SKKN Biện pháp sử dụng quả Bằng lăng khô trong hoạt động Tạo hình và làm quen với Toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Hòa Bình
Đồ dùng đồ chơi luôn là phương tiện vô cùng hấp dẫn và không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Nó giúp trẻ hiểu và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, đồ chơi đem lại cho trẻ nhiều niềm vui đồng thời qua những đồ dùng đồ chơi trẻ tiếp thu bài học một cách dễ dàng và sâu sắc góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ. Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non đa số sử dụng những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm và sẵn có. Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo giúp cho đôi bàn tay của trẻ khéo léo hơn, rèn luyện cho trẻ kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động tạo hình.
Những đồ dùng đồ chơi do chính tay trẻ làm ra trẻ cảm thấy rất thú vị và tự hào đó chính là một trong những phương thức dạy trẻ biết yêu qúy sức lao động của mình ngay từ khi còn nhỏ với những đặc điểm nổi trội như vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn “Biện pháp sử dụng quả Bằng lăng khô trong hoạt động tạo hình và làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Hòa Bình.”
Những đồ dùng đồ chơi do chính tay trẻ làm ra trẻ cảm thấy rất thú vị và tự hào đó chính là một trong những phương thức dạy trẻ biết yêu qúy sức lao động của mình ngay từ khi còn nhỏ với những đặc điểm nổi trội như vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn “Biện pháp sử dụng quả Bằng lăng khô trong hoạt động tạo hình và làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Hòa Bình.”
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp sử dụng quả Bằng lăng khô trong hoạt động Tạo hình và làm quen với Toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp sử dụng quả Bằng lăng khô trong hoạt động Tạo hình và làm quen với Toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Hòa Bình

2 Những đồ dùng đồ chơi do chính tay trẻ làm ra trẻ cảm thấy rất thú vị và tự hào đó chính là một trong những phương thức dạy trẻ biết yêu qúy sức lao động của mình ngay từ khi còn nhỏ với những đặc điểm nổi trội như vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn “Biện pháp sử dụng quả Bằng lăng khô trong hoạt động tạo hình và làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Hòa Bình.” * Mục đích - Giúp trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động tạo hình, phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ. - Phát huy tính tích cực hoạt động để trẻ phát triển kỹ năng tạo hình một cách tự nhiên. - Nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo hình và làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Hòa Bình. - Hình thành và phát triển kỹ năng tạo hình của trẻ thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. * Yêu cầu biện pháp - Trẻ biết sử dụng quả bằng lăng khô vào hoạt động tạo hình, hoạt động làm quen với toán. - Biết sử dụng các kỹ năng trong hoạt động tạo hình để tạo ra sản phẩm từ quả bằng lăng khô theo ý thích của trẻ. - Trẻ tạo ra được sản phẩm từ quả bằng lăng khô để ứng dụng được vào hoạt động làm quen với toán. 4.1.2. Thực trạng sử dụng quả Bằng lăng khô trong hoạt động tạo hình và làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Hòa Bình.” Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công chăm sóc nuôi dưỡng và giảng dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 với tổng số trẻ là 25 trẻ trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động tạo hình và làm quen với toán tôi có một số thuận lợi và khó khăn như sau. * Thuận lợi: Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo sát sao tạo điều kiện trong hoạt chuyên môn. Bản thân tôi cũng là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, yêu nghề, mến trẻ. 4 dưỡng thẩm mỹ về kỹ năng xã hội, đó không chỉ là nhiệm vụ giáo dục của nhà trường mà còn có sự phối hợp với của các bậc phụ huynh để có những giải pháp phù hợp với lứa tuổi. