SKKN Biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Song Mai Thành phố Bắc Giang

Trong những năm gần đây chất lượng tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm làm quen văn học ở trường mầm non Song Mai đã được quan tâm, chú trọng, nhìn chung trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi đã thuộc nội dung truyện, đã kể lại được toàn bộ câu truyện song kỹ năng kể chuyện cho trẻ mẫu giáo chưa được tốt và còn nhiều hạn chế: Chỉ có một số trẻ biết đọc và kể, trẻ vẫn còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn, giọng đọc kể nhân vật chưa lưu loát và chưa thể hiện được nhân vật trong câu chuyện, việc đọc kể tác phẩm còn mang tính chất thuộc lòng chứ chưa thể hiện được giọng điệu của các nhân vật trong câu chuyện, thậm chí có trẻ đọc chưa đúng, một số trẻ còn ngọng, nói lắp... do đó gây nhiều khó khăn đối với việc luyện kỹ năng đọc, kể cho trẻ. Từ những hạn chế như trên dẫn đến ngôn ngữ của trẻ chưa được phong phú, hạn chế sự biểu cảm của trẻ khi sử dụng lời nói trong giao tiếp, gây cho trẻ cảm giác thiếu tự tin điều này ảnh hưởng rất lớn đến các kết quả giáo dục ở các lĩnh vực khác. Do những phương pháp cũ còn có nhiều hạn chế nên chất lượng trẻ biết kể chuyện thấp. Chính vì vậy cần phải cải tiến các biện pháp đã thực hiện và tìm ra 1 số biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi kể lại truyện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường. Đây cũng chính là lý do mà tôi đã lựa chọn biện pháp “Biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 trường mầm non Song Mai” để ứng dụng trong năm học 2021-2022.
docx 20 trang skmamnonhay 02/01/2025 940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Song Mai Thành phố Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Song Mai Thành phố Bắc Giang

SKKN Biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Song Mai Thành phố Bắc Giang
 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Như chúng ta đã biết mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay 
nhằm phát triển toàn diện trên 5 lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, 
phát triển thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Tất cả 
các lĩnh vực đều quan trọng và cần thiết, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau giúp trẻ 
phát triển. Trong đó phát triển ngôn ngữ chiếm vai trò rất quan trọng với trẻ. Nó 
chính là thìa khóa để mở cánh cửa dẫn đứa trẻ vào thế giới của sự hiểu biết, nếu trẻ 
có ngôn ngữ tốt thì nhận thức của trẻ sẽ tốt, nếu trẻ có vốn từ hạn chế thì nhận thức 
của trẻ sẽ bị chậm. Ngoài ra ngôn ngữ còn là điều kiện không thể thiếu để hình 
thành và phát triển nhân cách của trẻ. Mà ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lĩnh vực phát 
triển ngôn ngữ trọng tâm là hoạt động làm quen văn học, đây là hoạt động giúp trẻ 
phát triển ngôn ngữ nhiều nhất. Qua hoạt động làm quen văn học đặc biệt là thể 
loại truyện vừa giúp trẻ mở rộng vốn từ, dễ dàng giao tiếp với mọi người xung 
quanh một cách thuận lợi. Ngoài ra qua các câu truyện còn có tác dụng giáo dục trẻ 
về đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống....
 Trong những năm gần đây chất lượng tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm 
làm quen văn học ở trường mầm non Song Mai đã được quan tâm, chú trọng, nhìn 
chung trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi đã thuộc nội dung truyện, đã kể lại được toàn bộ câu 
truyện song kỹ năng kể chuyện cho trẻ mẫu giáo chưa được tốt và còn nhiều hạn 
chế: Chỉ có một số trẻ biết đọc và kể, trẻ vẫn còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn, 
giọng đọc kể nhân vật chưa lưu loát và chưa thể hiện được nhân vật trong câu 
chuyện, việc đọc kể tác phẩm còn mang tính chất thuộc lòng chứ chưa thể hiện 
được giọng điệu của các nhân vật trong câu chuyện, thậm chí có trẻ đọc chưa đúng, 
một số trẻ còn ngọng, nói lắp... do đó gây nhiều khó khăn đối với việc luyện kỹ 
năng đọc, kể cho trẻ. Từ những hạn chế như trên dẫn đến ngôn ngữ của trẻ chưa 
được phong phú, hạn chế sự biểu cảm của trẻ khi sử dụng lời nói trong giao tiếp, 
gây cho trẻ cảm giác thiếu tự tin điều này ảnh hưởng rất lớn đến các kết quả giáo 
dục ở các lĩnh vực khác. Do những phương pháp cũ còn có nhiều hạn chế nên chất 
lượng trẻ biết kể chuyện thấp. Chính vì vậy cần phải cải tiến các biện pháp đã thực 
hiện và tìm ra 1 số biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi kể lại truyện góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục trẻ trong nhà trường. Đây cũng chính là lý do mà tôi đã lựa chọn 
biện pháp “Biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 
trường mầm non Song Mai” để ứng dụng trong năm học 2021-2022.
