SKKN Biện pháp rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Đa Mai
Vận động theo nhạc được chia ra làm 2 dạng chính: Gõ đệm hoặc vận động minh họa. Một trong hai dạng trên, tôi thấy kĩ năng vận động của trẻ còn yếu, cần phải được rèn luyện nhiều đó là kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm, trẻ dễ bị gõ nhầm, gõ đệm chưa vào chuẩn ô nhịp; cách vận động sáng tạo theo tiết tấu chậm còn khó, chưa đúng nhịp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng vận động đó, tôi đã nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm thực tế giảng dạy của mình để đưa ra “Biện pháp rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A3, trường Mầm non Đa Mai”. Biện pháp này nhằm giúp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 trường Mầm non Đa Mai có kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc; phát triển tư duy sáng tạo, từ đó biết so sánh, lựa chọn vẻ đẹp của vận động này. Chủ động, hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc một cách tự nhiên. Qua đó, trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng khi sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu chậm. Thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ bộc lộ được cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. Biện pháp giúp giáo viên có kĩ năng và tổ chức các hình thức phù hợp rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Đa Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Đa Mai

dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu chậm. Thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ bộc lộ được cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. Biện pháp giúp giáo viên có kĩ năng và tổ chức các hình thức phù hợp rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng Năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3, trường Mầm non Đa Mai. Tổng số trẻ trong lớp là 32 trẻ. Trong đó số trẻ nữ là 16, trẻ nam là 16. Khi tiếp nhận lớp và tìm hiểu thực tế qua các giờ hoạt động âm nhạc, đặc biệt là tiết học vận động theo tiết tấu chậm ở lớp tôi nhận thấy một số ưu điểm và tồn tại, hạn chế như sau: 1.1. Ưu điểm: Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để phục vụ các hoạt động, đảm bảo an toàn cho trẻ. Lớp học sạch sẽ, khang trang được xây dựng theo tiêu chuẩn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy của các giáo viên và thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên được thăm quan, dự giờ trong và ngoài thành phố Bản thân có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ có cùng độ tuổi nên sự nhận thức của trẻ khá đồng đều. Các cháu ngoan ngoãn, lễ phép, mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào hoạt động âm nhạc. Luôn được phụ huynh tin tưởng và ủng hộ. 1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 1.2.1. Giáo viên: Giáo viên chưa chú ý hình thành kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ, chưa có nhiều biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm của trẻ chưa cao. Nguyên nhân: Giáo viên chưa khai thác ý tưởng sáng tạo vận động mõ dừa, phách thìa nhựa, trống, đàn, Với những phụ huynh biết vẽ và tô, tôi nhờ trang trí những đồ dùng, dụng cụ âm nhạc vô cùng đẹp mắt. Đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phục vụ cho hoạt động. 2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp: 100% trẻ hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc, được lựa chọn những đồ dùng, dụng cụ âm nhạc mà mình thích. Trẻ thể hiện tích cực hơn. 2.2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ qua giờ hoạt động học có chủ đích hoạt động âm nhạc 2.2.1. Nội dung biện pháp Rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm của trẻ gồm 2 loại tiết: Loại cung cấp kiến thức và loại tiết rèn kĩ năng. Loại tiết cung cấp kiến thức, trẻ được làm quen với loại vận động mới, còn loại tiết rèn kĩ năng trẻ được luyện tập thực hành nhiều, các kĩ năng có thể nói thành thục điêu luyện hơn. Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú để trẻ say mê, ham thích Trẻ vận động kết hợp với dụng cụ âm nhạc. * Vận động sáng tạo theo tiết tấu chậm: Sau khi trẻ thuần thục kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm, tôi luôn khuyến khích trẻ tự nghĩ ra những cách vận động sáng tạo liên quan đến cách vận động đó: vận động bằng cơ thể (đầu, tay, chân, thân mình); tự tạo ra âm thanh bằng các nhạc cụ, đồ dùng, đồ chơi, vật liệu sẵn có. Trẻ hưởng ứng cùng cô giáo. * Động viên, khích lệ, khen ngợi trẻ, sử dụng nghệ thuật sư phạm trong giảng dạy: Đây là một yếu tố khá quan trọng góp phần thành công cho tiết học hoạt động âm nhạc nói chung và loại tiết vận động theo tiết tấu chậm nói riêng. Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi luôn động viên, khích lệ trẻ. Tôi sử dụng nụ cười, ánh mắt, cử chỉ thân thiện của mình để truyền cảm hứng nghệ thuật cho trẻ. Với kinh nghiệm trong nghề. Điều mà tôi làm được và khá thành công đó là sự tự nhiên, chân thành, lời nói nhẹ nhàng, cuốn hút trẻ. Các tiết học của tôi có nhịp độ: lúc cao, lúc thấp. Điều đó, giúp trẻ thể hiện yếu tố cá nhân, tính tự tin của mình khi tham gia vào hoạt động. * Sử dụng trang phục biểu diễn tạo nên tính nghệ thuật cao: Một điểm nữa làm cho tiết học mang mầu sắc nghệ thuật, đó là tôi sử dụng trang phục cho trẻ: váy, quần áo dân tộc, ô, quạt.... Trẻ mặc trang phục biểu diễn, cảm giác rất vui sướng khi mình được đóng vai làm diễn viên. Từ đó, tiết học của tôi sôi nổi và thành công hơn. 2.3. Biện pháp 3: Tăng cường luyện tập rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi; phối hợp tuyên truyền với phụ huynh 2.3.1. Nội dung biện pháp Việc tăng cường rèn luyện kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ giúp trẻ có kĩ năng vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu chậm tốt, thành thạo hơn. 2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Tôi thường cho trẻ vận động theo nhạc vào giờ trò chuyện buổi sáng hoặc trước khi trẻ chuẩn bị ra về, trẻ được vận động kết hợp với giai điệu bài hát đã học. Từ đó, trẻ nhớ lại được loại vận động kết hợp với bài hát đó; Hoặc trong hoạt động góc nghệ thuật; Hay tôi rèn kĩ năng vận động cho một số trẻ có kĩ năng yếu, vào nhịp sai; một số trẻ tập tốt, tôi cho các bạn sửa sai hướng dẫn các bạn yếu. Trẻ rất vui và tích cực luyện tập; Hoặc tổ chức vận động, ca hát khi ở ngoài trời. Lúc này, trẻ được thoải mái thể hiện cùng bạn. Mới đầu, kĩ năng của trẻ còn chậm. Sau quá trình rèn luyện, kĩ năng vận động của trẻ tốt hơn. Các giờ vận động theo tiết tấu chậm của trẻ linh hoạt, chủ động hơn. Trẻ gõ đệm hay vỗ tay theo tiết tấu chậm chính xác hơn. Trẻ khiêu vũ với bạn để chào mừng ngày 20/10 * Phối hợp với phụ huynh rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ: Một dụng cụ mà tôi vẫn sử dụng trong hoạt động âm nhạc, đó là chiếc bút điện tử. Đây là chiếc bút thần kì, có chiếc bút này tôi có thể chủ động trong tiết dạy. Từ việc chuyển nhạc cũng như chuyển slide mà không cần phải đứng gần máy tính, cây bút giúp tôi tạo nên thành công trong hoạt động dạy trẻ. Sử dụng công nghệ thông tin giúp giờ hoạt đông âm nhạc hấp dẫn 2.4.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giúp tôi thu được các kết quả sau: - Đối với giáo viên: Chủ động trong hoạt động - Đối với trẻ: 100% trẻ hứng thú, tập trung cao độ vào các trò chơi, hình ảnh trên máy. PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp - Chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT; GIÁO VIÊN Đoàn Thị Mai
File đính kèm:
skkn_bien_phap_ren_ki_nang_van_dong_theo_tiet_tau_cham_cho_t.docx