tự lập trong mọi hoạt động. Đồng thời, tôi cũng muốn khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, giúp các con phát triển toàn diện. Chính vì vậy, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp mới nhằm truyền đạt những kiến thức khoa học trong cuộc sống để các con có thể lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú nhất, dễ dàng nhất, ấn tượng nhất. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng thú trong hoạt động khá phá, sau đây, tôi xin mạnh dạn chia sẻ một số biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp tổ chức hoạt động gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá”. 3. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, tìm ra những biện pháp, cách thức giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá, trong các hoạt động học tập cũng như vui chơi của trẻ nhằm tạo cho trẻ những hứng thú, tích cực trong học tập, qua đó giúp trẻ tích luỹ những kiến thức, khơi gợi sự đam mê khám phá thế giới xung quanh và kích thích khả năng tư duy, sáng tạo ở trẻ. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này được nghiên cứu thực hiện trên 22 trẻ lớp mẫu giáo lớn A3 (13 Nam; 11 Nữ). 5. Khảo sát - Thực nghiệm: - 22 trẻ 5 - 6 tuổi lớp A3 tại trường Mầm non nơi tôi công tác. Năm học 2022 -2023. 4/15 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cở sở lý luận của vấn đề: Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, về tình cảm... thì thế giới khách quan xung quanh trẻ thật bao la rộng lớn, có biết bao điều hấp dẫn và bao lạ lẫm khó hiểu mà trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Hoạt động khám phá với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu về thế giới, giúp trẻ hiểu hơn về những gì chúng thấy và làm; qua đó, chia sẻ cảm nhận, bày tỏ mong muốn của mình. Khám phá còn mang lại nguồn biểu tượng phong phú, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông..) đến môi trường xã hội (các mối quan hệ, công việc...) và giúp trẻ hiểu biết về chính bản thân mình. Khám phá đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác hơn. Do đó, trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá là không thể thiếu, có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như: ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ,... Thông qua các hoạt động khám phá, trẻ sẽ lĩnh hội, tiếp thu được những kiến thức về môi trường xã hội, thế giới xung quanh trẻ. Và nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức hoạt động khám phá như thế nào để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả. Tiếp tục thực hiện chiến lược lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Thông qua trò chơi hoạt động khám phá trẻ được trải nghiệm, tìm tòi sáng tạo, được tự do giao tiếp, vui chơi, hợp tác, chia sẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 2.1. Thuận lợi: * Cơ sở vật chất – ban giám hiệu nhà trường: - Được sự quan tâm của các cấp, ban nghành, đoàn thể. Khuôn viên trường luôn rộng rãi, sạch sẽ, đủ diện tích cho trẻ hoạt động. - Ban giám hiệu quan tâm thường xuyên dự giờ góp ý và bổ xung cho hoạt động dạy và góp ý về chuyên môn để kinh nghiệm chuyên môn của tôi được hoàn thiện hơn. - Thường xuyên được tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn ở trường. - Được thăm quan và học hỏi trường bạn về cách tạo môi trường trong và ngoài lớp học về việc lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động giáo dục trẻ. - Được nhà trường cung cấp đầy đủ đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học của trẻ. 6/15 - Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động thử nghiệm, thí nghiệm. 