SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn một số kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế vào Lớp 1 trong thời gian nghỉ dịch Covid -19

Việc dạy cho trẻ 5 - 6 tuổi những kỹ năng cần thiết là bước tiến vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ có tâm thế, kiến thức vững vàng để học làm người và quan trọng hơn là trẻ mạnh dạn tự tin bước vào lớp 1. Nhận thức và yêu cầu từ phía phụ huynh đã có sự quan tâm chú trọng tới vai trò của việc dạy và rèn một số kỹ năng cho trẻ nhưng thực tế trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến kiến thức của trẻ như lên lớp 1 là phải đọc thông, viết thạo, làm toán. Có những phụ huynh còn vội vàng nôn nóng cho con học trước chương trình của lớp 1 trong thời gian nghỉ ở nhà mà vô tình quên đi việc dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết đối với trẻ 5- 6 tuổi khi trẻ chuẩn bị bước vào một môi trường mới. Sự lo lắng chuẩn bị đó là chính đang là sự quan tâm lo lắng chung của các bậc cha mẹ nhưng có sự sai lệch và đó chính là điều mà tôi cảm thấy băn khoăn trăn trở luôn thôi thúc trong tôi tìm tòi và nghiên cứu làm thế nào để trẻ lên lớp một có một cơ thể khỏe mạnh, mạnh dạn tự tin.
docx 25 trang skmamnonhay 14/02/2025 830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn một số kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế vào Lớp 1 trong thời gian nghỉ dịch Covid -19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn một số kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế vào Lớp 1 trong thời gian nghỉ dịch Covid -19

SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn một số kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế vào Lớp 1 trong thời gian nghỉ dịch Covid -19
 định cho quá trình phát triển về sau này. Vì thế vai trò việc rèn kỹ năng đối với trẻ 
trong giai đoạn chuyển tiếp lên lớp 1 gắn liền với mục tiêu của Giáo dục mầm non 
mà Bộ giáo dục & Đào tạo đã đề ra trong TT17/2009/TT- BGDĐT cần phải đạt được 
là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành, 
những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
 Vậy để giúp trẻ có được một số kỹ năng tốt cha mẹ phải làm gì? Cha mẹ cần 
dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ, biết hợp tác với thầy cô bạn bè, biết cách tự lập như tự 
phục vụ bản thân, dạy con biết cách bảo vệ bản thân "Khi ngã tự đứng lên, nếu bị 
bắt nạt thì phải làm gì mà không phải mách cô mách bố mẹ. Dạy con khi bị lạc phải 
làm gì? Cách thoát hiểm khi có hỏa hoạn, cách chơi an toàn với những con vật nuôi, 
nhớ địa chi nhà, số điện thoại bố, mẹ hoặc số điện thoại khẩn cấp như 113,114..." 
Những điều tưởng như đơn giản nhưng nếu chúng ta không dạy trẻ ngay giai đoạn 
này thì trẻ không có những kỹ năng đơn giản đó, kỹ năng đơn giản đó nếu các con 
không có thì làm sao các con có những kỹ năng cao hơn, khó hơn.
 Như vậy để khẳng định rèn các kỹ năng cần thiết để trẻ lên lớp 1 làm cho công 
trình giáo dục mầm non đạt được mục tiêu trong quá trình hình thành và phát triển 
về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, thẩm mĩ đặt nền móng cho việc 
học ở các cấp học tiếp theo của trẻ.
 1.2. Lý do về mặt thực tiễn:
 Việc dạy cho trẻ 5 - 6 tuổi những kỹ năng cần thiết là bước tiến vô cùng quan 
trọng trong việc giúp trẻ có tâm thế, kiến thức vững vàng để học làm người và quan 
trọng hơn là trẻ mạnh dạn tự tin bước vào lớp 1.
