SKKN Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi B ở Trường Mầm non Sơn Ca

Để cho trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt thì chúng ta nên cho trẻ học kiến thức thực tế ngoài đời và kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi, phải tạo điều kiện để trẻ học kỹ năng sống ngay từ nhỏ, tạo cho trẻ tính tự giác, tự lập, tự tin, tinh thần tập thể. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy hoàn thiện nhân cách trẻ một cách tốt nhất, giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Nhưng trên thực tế, các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ, các bậc cha mẹ thường có tâm lý là con mình còn quá nhỏ, chưa thể làm được các việc phục vụ cho bản thân mình, nên thường bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ, khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng tự phục vụ bản thân trong cuộc sống còn rất nhiều hạn chế. Xuất phát từ những ý nghĩa và nguyên nhân trên nên tôi lựa chọn: “Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non Sơn Ca”.
doc 10 trang skmamnonhay 16/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi B ở Trường Mầm non Sơn Ca", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi B ở Trường Mầm non Sơn Ca

SKKN Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi B ở Trường Mầm non Sơn Ca
 II. NỘI DUNG
 1. Thực trạng:
 Năm học 2020-2021, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Mẫu 
giáo lớn 5-6 tuổi B. Lớp tôi có 37 trẻ, khả năng tự phục vụ của trẻ không đồng 
đều, có những trẻ rất mạnh dạn, hay giúp đở cô trong những việc như chuẩn bị 
bàn ăn, bàn học, trãi chiếu, gối, phát đồ dùng dụng cụ học tập cho các bạn, sắp 
xếp đồ dùng ở các góc, giá kệ....nhưng cũng có nhiều trẻ đi học còn khóc, chưa 
chịu vào lớp, chưa biết lấy và cất đồ dùng cá nhân, chưa tự vệ sinh cá nhân, 
chưa biết tự thay quần áo khi bẩn, và vẫn còn nhiều trẻ chưa tự xúc cơm ăn... vì 
vậy tôi phải tìm ra biện pháp phù hợp để tất cả trẻ có những kỷ năng tự phục vụ 
nhất định để trẻ có thể chủ động và tự lập trước khi bước vào lướp 1.
 Trong quá trình rèn kỷ năng tự phục vụ cho trẻ bản thân tôi có những 
thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi:
 - Nhà trường luôn tạo cho tôi mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để 
tôi thực hiện tốt công tác của mình.
 - Bản thân luôn năng động, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Có nhiều kỷ 
năng tốt để hướng dẫn trẻ trong quá trình học tập.
 - Trẻ trong lớp tôi ngoan ngoãn và đồng đều về độ tuổi. Đa số trẻ được 
đến lớp mẫu giáo bé, nhở nên trẻ đã quen với nề nếp trường lớp.
 - Đa số phụ huynh đều là cán bộ công nhân viên chức nên vấn đề nhận 
thức và sự quan tâm đến con em của mình rất cao.
 * Khó khăn:
 - Số lượng trẻ khá đông (37 trẻ) nên việc rèn kỷ năng cho từng cá nhân trẻ 
chưa đi sâu. 
 - Đa số trẻ được bao bọc, nuông chiều khiến trẻ ích kỷ, không quan tâm 
đến người khác, và các kỷ năng tự phục vụ còn rất hạn chế.
 - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như internet, tivi, điện thoại...
 - Phụ huynh quá chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý 
đến phát triển kỷ năng sống cho trẻ, đa số phụ huynh cho rằng trẻ còn nhỏ để 
dạy các kỷ năng tự phục vụ.
 2. Giải pháp thực hiện:
 TỪ ĐÓ tôi đã vận dụng các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc rèn cho trẻ 
của mình kỹ năng tự phục vụ như sau
 Thứ nhất: Rèn kỷ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua tuyên truyền và 
kêu gọi các phụ huynh cùng hợp tác với giáo viên.
 Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm hay các buổi đón, trả trẻ tôi 
tuyên truyền đến các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc rèn cho 
trẻ kỹ năng tự phục vụ cho bản thân trẻ sau khi trẻ. Qua các buổi trò chuyện, tôi 
 2 công việc, trẻ sẽ thấy mình là người quan trọng trong gia đình và có trách nhiệm 
thực hiện công việc một cách tốt hơn.
 Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống tự lập, kỹ năng tự phục vụ bản thân 
trẻ không chỉ được thực hiện trong nhà trường mà còn rất cần thiết khi ở gia 
đình. Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là làm sao để trẻ trở thành người độc lập, tự 
chủ trong cuộc sống và trong mọi tình huống.
 Thứ hai: Rèn kỷ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua việc tổ chức lồng 
ghép trong các hoạt động và ở mọi lúc mọi nơi (đặc biệt trong hoạt động vui 
chơi, hoạt động lao động, hoạt động vệ sinh, hoạt động tập thể vui tươi lành 
mạnh trong nhà trường) 
 Việc rèn kỷ năng tự phục vụ cho trẻ được tôi thực hiện xuyên suốt thông 
qua hoạt động một ngày của bé, và thực hiện lặp đi, lặp lại ở tất cả các chủ đề 
như: trong giờ đón, trả trẻ, qua hoạt động học, hoạt động chơi, giờ ăn, giờ ngủ...
 Thông qua giờ đón, tôi thường rèn cho trẻ kỷ năng tự lấy và cách đồ 
dùng cặp, giày, dép đúng nơi quy định mà không nhờ bố mẹ cách hay lấy hộ 
bằng cách là nhắc nhở phụ huynh không làm thay trẻ để trẻ tự nhận biết kí hiệu 
cá nhân của mình ở hục tủ, một hai buổi đầu tôi tập cho trẻ cách để túi xách, dép 
lên giá kệ gọn gàng, tự lấy sửa mang vào và đánh dấu kí hiệu riêng của mình 
trước khi đặt vào rổ (một trẻ một chữ cái, chữ số, hình ảnh do trẻ tự chọn, những 
trẻ không có kí hiệu riêng thì tôi gợi ý cho trẻ) khoảng một tuần thì trẻ lớp tôi đã 
làm quen với các kí hiệu của mình và trẻ thực hiện rất tốt khâu lấy và cất đồ 
dùng cá nhân của mình, cô giáo không phải mất thời gian phát sửa cho trẻ mà 
các cháu tự lấy đúng sửa của mình để uống.
 Hay thông qua hoạt động học, tôi tổ chức các hoạt động có nội dung giáo 
dục cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ như: các kỹ năng vệ sinh cá nhân như rửa 
mặt, rửa tay; cách dùng các đồ dùng phục vụ cho ăn uống, ngủ của trẻ; cách gấp, 
xếp các đồ dùng cá nhân của mình sao cho gọn gàng, ngăn nắp và dễ dàng lấy 
khi cần sử dụng, dạy trẻ cách mặc và cởi cúc áo, kỷ năng xâu giây dày, kỷ năng 
hái rau, kỷ năng quét nhà... 
 Ví dụ: Hoạt động dạy kỷ năng “Gấp, xếp quần áo” trẻ nhận biết được tên 
gọi và gấp được gọn gàng một số kiểu quần áo như: quần đùi, quần dài, áo tay 
ngắn, tay dài, được thực hành gấp quần áo. Thông qua hoạt động học, các kiến 
thức và kỹ năng tôi cung cấp cho trẻ sẽ mang tính hệ thống và giúp trẻ lĩnh hội 
một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, trẻ được luyện tập, củng cố các kiến thức, 
kỹ năng đó thông qua các trò chơi hấp dẫn và kích thích trẻ tham gia hoạt động 
một cách tích cực và hứng thú hơn. 
 Việc rèn kỷ năng tự phục vụ cho trẻ không chỉ được tổ chức qua hoạt 
động học của lĩnh vực phát triển tình cảm, kỷ năng xã hội mà còn được tích hợp 
thông qua các hoạt động khác như âm nhạc, làm quen văn học, làm quen chữ 
 4 Trẻ cất sản phẩm, bài tập cá nhân vào túi của mình
 Trong giờ ăn, các bé được tập cách bê bát ăn cơm một cách cẩn thận về 
chỗ ngồi của mình, phụ cô chia cơm cho bạn và sau khi ăn xong các bé biết tự 
mang bát đến khu vực quy định, xếp gọn gàng, ngay ngắn và phân loại rỏ ràng: 
thìa bỏ riêng, bát bỏ riêng. Ăn xong trẻ biết tự cất ghế của mình đúng nơi quy 
định, còn phụ cô lau và xếp bàn ăn ngay ngắn. 