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng công tác tổ chức nội dung/ nhiệm vụ mà giáo viên lựa chọn 
để giải quyết vấn đề
 1.1. Ưu điểm 3
 Nội dung Tổng số Số trẻ Đạt % Số trẻ Đạt %
 trẻ đạt chưa 
 đạt
 Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tư tin 27 87% 4 13%
 tham gia vào hoạt động, 
 Trẻ có khả năng diễn đạt mạch 31 trẻ 23 74% 8 26%
 lạc lưu loát
 Trẻ có khả năng kể chuyện 21 68% 10 32 %
 Từ những nguyên nhân hạn chế và kết quả khảo sát trẻ ở trên tôi đã nghiên 
cứu và áp dụng các biện pháp sau:
 2. Biện pháp: “Biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi A2 trường mầm non Song Mai Thành phố Bắc Giang”
 2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung để dạy trẻ kể lại truyện
 2.1.1. Nội dung biện pháp
 Đối với trẻ mẫu giáo, khả năng ghi nhớ có chủ định về ngôn ngữ của trẻ còn 
hạn chế, song trẻ đã nói câu có đủ thành phần, các câu dài và có thể kể lại truyện. 
Nhưng điều đó không có nghĩa là bất kỳ câu chuyện nào cũng có thể sử dụng để 
dạy trẻ kể lại. Chính vì vậy giáo viên phải lựa chọn những câu chuyện phù hợp với 
lứa tuổi, với đặc điểm, nhận thức của trẻ lớp mình.
 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình và mỗi chủ đề tôi 
lựa chọn những câu chuyện có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, có những tình tiết bất 
ngờ, có sự lặp lại về lời thoại hoặc hành động, có nội dung phù hợp với độ tuổi, 
phù hợp với nhận thức của trẻ, dễ thuộc, dễ kể đề xuất với nhà trường đưa vào kế 
hoạch giáo dục năm học.
 Để có thể tìm được những câu chuyện ngắn gọn, hay hấp dẫn, thích hợp đưa 
vào dạy trẻ ở các chủ điểm tôi nghiên cứu lựa chọn những câu truyện trong chương 
trình giáo dục mầm non, báo họa mi, tập san.... Cụ thể là với từng chủ đề tôi lựa 
chọn các câu chuyện phù hợp để dạy trẻ kể lại truyện.
 Ví dụ: - Chủ đề bản thân: Cô bé hoa hồng...
 - Chủ đề gia đình: Hai anh em gà con...
 - Chủ đề động vật : Vì sao thỏ cụt đuôi; Bác gấu đen và hai chú thỏ.. 5
 Sau khi đã xác định kỹ gọng kể phù hợp tôi tiến hành tập kể ghi âm nghe lại 
và chỉnh sửa cho hay rồi mới tiến hành dạy trẻ kể chuyện.
 Để trẻ nắm chắc nội dung chuyện và tính cách của nhân vật, Tôi luôn chú 
trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính 
tích cực chủ động ở trẻ, tôi luôn chú trọng đặt ra những câu hỏi gợi mở và những 
câu hỏi tình huống qua phần đàm thoại nhằm giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung, 
tình tiết và tính cách của nhân vật, tạo cơ hội cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân 
vật từ đó giúp trẻ nhớ lời thoại và thể hiện giọng kể phù hợp hơn.
 Ví dụ: Trong câu truyện: “Hươu con biết nhận lỗi” sau khi nghe cô kể 
chuyện tôi gợi ý trẻ: 
 - Hươu con vào rừng gặp Bò, Hươu đã chào Bò như thế nào?
 - Khi Bò được Hươu chào Bò là Hươu thì Bò nói gì? Giọng Bò như thế nào? 