 Nhận thức và yêu cầu từ phía phụ huynh đã có sự quan tâm chú trọng tới vai 
trò của việc dạy và rèn một số kỹ năng cho trẻ nhưng thực tế trong xã hội hiện nay 
các gia đình thường chú trọng đến kiến thức của trẻ như lên lớp 1 là phải đọc thông, 
viết thạo, làm toán. Có những phụ huynh còn vội vàng nôn nóng cho con học trước 
chương trình của lớp 1 trong thời gian nghỉ ở nhà mà vô tình quên đi việc dạy cho 
trẻ những kỹ năng cần thiết đối với trẻ 5- 6 tuổi khi trẻ chuẩn bị bước vào một môi 
trường mới. Sự lo lắng chuẩn bị đó là chính đang là sự quan tâm lo lắng chung của 
các bậc cha mẹ nhưng có sự sai lệch và đó chính là điều mà tôi cảm thấy băn khoăn 
trăn trở luôn thôi thúc trong tôi tìm tòi và nghiên cứu làm thế nào để trẻ lên lớp một 
có một cơ thể khỏe mạnh, mạnh dạn tự tin. Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường 
trong bối cảnh trẻ chưa thể trực tiếp tới trường đạt được hiệu quả như thế nào?
 Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công đứng lớp 5-6 tuổi, tôi 
nhận thấy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ lên lớp 1 là một việc làm vô cùng cần thiết. Chưa 
 STT Nộ i dung kh ảo s át Đạt Tỉ lệ Tỉ lệ
 đạt
 Nhận ra ký hiệu thông thường trong 
 cuộc sống (nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, 
 1 12/25 48% 13/25 52%
 lối ra vào, biển báo giao thông đơn 
 giản...)
 Thực hiện được một số việc tự phục vụ 
 2 14/25 56% 11/25 44%
 đơn giản trong sinh hoạt
 Biết chủ động tự tin giao tiếp với bạn bè 
 3 13/25 52% 12/25 48%
 và người lớn gần gũi.
 Biết tự bảo vệ bản thân và giải quyết một 
 4 số tình huống nguy hiểm (hoả hoạn, khi 10/25 40% 15/25 60%
 đi lạc, tiếp xúc người lạ.)
 Biết hợp tác, chia sẻ cùng người thân và 
 5 12/25 48% 13/25 52%
 bạn bè
 Có một số kỹ năng học tập cơ bản (tập 
 6 11/25 44% 14/25 56%
 trung, cầm bút, đọc, biểu tượng toán...)
 Bảng tổng họp kết quả khảo sát chất lượng đầu năm trẻ lớp 5 tuổi A2 (có 
 minh chứng kèm theo)
 PHẦNTHỨ HAI
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Một số nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:
 Vào lớp một là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Khi 
bước vào lớp 1 tất cả đều xa lạ đối với trẻ về cả môi trường, hoạt động chủ đạo, và 
thời gian sinh hoạt trong một ngày. Trẻ đang được người lớn chăm lo chu đáo từ bữa 
ăn giấc ngủ, nhưng khi lên lớp 1 trẻ phải sống trong môi trường học tập mà mọi thứ 
phải tự lập. Cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ có thể tiếp cận 
môi trường mới để việc học tập có thể đạt kết quả tốt nhất.
 Xuất phát từ thực tế diễn biến của dịch covid-19, thời gian nghỉ học kéo dài bất 
thường gây nhiều xáo trộn trong tâm lý và cả sinh lý của trẻ em. Cha mẹ có thể làm 
những việc cụ thể gì để cùng con vượt qua tình trạng này?
 Trong bối cảnh dịch bệnh trẻ chưa thể tới trường, thời gian ở nhà là chủ yếu thì 
việc cha mẹ dành thời gian gần gũi chăm sóc, giáo dục con cái là điều cần thiết. 
Chuẩn bị sang tiểu học hoạt động học tập sẽ giữ vai trò chủ đạo tạo ra khó khăn bước Việc thiếu hụt các hoạt động phù hợp lứa tuổi hạn chế tiếp xúc với xã hội với 
bạn đồng tuổi khiến trẻ nảy sinh các vấn đề về cảm xúc như buồn bã và tù túng. 
Người lớn không thể thay thế bạn cùng lứa cho con, đôi lúc sẽ cảm thấy rất căng 
thẳng vì phải vừa đi làm phải lo lắng chăm sóc bảo vệ con.
 Các hoạt động phối hợp hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục con đều phải 
thông qua nền tảng mạng xã hội, internet, điện thoại thông minh... Điều này gặp rất 
nhiều khó khăn trong việc khả năng sử dụng công nghệ của phụ huynh. Điều kiện 
kinh tế mỗi gia đình khác nhau, không phải phụ huynh nào cũng có sẵn điện thoại, 
ti vi hay máy tính.