4. Các biện pháp thực hiện cụ thể: 4.1 Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu các biện pháp gây hứng thú, có hiệu quả trên trẻ: Là một giáo viên đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tôi nhận thức được rằng bản thân mình phải là người nắm chắc các kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ... Để từ đó tôi mới tự tin tổ chức tốt các hoạt động khám phá cho trẻ, tạo cho trẻ những thói quen, kỹ năng tư duy, sáng tạo và ghi nhớ một cách tốt nhất và phù hợp với sự phát triển của trẻ. Bản thân tôi thường xuyên nghiên cứu và học tập kiến thức thông qua các cuốn tài liệu hướng dẫn về cách tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ mầm non ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trong tài hiệu tập huấn về “ điều chỉnh và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức” Không những tìm hiểu các phương pháp hướng dẫn trẻ trong hoạt động khám phá theo tài liệu của bộ GDĐT quy định, tôi còn lên mạng internet tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu, thông tin có liên quan đến giáo dục phát triển nhận thức như “phương pháp giáo dục Stem của Mỹ, phương pháp giáo dục Shichida của Nhật” Để tôi có thể chọn lọc và áp dụng một số biện pháp tích cực hơn, hứng thú hơn khi cho trẻ khám phá. - Ví dụ: + Ở phương pháp giáo dục Stem tôi thấy rằng: phương pháp học tập Stem chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Sự tích hợp này có thể được ứng dụng từ rất sớm qua các hoạt động đơn giản và gần gũi với lứa tuổi mầm non khi tôi cho trẻ khám phá. Các hoạt động và trò chơi trải nghiệm đều gắn liền với cuộc sống, không chỉ diễn ra trong gian phòng thí nghiệm khép kín cùng những dụng cụ đơn thuần, mà còn sử dụng những vật liệu tự nhiên như rau củ quả, hoa lá, cành cây + Ở phương pháp giáo dục Shichida cho rằng, việc giáo dục không chỉ là việc tập trung vào thành tích học tập của trẻ, mà khuyến khích trẻ một cách nhẹ nhàng và hài hòa, trẻ sẽ biểu lộ sự nhạy cảm đa dạng, trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Và tôi thấy ở các phương pháp giáo dục này rất có ích trong quá trình giáo dục trẻ trong việc tạo hứng thứ, khích lệ trẻ khi tham gia hoạt động khám phá. Từ những kiến thức tìm hiểu, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của khối, của trường, thường xuyên trình bày ý kiến của mình từ những phương pháp hữu ích tôi đã tìm hiểu để xin ý kiến đóng góp của chị em đồng nghiệp. Xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo của các đồng chí trong ban giám hiệu về những 8/15 Ví dụ: Tận dụng những cây hoa, cây cảnh tôi đã chuẩn bị sẵn ở góc thiên nhiên trẻ có thể thảo sức trải nghiệm chăm sóc, tưới nước cho cây hàng ngày. Hay chuẩn bị những chiếc lá khô, lá tươi dưới sân trường trẻ sẽ rất hứng thú trái nghiệm ( nhìn, sờ) và so sánh và giải thích được vì sao lá lại khô và rụng... 4.2.2 Chuẩn bị kế hoạch, nội dung cho trẻ khám phá: Chuẩn bị kế hoạch là chuẩn bị về mặt nội dung, phương thức hoạt động của từng đối tượng khám phá theo chủ đề sự kiện theo tháng với chủ điểm nội hàm trong ngân hàng nội dung hoạt động của lớp theo hương dẫn chỉ đạo của Phòng. Tôi còn chuẩn bị lên kế hoạch cho trẻ khám phá các hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm. Khi đã có sự chuẩn bị tôi sẽ tổ chức đan xen các hoạt động khám phá và thí nghiệm với nhau để tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động. Ví dụ như: - Khám phá và phân loại chất liệu gỗ, sắt và đồ dùng, đồ chơi Tháng 9 trong trường mầm non - Tìm hiểu các nguyên liệu làm bánh trung thu, đèn lồng - Thí nghiệm sức hút của nam châm với chất liệu bằng sắt. Tháng 10 - Thí nghiệm vật chìm - vật