( cho nhiều cháu thử nói giọng nhân vật Bò, sau đó cô và các bạn nhận xét xem 
giọng và lời của nhân vật Bò đã đúng chưa? )
 - Hươu và Bò gặp Dê, Dê đã nói gì?
 - Ai là người đã giúp Hươu và Dê nhận ra sự nhầm lẫn?
 - Cô cho trẻ nhận vai các nhân vật.
 - Bây giờ cô là người dẫn chuyện, một bạn là bác Gấu, một bạn là thỏ nâu, 
cô cháu mình cùng kể lại đoạn chuyện nhé ( kết hợp cho trẻ dùng tranh).
Hình ảnh cô đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện “ Hươu con biết nhận lỗi” 7
 Dù ở bất kỳ hình thức nào, tôi cũng luôn chú ý rèn trẻ kể sao cho thật diễn 
cảm nhưng là ngôn ngữ của trẻ. Trong khi trẻ kể lại truyện, không yêu cầu trẻ kể 
lại nguyên xi câu chuyện mà để trẻ tự kể theo ý hiểu của mình miễn sao là đúng 
với cốt truyện.
 Đối với các hoạt động đóng kịch: Tôi cùng trẻ chuẩn bị tốt các đồ dùng như 
trang phục, mũ nhân vật, mặt nạ,Các đồ dùng này phần lớn lấy từ sản phẩm của 
cô và trẻ, một số trong đó là nhờ các phụ huynh làm giúp. Đôi khi trang phục do 
trẻ tự tạo cũng cực kỳ đơn giản, có thể chỉ bằng một tấm vải, trẻ quấn quanh người 
tạo trang phục theo ý thích. Mỗi bộ đồ dùng đều có tên riêng tương ứng với câu 
chuyện mà trẻ có thể kể hoặc đóng vai. Khi trẻ vào góc chơi, trẻ sẽ phân vai chơi 
và chọn đúng các trang phục, đồ dùng phù hợp để thể hiện vai. 
 - Để giúp trẻ rèn luyện thêm kỹ năng đóng kịch, kể chuyện, tôi đăng ký cho 
các cháu tham gia thi kể chuyện, đóng kịch cấp trường. Đây là sân chơi bổ ích rèn 
luyện sự tự tin, mạnh dạn, kỹ năng biểu diễn và thể hiện vai ở trẻ. Trước hội thi, tôi 
đều dành thời gian để tập luyện thêm cho trẻ. Tôi tôn trọng cách biểu diễn và lời 
thoại của trẻ, chỉ sửa lại khi thật cần thiết. Tôi rèn trẻ thể hiện những giọng điệu 
nhân vật cho phù hợp. Tôi cùng trẻ làm một số mũ các nhân vật, trẻ có thể giúp cô 
cắt, tô màu, trang trí. Trẻ cũng tích cực cùng tôi bàn bạc, thảo luận về cách chọn 
trang phục cho phù hợp với từng vai diễn. Trước giờ lên sân khấu, tôi cùng một số 
phụ huynh của lớp phối hợp cùng trang điểm cho trẻ. Khi trang điểm, tôi cũng chú 
trọng trang điểm thể hiện khuôn mặt, hình dáng phù hợp với nhân vật. 
 Tổ chức ngày hội ngày lễ cho trẻ ở tại trường tôi dàn dựng sân khấu đẹp hấp 
dẫn cho trẻ cô giáo đóng vai người dẫn chuyện trẻ đóng vai các nhân vật trong 
chuyện : VD trong truyện “ Nhổ củ cải” tôi chuẩn bị một ngôi nhà to ở vườn trồng 
một cây củ cải và đóng vai người dẫn chuyện khi tôi kể đến nhân vật ông già ra 
vườn chăm sóc và nhổ củ cải thì trẻ đóng vai người ông xuất hiện làm động tác 
nhổ củ cải , tôi kể đến ông già gọi bà già xuất hiện và cùng ông nhổ củ cải cứ như 
vậy với việc cho trẻ đóng các nhân vật trong các câu chuyện.... 9
các nhân vật được bồi bìa cứng và dính vào tranh, khi kể trẻ xoay sa bàn tương ứng 
với hình ảnh nội dung câu chuyện. Bình thường nhân vật nào chưa kể đến thì ngã 
xuống khi kể đến thì dựng lên.