 Trẻ giúp cô chuẩn bị bàn ăn và xếp hàng ngay ngắn để lấy cơm
 Nhiều trẻ trai còn rất thích thú, xin cô để được phụ cô kéo sạp, xếp xốp, 
xếp chổ nằm cho các bạn. Ngủ dậy trẻ không những biết phụ cô xếp chiếu, gối 
ngăn nắp mà hai trẻ một còn biết cùng nhau xếp chăn hộ cô. 
 6 ăn của trẻ không còn thức ăn rơi và trẻ biết tự giác cất dọn bát, bàn ăn của mình 
đúng nơi quy định. Trẻ ít nói chuyện hơn trong khi ăn và chủ động ăn đầy đủ 
các nhóm thực phẩm, ăn hết khẩu phần của mình. 
 - Trẻ biết tự mình làm một số việc tự phục vụ cho bản thân như: biết tự 
mang giày khi ra sân, tự thay quần áo khi bị bẩn hay thời tiết thay đổi, biết cất 
đồ dùng, đồ chơi ngay ngắn, đúng nơi quy định, biết cách xếp đặt các đồ dùng 
cá nhân của mình vào tủ, giá ngay ngắn.
 - Trẻ biết phụ cô những công việc trong lớp phù hợp với khả năng của trẻ 
như: giúp cô kê bàn chuẩn bị cho học, ăn; phụ cô xếp sạp, xốp, sắp xếp gối cho 
bạn và cất gối, xếp chăn sau khi ngủ dậy. Nhiều trẻ còn biết giúp cô phơi khăn 
ngay ngắn sau khi cô giặt khăn. Biết nhắc nhở bạn để dép gọn gàng lên giá sau 
khi đi vệ sinh.Trẻ đã biết tự giác làm những việc tự phục vụ cho mình mà 
không cần cô giáo phải nhắc nhở và trẻ làm rất tốt.
 - Đối với phụ huynh thì phần lớn các phụ huynh rất phấn khởi khi về nhà 
trẻ không còn ỷ lại bố mẹ. Nhiều bố mẹ lên lớp kể chuyện với cô về những tiến 
bộ của trẻ ở nhà với thái độ rất vui mừng và phấn khởi, họ khoe với cô là: các 
cháu đã không cần bố mẹ xúc cơm cho ăn, đến buổi là tự xúc cơm ăn, đòi tự tắm 
và tự mang áo quần mà không cần người lớn hỗ trợ. Trẻ đã biết chuẩn bị áo 
quần của mình cho ngày mai đi học, còn biết phụ mẹ làm một số việc nhỏ trong 
nhà như: phụ mẹ đổ rác, quét nhà, sắp bàn ăn và có trẻ còn phụ mẹ rửa bát
 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Ý nghĩa của biện pháp 
 Qua thời gian thực hiện biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở nhóm 
lớp tôi nhận thấy những biện pháp của tôi đã mang lại những kết quả đáng mừng
 - Trong thời gian trên lớp cô và trẻ có những bước thay đổi rõ rệt, gần như trẻ 
là người tự chủ trong mọi việc, cô giáo chỉ là người gợi mở, hướng dẫn còn trẻ là 
người thực hiện hầu hết các công việc trong lớp, trẻ tự phục vụ, giúp cô chủ động 
làm những công việc như xếp bàn ghế, phát sách vở hay thu dọn đồ chơi..
 - Trẻ tự lập và tự chủ hơn rất nhiều trong tất cả trong mọi hoạt động.
 - Những kỷ năng, thói quen tốt được hình thành ở trẻ bản thân tôi cảm 
thấy vui mừng vì đây chính là bước ngoặc lớn, là nền tảng cho trẻ có được 
những kỹ năng đầu tiên, giúp trẻ có được những kỷ năng sống tốt nhất cho bản 
thân với cuộc sống xung quanh.
 Qua việc thực hiện các giải pháp bản thân tôi xin được chia sẻ những kinh 
nghiệm để cho trẻ có được những kỷ năng tự phục vụ tốt thì:
 - Chúng ta phải luôn tin tưởng trẻ, luôn tạo điều kiện cho trẻ thể hiện bản 
thân mình. Không nên làm hộ trẻ những công việc mà bản thân trẻ có thể làm 
được. Khen ngợi và động viên trẻ kịp thời khi trẻ làm tốt công việc sẽ giúp cho 
trẻ mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn.
 8 10

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_ren_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_mau_giao_5_6_t.doc