 3. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
 Biện pháp hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ 5-6 tuổi một số kỹ năng để chuẩn 
bị tâm thế bước vào lớp 1 trong thời gian nghỉ dịch covid - 19
 4. Tên các biện pháp thực hiện trong đề tài:
 Biện pháp 1: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc chuẩn bị 
tâm lý sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1
 Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ kỹ năng trong giao tiếp ứng xử
 Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ một số kỹ năng tự phục bản 
thân và quản lý thời gian.
 Biện pháp 4: Hướng dẫn phụ huynh rèn một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng 
việc tạo một số tình huống có vấn đề trẻ xử lý
 Biện pháp 5: Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ kỹ năng hợp tác chia sẻ
 Biện pháp 6: Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ một số kỹ năng học tập
 5. C ách th ức t hực h iệ n từn g b iệ n p há p:
 5.1. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc chuẩn bị tâm lý 
sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1
 Do tình hình dịch bệnh covid - 19 diễn biến hết sức phức tạp vì vậy những 
tháng đầu năm học các cháu chưa thể tới trường, tới lớp. Để làm tốt công tác phối 
kết hợp với phụ huynh trong thời gian các cháu ở nhà nghỉ dịch, sau khi tiếp nhận 
hồ sơ của lớp, tôi tiến hành cập nhật đầy đủ thông tin hồ sơ cá nhân của trẻ, lưu số 
điện thoại của từng phụ huynh và tiến hành lập nhóm zalo của lớp để dễ dàng trao 
đổi thông tin với phụ huynh và trẻ khi cần.
 Sau khi lập nhóm zalo của lớp tôi đã tiến hành viết những bài tuyên truyền phổ 
biến những kiến thức cơ bản cho phụ huynh trong việc rèn luyện những kỹ năng động bồi dưỡng thêm cho các trẻ này theo nhóm. Để thực hiện được điều này, sự 
đồng tình ủng hộ của phụ huynh lại là điều tiên quyết để thành công.
 Kết quả: Tăng cường sự trao đổi, liên hệ với phụ huynh với những nội dung 
tuyên truyền rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và phù hợp đã giúp tôi nhận được sự tương tác, 
đồng tình ủng hộ rất lớn từ phía phụ huynh. Đa số phụ huynh lớp tôi đều nhất trí và 
đã nhận thức đầy đủ về vai trò ý nghĩa của việc rèn các kỹ năng cơ bản cho trẻ trong 
thời gian ở nhà nghỉ dịch, từ đó có kế hoạch giáo dục và rèn luyện hợp lý phù hợp 
với bối cảnh dịch bệnh mà các cháu không thể đến trường, đến lớp.
 5.2. Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ kỹ năng trong giao tiếp ứng xử.
 Cũng giống như người lớn, trẻ em giao tiếp ứng xử bằng ngôn ngữ và phi ngôn 
ngữ cơ thể hoặc bằng những cử chỉ, hành động nhất định.
 Có thể khẳng định rằng kỹ năng giao tiếp ứng xử đóng một vai trò hết sức quan 
trọng trong việc phát triển tâm sinh lý cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi 
nói riêng. Khi trẻ có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt thì trẻ sẽ dễ dàng thích nghi với 
môi trường học tập mới, trẻ sẽ có những chuẩn mực hành vi, đạo đức tốt trong cuộc 
sống. Nếu giao tiếp tốt sẽ giúp trẻ có thể truyền đạt những mong muốn, nguyện vọng 
của bản thân mình tới thầy cô giáo và các bạn cũng như trẻ sẽ tiếp thu tốt những kiến 
thức mà giáo viên muốn truyền tải hay những yêu cầu mà giáo viên đề ra.
 Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ứng 
xử cho trẻ 5 - 6 tuổi, đồng thời để chuẩn bị tốt tâm thế vào lớp 1, trong thời gian các 
cháu ở nhà nghỉ dịch tôi đã viết các bài tuyên truyền và xây dựng những video hướng 
dẫn phụ huynh rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho trẻ và gửi lên nhóm zalo của lớp.
 Nội dung hướng dẫn phụ huynh rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử ở đây bao gồm:
 Kỹ năng tiếp nhận thông tin từ người khác: Tôi hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ 
biết lắng nghe, tôn trọng khi người khác nói chuyện hay trao đổi với mình. Chẳng 
hạn như trong lúc ở nhà ông bà, bố mẹ trò chuyện với con, con cần biết lắng nghe, 
phải biết tôn trọng người lớn khi đang nói chuyện với mình. Tuyệt đối con không 
được bỏ đi khi ông bà, bố mẹ, anh chị đang muốn nói chuyện với con.
