SKKN Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình

Từ những khó khăn trên, trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình tại lớp tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong giờ hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ ở lớp tôi phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo, chủ động trong giờ hoạt động như sau:
Khi xây dựng kế hoạch chủ đề tôi luôn dành nhiều thời gian trong việc lựa chọn đề tài mới, sáng tạo đảm bảo phù hợp với với độ tuổi và khả năng của trẻ. Bên cạnh đó, tôi linh hoạt đưa giờ hoạt động tạo hình bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương lồng ghép vào các giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời sao cho phù hợp, không bị gượng ép đối với trẻ.
docx 9 trang skmamnonhay 09/07/2024 1690
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình

SKKN Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình
 mát, sạch đẹp và đầy đủ bàn ghế cho trẻ tham gia hoạt động.
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu và chị em đồng nghiệp về 
công tác chuyên môn, xây dựng phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm 
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, có nhiều hình thức đổi mới trong cách tổ chức hoạt 
động.
 - Đa số trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động tạo hình, đặt biệt là 
những đề tài tạo hình mới lạ.
 - Đa số phụ huynh học sinh phối hợp tốt trong việc sưu tầm nguyên vật liệu 
thiên nhiên và sẵn có để phục vụ cho hoạt động của trẻ. 
 1.2. Khó khăn 
 - Lựa chọn các đề tài có đổi mới sáng tạo nhưng chưa nhiều. Các nguyên vật 
liệu cho hoạt động tạo hình sẵn có trong lớp còn hạn chế.
 - Khoảng 35% trẻ thụ động trong hoạt động, chưa phát huy hết khả năng, 
chủ yếu dựa vào mẫu của cô mà chưa mạnh dạn thực hiện ý tưởng của mình.
 - Có trên 20% trẻ chưa qua mầm, chồi nên một số kỹ năng cơ bản như: vẽ, 
nặn, cắt, dán.....còn hạn chế.
 - Trẻ trẻ ở nhà với ông bà nên không có nhiều thời gian rèn luyện kỹ năng 
cho trẻ, trẻ chưa được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu phát triển thẩm mỹ. 
 2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Từ những khó khăn trên, trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình tại lớp 
tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả 
trong giờ hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ ở lớp tôi phát huy tính tích cực, khả 
năng sáng tạo, chủ động trong giờ hoạt động như sau:
 2.1. Lựa chọn đề tài và chuẩn bị nguyên vật liệu
 Khi xây dựng kế hoạch chủ đề tôi luôn dành nhiều thời gian trong việc lựa 
chọn đề tài mới, sáng tạo đảm bảo phù hợp với với độ tuổi và khả năng của trẻ. 
Bên cạnh đó, tôi linh hoạt đưa giờ hoạt động tạo hình bằng các nguyên vật liệu sẵn 
có tại địa phương lồng ghép vào các giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời sao 
cho phù hợp, không bị gượng ép đối với trẻ.
 Ví dụ: Ở chủ đề trường mầm non, tôi lựa chọn các đề tài như: “ Tạo hình 
 2 Đối với góc học tập tôi để các loại cúc áo, hột hạt để trẻ tập đếm, ghép chữ, 
số,... Có thể dùng cành cây khô để tạo thành khung tranh, truyện để trẻ kể truyện 
xem tranh.
 Ở góc phân vai bán hàng, tôi thường tận dụng những chai sữa susu, hộp 
bánh kẹo, chai nước ngọt, ống hút của trẻ sau đó rửa sạch, các loại đậu cho trẻ 
phân loại và bán hàng.
 Hoặc ở góc xây dựng những hộp sữa trẻ uống có thể dùng để xây hàng rào, 
giấy bìa carton, lá chuối dùng để làm mái nhà,..
 Qua việc bố trí các nguyên vật liệu đã sưu tầm vào các góc, bố trí lớp học 
với nhiều đồ dùng đồ chơi hợp lí và đẹp mắt, tạo môi trường lớp học lấy trẻ làm 
trung tâm trẻ được tiếp xúc thường xuyên và hiểu được giá trị sử dụng của từng 
nguyên liệu sẽ giúp trẻ có cảm giác hứng thú, dễ dàng sáng tạo, thích thú tham gia 
vào hoạt động. Trẻ nhận ra các nguyên vật liệu thiên nhiên ở xung quanh trẻ không 
phải là rác mà chúng thật sự hữu ích khi chúng ta biết sử dụng đúng mục đích. Qua 
sự hướng dẫn của cô giúp trẻ phát huy được trí tưởng tượng phong phú của mình 
từ đó tạo ra các sản phẩm tạo hình độc đáo, đẹp mắt và mới lạ phục vụ cho giờ 
hoạt động học. Tôi cũng có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc bố trí đồ dùng đồ 
chơi cho trẻ dễ thấy, tiện lợi trong việc lấy và cất dọn đồ dùng, tạo môi trường lớp 
học với nhiều nguyên vật liệu gần gũi với trẻ, an toàn và hiệu quả cao.
 Tôi thường xuyên cho trẻ quan sát các tranh ảnh, video về quá trình tạo ra 
sản phẩm tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên kết hợp với vẽ, nặn, xé dán 
của các họa sĩ hoặc là sản phẩm tạo hình của các bạn trong lớp, của cô để trẻ nhận 
thấy được sự mới lạ từ các nguyên vật liệu thiên nhiên. Từ đó tôi phân tích các 
nguyên vật liệu có trong tranh ảnh, hướng dẫn cách thực hiện để tạo ra sản phẩm 
như mong muốn, trẻ cảm thấy gần gũi và yêu thích hoạt động tạo hình để được trải 
nghiệm.