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn và áp dụng “Biện pháp sử dụng quả bằng lăng khô trong hoạt động tạo hình và làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Hòa Bình”. 4.2.2. Cách thức và quá trình thực hiện biện pháp 4.2.2.1. Bước 1: Lựa chọn sưu tầm nguyên vật liệu Hiện nay đồ chơi trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học mầm non còn nhiều hạn chế vì việc mua nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh, trong khi tại địa phương có rất nhiều nguyên vật liệu thiên thiên. Đó là những thứ có sẵn trong môi trường xung quanh, dễ kiếm, không phải mua. Bằng những thứ thông thường và gần gũi đó trẻ có thể tạo thành những sản phẩm làm đồ dùng, đồ chơi hằng ngày mà trẻ rất hứng thú. Qua đó cũng giáo dục trẻ yêu lao động, quý trọng công sức lao động ngay từ bé. Trường Mầm non Hòa Bình là một trường vùng núi phía bắc của huyện Đồng Hỷ, ngôi trưởng nhỏ nằm ngay trung tâm xã với môi trường xanh mát từ thiên nhiên cây xanh rợp bóng sân trường sau kỳ nghỉ hè những quả bằng lăng đã bắt đầu ngả màu bản thân tôi nhận thấy từ những quả bằng lăng trẻ có thể sáng tạo nên đồ dùng đồ chơi. Tôi tiến hành lập kế hoạch sưu tầm quả bằng lăng tại trường, địa phương. Tôi cùng các cô giáo hái những chùm quả bằng lăng sau đó vệ sinh, phơi khô. Hình ảnh các cô hái quả Bằng lăng tại cổng trường 6 Tôi giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, nhìn và sờ quả bằng lăng từ đó để trẻ thỏa sức khám phá và nói lên ý tưởng của mình, từng cá nhân trẻ đưa ra ý tưởng đối với nguyên vật liệu đó. Hình ảnh cô và trẻ cùng khám phá quả Bằng lăng Cho trẻ phân loại những quả đã nở, những quả chưa nở từ đó gợi ý để trẻ đưa ra ý tưởng sử dụng từng loại quả đó như thế nào? Vào mục đích gì? 4.2.2.3. Bước 3: Sử dụng màu nước cho trẻ tô quả Bằng lăng khô * Sử dụng quả Bằng lăng khô vào hoạt động tạo hình Hiện nay trong hoạt động tạo hình của trẻ, giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu là giấy màu, hồ dán, sáp màu. Đó là những nguyên liệu truyền thống chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ nên tôi mạnh dạn sử dụng màu nước để tô màu quả Bằng lăng khô là nguyên liệu sưu tầm được ngay trong sân trường để trẻ khám phá và tạo nên các “Tác phẩm” nghệ thuật của mình như lọ hoa, trang trí khung tranh ảnh... Để cho trẻ tự do trải nghiệm tôi chuẩn bị cho trẻ: Quả Bằng lăng khô, màu nước, khăn lau, hồ dán, tạp rề, cọ vẽ Đầu tiên tôi hướng dẫn trẻ sơn màu trắng để tạo nền cho sản phẩm, tiếp theo trẻ tự tô màu sản phẩm theo ý thích của trẻ sau đó đem phơi cho khô. 8 Sản phẩm của trẻ Với những quả rời tôi cho trẻ tô màu theo ý thích để tạo thành các sản phẩm khác nhau như trang trí khung tranh ảnh trong chủ đề “Những người thân yêu của bé”. Trẻ trang trí tranh tặng mẹ,bà và cô giáo chủ đề 20/10 10 * Sử dụng sản phẩm tạo hình từ quả Bằng lăng khô vào hoạt động Làm quen với toán. Nói đến hoạt động làm quen với toán chắc hẳn trong chúng ai cũng nghĩ toán rất khô khan, cứng nhắc trẻ ít hứng thú hơn so với các hoạt động khác nhưng qua đôi bàn tay khéo léo của trẻ đã tạo ra những sản phẩm trong hoạt động tạo hình tôi cho trẻ sử dụng làm đồ dùng vào hoạt động làm quen với toán thay vì sử dụng những đồ dùng có sẵn trước đây. Ví dụ: Với hoạt động làm quen với toán trẻ đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7. Trẻ cùng tham gia vào hoạt động làm quen với toán Tôi cho trẻ lựa chọn và sử dụng những quả Bằng lăng trẻ đã sơn màu làm đối tượng lập số. mỗi trẻ có 7 quả Bằng lăng đỏ và 7 quả Bằng lăng đỏ thẻ số từ 1-7. 