 Hay kỹ năng trả lời khi được người khác hỏi, trò chuyện: Tôi hướng dẫn phụ 
huynh rèn trẻ thói quen trả lời có chủ ngữ, vị ngữ, có thưa gửi khi được người lớn 
hỏi thăm hay trò chuyện. Chẳng hạn khi bố mẹ, ông bà hỏi con thì con cần phải lễ 
phép thưa mẹ, thưa bố, thưa ông, thưa bà.
 Kỹ năng tập trung trong giao tiếp: Tôi hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ trong quá 
trình giao tiếp với người lớn cần thể hiện sự tập trung, chú ý, không được làm việc 
riêng. Chẳng hạn bố mẹ sẽ đặt những câu hỏi tình huống như “Khi bố mẹ nói chuyện Như vậy có thể nói, kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng giúp trẻ tăng 
cường tính độc lập trong cuộc sống.
 Việc rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là một việc làm quan trọng và 
cần thiết. Trẻ sẽ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, tăng cường 
tính độc lập, trẻ có trách nhiệm hơn đối với chính bản thân mình.
 Rèn kỹ năng tự phục vụ ở đây chính là dạy trẻ biết quan sát làm theo hướng 
dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, tự rửa 
tay, rửa mặt, đánh răng, cất, lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, mặc áo, cởi cúc 
áo, kéo xéc, buộc dây dày, tự xúc ăn không làm rơi vãi thức ăn..
 Minh chứng 3 (Hình ảnh 3)
 Nhận thấy đây là một trong những nội dung quan trọng trong việc chuẩn bị 
hành trang cho trẻ bước vào lớp 1, vì vậy trong thời gian trẻ chưa thể đến lớp tô i đã 
xây dựng video với nhiều hình ảnh, nội dung phong phú để hướng dẫn phụ huynh 
rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong thời gian ở nhà nghỉ dịch. Sau đó tôi 
nhờ các bậc phụ huynh ghi lại những video kết quả mà trẻ đạt được gửi lên nhóm 
zalo của lớp. Bên cạnh đó, tôi còn tích cực sưu tầm, chia sẻ các bài viết, các bài tuyên 
truyền, các video trên mạng hay để hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ một số kỹ năng 
tự phục bản thân và quản lý thời gian.
 Tôi đã hướng dẫn các phụ huynh rèn những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ như 
sau:
 Minh chứng 3 (Hình ảnh 4)
 Hướng dẫn phụ huynh rèn kỹ năng tự đánh răng, rửa mặt cho trẻ: Trong quá 
trình tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh tôi luôn nhắc nhở phụ huynh hãy tạo một 
thói quen đánh răng, rửa mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy cho 
trẻ, việc làm đó cần được lặp đi lặp lại hàng ngày để trở thành thói quen tốt cho trẻ. 
Khi để bàn chải, kem đánh răng và khăn mặt nên để vừa tầm với với trẻ để trẻ dễ 
dàng lấy và sử dụng.
 Hướng dẫn phụ huynh rèn kỹ năng tự vệ sinh cá nhân cho trẻ: Đối với các cháu 
5 - 6 tuổi việc hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho trẻ là một việc làm quan trọng và cần 
thiết. Hàng ngày phụ huynh cần hướng dẫn trẻ biết cách tự vệ sinh khi bị bẩn, biết 
sử dụng giấy để đi vệ sinh, tập cho trẻ thói quen tự tắm rửa... Để trẻ thấy rằng trẻ đã 
lớn và cần phải biết tự làm những công việc như vậy. Phụ huynh cùng đồng hành, 
hỗ trợ trẻ khi thật sự cần thiết, trong quá trình trẻ làm phụ huynh nên khích lệ, động 
viên trẻ, hạn chế tối đa việc quát mắng và chê bai trẻ, bởi chính những điều đó sẽ 
làm trẻ trở nên tự ti và mặc cảm.
 Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ cách gấp quần áo, mặc quần áo, đi dày dép: Tôi 

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_ren_mot_so_ky_nang_cho.docx
  • pdfSKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn một số kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế vào Lớp 1.pdf