 2.3. Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình với những nguyên vật 
liệu
 2.3.1. Qua hoạt động học: 
 Việc đưa các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương vào sử dụng còn nhiều
 4 thế nào như vậy trẻ sẽ tạo ra nhiều kiểu nhà theo tưởng tượng.
 Qua giờ hoạt động tôi đã củng cố và cung cấp thêm các kiến thức mới phát 
triển trí tưởng tượng và rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, tính kiên trì cho trẻ.
 2.3.2. Qua các hoạt động khác:
 * Hoạt động ngoài trời:
 Giờ hoạt động ngoài trời, tôi cho trẻ dạo chơi và quan sát sân trường, trẻ đã 
nhìn thấy những gì, với những chiếc lá rơi con có thể làm gì để được chơi với lá 
cây: Xếp hình bông hoa, xé lá thành con vật ngộ nghĩnh.Ngoài ra, trẻ trải 
nghiệm với những viên sỏi trẻ xếp hình dáng con vật, bông hoa, ngôi nhà mà trẻ 
tưởng tượng, lá dừa trẻ làm chong chóng, làm kèn,.Trẻ rất hứng thú và hòa mình 
vào thiên nhiên, qua hoạt động vui chơi ngoài trời trẻ biết yêu quý thiên nhiên, yêu 
thích được hoạt động để tạo ra những sản phẩm đầy ý nghĩa cho bản thân mình.
 * Hoạt động góc:
 Vào giờ hoạt động góc, ở góc học tập và nghệ thuật trẻ sẽ lựa chọn và sử 
dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng, hợp 
tác cùng bạn làm đồ chơi cho mình:
 Ví dụ: Chủ đề Trường mầm non: Trẻ sẽ trang trí trường mầm non từ ống 
hút, cành cây, rễ cây. 
 Chủ đề Gia đình: Từ các vỏ chai sữa Susu, hộp sữa, hộp bánh,...trẻ tạo thành 
các đồ dùng trong gia đình như máy giặt, tivi,để chơi phân vai bán hàng, bé làm 
nội trợ.
 “ Kho” nguyên vật liệu sưu tầm trong lớp không còn là “ bãi rác” mà chúng 
có giá trị sử dụng tối đa và phát huy hiệu quả cao, nhờ đó trẻ được tự do sáng tạo, 
thích thú mê say hơn khi đến giờ chơi mà không bị gò bó, nhàm chán bởi các đồ 
chơi sẵn có.
 - Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng hoạt động tạo hình vào một số trò chơi
 củng cố của một số hoạt động như hoạt động làm quen chữ cái, hoạt động khám 
phá xã hội, hoạt động làm quen với toán,.... Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động LQCC, 
Đề tài: “ Làm quen chữ cái e, ê”, trò chơi củng cố giáo viên sẽ tổ chức trò chơi “ 
Bé khéo tay”, yêu cầu trẻ sẽ tạo hình chữ cái e, ê và một số chữ cái đã học rồi bằng 
 6 và phát huy tính sáng tạo cao.
 Bản thân tôi đã xây dựng được nhiều đề tài mới, đặc biệt là sử dụng các 
nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra sản phẩm tạo hình đẹp mắt, sáng tạo mang lại hiệu 
quả cao cho hoạt động.
 Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn và qua 
các buổi chuyên đề, thao giảng được tập thể sư phạm đánh giá cao tổ chức hoạt 
động tạo hình cho trẻ.
 - Đối với phụ huynh: Phụ huynh quan tâm đến việc học của trẻ và ủng hộ 
nhiều nguyên vật liệu góp phần tạo nên kho đồ dùng phong phú và đa dạng.
 5. Bài học kinh nghiệm
 - Từ những biện pháp trên tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau: 
 Bản thân không ngừng học hỏi thêm từ tiết dạy của chị em đồng nghiệp, qua 
mạng internet về kỹ năng, hình thức tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động tạo 
hình.
 Luôn tìm tòi, sưu tầm nguyên vật liệu, các đồ dùng, dụng cụ, đảm bảo tính 
an toàn, thẩm mỹ khi tham gia hoạt động... Thường xuyên quan tâm tạo điều kiện 
thuận lợi nhất để trẻ có thể học ở mọi lúc mọi nơi. Động viên khuyến khích trẻ kịp 
thời, nhằm giúp trẻ phấn khởi trong hoạt động học, hoạt động chơi. 
 Bên cạnh đó, công tác phối hợp với phụ huynh cũng rất quan trọng, phụ 
huynh có thể hỗ trợ cho giáo những nguyên vật liệu có sẵn, gần gũi hoặc tái sử 
dụng để tạo ra những đồ dùng phù hợp với các hoạt động trong từng chủ đề. 
 III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 Bản thân cần tích cực học tập, nghiên cứu qua nhiều kênh thông tin, qua 
đồng nghiệp để thực hiện tốt các hoạt động học cho trẻ đặc biệt là hoạt động tạo 
hình. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ biết và thực hiện thành thạo các kỹ năng: 
Cắt, xé dán, vẽ, nặn,... Để trẻ thực hiện có hiệu quả cao thì tôi sưu tầm các nguyên 
vật liệu mở sẵn có tại địa phương để giúp trẻ hứng thú, say sưa, có nhiều ý tưởng 
mới để tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng 
khi tổ chức hoạt động tạo hình.
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_su_dung_nguyen_vat_lieu_san_co_tai_dia_phuong.docx