12 Trong quá trình cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài hoạt động tạo hình trẻ có thể chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động thông qua hoạt động góc và hoạt động ngoài trời Trẻ hoạt động tại các góc 4.2.2.4. Bước 4. Phối hợp tốt với cha mẹ trẻ Để có nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng và đủ số lượng cho trẻ hoạt động tôi trao đổi với phụ huynh về tác dụng của các nguyên vật liệu cần thu gom để phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên vật liệu mà cô và trẻ đang thực hiện tìm kiếm cho nội dung hoạt động. 14 5. Những thông tin cần bảo mật (Không có) 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Những điều kiện về cơ sở vật chất: Lớp học có đầy đủ các dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám phá trải nghiệm của trẻ, môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học cần phải rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, sự kết hợp và hợp tác từ phía phụ huynh. - Những điều kiện về con người: Đó là sự phối kết hợp của giáo viên, trẻ và phụ huynh. + Đối với giáo viên cần phải: Giáo viên phải nắm vững kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để có biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động. Bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua việc thực hiện chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp, học hỏi qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Luôn tìm tòi, mày mò, sáng tạo để tìm ra những hoạt động trải nghiệm mới lạ, phù hợp với khả năng và sở thích của trẻ. Tạo môi trường trải nghiệm phong phú, hấp dẫn trẻ, thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực. Giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, quan tâm đến trẻ. Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh trong chăm sóc giáo dục trẻ. Phối hợp, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu giáo dục chung. + Trẻ: Ngoan ngoãn, mạnh khỏe, nhận thức đồng đều, mạnh dạn, tự tin, có tinh thần đoàn kết với bạn, biết tô màu quả Băng lăng tạo thành sản phẩm, sử dụng quả Bằng lăng trong hoạt động làm quen với toán. + Phụ huynh: Ủng hộ nguyên vật liệu, hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động trải nghiệm. Gia đình nên có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ đó, khuyến khích tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động hàng ngày tại gia đình. Ngoài ra, gia đình trẻ cần có sự thống nhất giáo dục kết hợp với nhà trường để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động và sáng tạo. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Trong môi trường giáo dục hiện nay trẻ đến lớp không chỉ chủ động tiếp thu sự giáo dục của cô giáo mà giáo viên còn là người tạo ra môi trường giáo dục cho trẻ được vui chơi thông qua chơi trẻ hình thành những kỹ năng và kiến thức 16 Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp sử dụng quả bằng lăng khô trong hoạt động tạo hình và làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Hòa Bình” Tôi đã áp dụng một thời gian và thu được kết quả khá thành công tại lớp A1. Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức thường xuyên, liên tục với nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Tỷ lệ trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo đã chiếm tỷ lệ khá cao sau khi áp dụng sáng kiến. Khi biết tôi thực nghiệm sáng kiến và ứng dụng trên trẻ đạt kết quả khá tốt, các thành viên trong tổ chuyên môn tổ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã đánh giá cao về hiệu quả thu được trên trẻ và khuyến khích giáo viên trong nhà trường áp dụng. 9. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Ngày Trình Số tháng Nơi công Chức độ Nội dung công T Họ và tên năm tác danh chuyên việc hỗ trợ T sinh môn Giáo Trường 24/08/ viên Xây dựng biện 1 Lý Thị Luyên Mầm non Đại học 1988 lớp pháp và áp dụng Hòa Bình A1 Qua nghiên cứu và áp dụng: “Biện pháp sử dụng quả Bằng lăng khô trong hoạt động tạo hình và làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Hòa Bình”. Tôi nhận thấy biện pháp đã thu được những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng trong giáo dục trẻ làm quen với toán và hoạt động tạo hình trên trẻ lớp tôi. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Ban giám khảo và các đồng nghiệp để biện pháp của tôi được đầy đủ và phong phú hơn nữa trong thời gian tới. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hòa Bình, ngày 20 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Lý Thị Luyên
File đính kèm:
skkn_bien_phap_su_dung_qua_bang_lang_kho_trong_hoat_dong_tao.docx