nổi - Thực hành cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình Tháng 11 - Tìm hiểu sự thay đổi của cây rau mẹ trồng - Khám phá về tác dụng của giấy Tháng 12 - Khám phá các nguyên vật liệu xây nhà - Trải nghiệm làm bác công nhân xây dựng, bác nông dân - Thí nghiệm gieo hạt, và quan sát hạt nảy mầm, cây lớn lên như thế nào, vì sao cây lại chết Tháng 1 - Trải nghiệm làm bánh chưng - Trải nghiệm với hoa tươi - Thí nghiệm xem quả bóng bay như thế nào khi được tháo hơi Tháng 2 - Trải nghiệm thăm nhà văn hóa thôn. - Khám phá về một số phương tiện giao thông đường bộ Tháng 3 - Khám phá về các loại động vật - Thảo luận về các bộ phận chính của máy bay dân dụng và Tháng 4 máy bay trực thăng - Thí nghiệm thổi bóng bằng bột baking – soda Tháng 5 4.2.3 Chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ dùng, học liệu: Trước khi cho trẻ hoạt động tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học liệu cho hoạt 10/15 Ví dụ 1: Trong hoạt động có chủ đích khám phá về các loài hoa, thay vì chuẩn bị tranh, ảnh hay các mảnh ghép về các loài hoa đó. Từ nguồn quỹ lớp sẵn có tôi chuẩn bị các loài hoa thật khác nhau cho trẻ trải nghiệm, như vậy tất cả các giác quan của trẻ sẽ đều được hoạt động: nhìn, sờ, ngửi... Sau đó, dựa trên sự hiểu biết của trẻ về loại hoa mình khám phá tôi đặt câu hỏi gợi mở để trẻ nắm rõ đặc điểm đối tượng trẻ quan sát, trẻ sẽ so sánh đối tượng rất rõ ràng và phân loại cũng rất tốt. Trong khi trẻ khám phá về một sốt loài hoa tôi lồng ghép tích hợp các môn học khác như : Toán, âm nhạc, văn học để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng hơn. Và cuối cùng tôi kết hợp luôn cho trẻ thi đua nhau cắm hoa, phát triển kỹ năng sáng tạo, cảm nhận cái đẹp và khéo léo thể hiện cái đẹp. Ví dụ 2: Trong hoạt động khám phá về các nghề xây dựng, từ những nguyên vật liệu dễ sưu tầm như cát, gạch, xi măng và dụng cụ lao động như dao, bay, xoa... Tôi tổ chức một buổi trải nghiệm ngay tại sân trường cho trẻ mô phỏng lại công việc của các bác công nhân xây dựng cũng như nhớ rõ tên các dụng cụ mà các bác công nhân xây dựng sử dụng, hiểu phần nào sự vất vả của nghề xây dựng. Khi trẻ hứng thú hăng say xây dựng tôi đặt câu hỏi gọi mở cho trẻ trả lời ra các sản phẩm của các bác công nhân xây dựng là gì để phù hợp với kiến thức cần đạt trên trẻ về môi trường xã hội.... * Ở hoạt động ngoài trời: Để tận dụng những không gian sẵn có tại vườn trường cũng như sự hứng thú của trẻ lớp tôi, tôi thường xuyên cho trẻ đi thăm quan khuôn viên nhà trường, trò chuyện với trẻ về các phòng ban, cây cối hay vườn rau của nhà trường, sau đó cho trẻ trải nghiệm trồng rau, chăm sóc cây rau, tưới rau tùy theo hứng thú của trẻ. (Minh chứng ở hình ảnh 2: Trẻ trải nghiệm chăm sóc rau.) Hay tận dụng những ruộng ngô có sẵn của các bác nông dân đang kỳ sinh trưởng tôi cho trẻ thăm quan ruộng ngô và trò chuyện về đặc điểm của cây ngô, từ lá, thân, hoa, bắp ngô... trẻ sẽ hứng thú trải nghiệm khi được sờ và cảm nhận cái nhằm nhặm của lá ngô, mềm mại của râu ngô, và đặc điểm màu sắc của hoa ngô...Và đặc biệt là biết cách chăm sóc cũng như tác dụng của ngô đối với con người và vật nuôi. (Minh chứng ở hình ảnh 3: Trẻ trải nghiệm thăm ruộng ngô.) Những hôm thời tiết có hiện tượng đặc biệt như mưa, nắng... bằng cách nào đó an toàn tôi cho trẻ trải nghiệm quan sát và nói lên hiểu biết của mình về hiện tương tự nhiên đó. Giúp trẻ có hiểu biết rõ hơn về các hiện tượng tự nhiên, đặc điểm của từng loại thời tiết và biết cách tự bảo về cơ thể khi gặp các loại thời tiết đó.
File đính kèm:
skkn_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_gay_hung_thu_cho_tre_5_6_tu.doc