 Hình ảnh trẻ sử dụng sa bàn để kể lại truyện
 - Rối: Với đồ dùng rối thì vô cùng phong phú và trẻ cũng rất thích đồ dùng 
này.Với mỗi câu chuyện tôi lại nghĩ ra một loại con rối sao cho trẻ dễ sử dụng 
nhất. Tôi làm các con rối tay bằng vải, xốp, khi trẻ kể đến nhân vật nào thì trẻ cho 
tay vào con rối và điều khiển rối theo lời kể của trẻ.
 Ví dụ: Với câu truyện" Ba chú lợn nhỏ” tôi làm các con rối tay bằng vải dạ. 
Khi trẻ kể đến nhân vật nào trẻ lồng nhân vật đó vào tay và kể.
 Hình ảnh trẻ sử dụng rối tay để kể lại truyện 11
 Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã
hội tri thức hay một xã hội công nghệ thông tin 4.0. Máy vi tính đóng vai trò chủ 
yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện công 
nghệ như: Máy vi tính, máy chụp hình, loa, đàn... Trẻ rất hứng thú khi được tiếp 
cận với chúng. 
 Mặt khác đôi khi giáo viên kể chuyện chất giọng chưa tốt hoặc hình ảnh minh 
họa chưa hấp dẫn lôi cuốn trẻ thì việc cho trẻ xem hoặc nghe người khác kể chuyện 
đọc thơ kèm hình ảnh minh họa giúp trẻ hiểu hơn nội dung bài học. Đặc biệt hình 
ảnh trên máy tính ti vi với màu sắc đẹp, đồng thời nội dung câu chuyện thường có 
hình ảnh “ động” sẽ thu hút sự hứng thú của trẻ. Bởi với trẻ để tiếp thu bài học hiệu 
quả phải có hình ảnh trực quan sinh động. Đồng thời, khi sử dụng công nghệ thông 
tin vào trong rèn trẻ kể chuyện diễn cảm giáo viên có thể kết hợp cho trẻ trả lời 
câu hỏi theo các hình thức như chơi “ vòng quay kì diệu, hái hoa dân củ, ô cửa bí 
mật” giúp trẻ thêm hào hứng. Và một điều chắc chắn rằng việc sử dụng công 
nghệ thông tin giúp giáo viên tiết kiệm rất nhiều về thời gian cũng như tiền bạc để 
chuẩn bị làm đồ dùng tranh ảnh dạy trẻ.Việc chuẩn bị tranh tốn kém về kinh tế, 
thời gian nhưng đồng thời lại không hấp dẫn bằng việc để được trực tiếp xem các 
hình ảnh ấy trên ti vi, máy tính trình chiếu bằng các slile.
 2.4.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
 Với hình thức kể lại truyện sử dụng công nghệ thông tin, trước khi làm giáo 
án điện tử powerpoint cho trẻ kể chuyện diễn cảm tôi xác định rõ nội dung giáo án 
mình định xây dựng: “Giáo án đó cần những hình ảnh gì? Âm thanh gì? Bài hát 
gì?...”. Tôi chọn màu sắc tươi sáng, các bài nhạc, âm thanh phù hợp với nội dung 
bài dạy rồi tải về. Sau khi lồng ghép các đoạn nhạc và âm thanh để tạo thành một 
giáo án điện tử Powerpoint hoàn chỉnh thì đa số trẻ rất hào hứng với bài dạy vì 
nhân vật trong truyện rất sống động và hài hoà với nội dung câu chuyện. Hơn nữa 
việc lựa chọn hình ảnh, âm thanh giúp thu hút sự chú ý của trẻ bởi các nhân vật 
trong truyện đều có màu sắc đẹp, làm cho trẻ tò mò và gây hứng thú cho trẻ khi 
tham gia vào hoạt động từ đó giúp trẻ tiếp thu bài nhanh. Đặc biệt các nhân vật 
trong câu chuyện lại cử động được tạo cho trẻ sự hứng thú. 
 Ví dụ: Tôi đã tham khảo trên mạng và sao chép về những hình ảnh có
trong nội dung câu chuyện: “Ba cô gái” sau đó tôi dùng các lệnh đã được
học về chỉnh sửa cho các nhân vật cử động được rồi lồng tiếng, ghi âm thanh sao
cho phù hợp với nội dung của câu chuyện. Đặc biệt giữa lời nói của các nhân vật
phải khớp với hành động cử chỉ của nhân vật trên Powerpoint. 

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_ren_ky_nang_ke_chuyen_cho_tre_mau_giao_5_6_tu.docx