SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch
Qua thực tế nhiều năm công tác bản thân nhận thấy rằng: Trẻ biết tự bảo vệ bản thân là bé tự biết được những nguy hiểm đang đe dọa mình, trong những hoàn cảnh nguy hiểm. Bé có thể ứng phó và thoát khỏi những nguy hiểm đó. Các trẻ trong độ tuổi mầm non dễ bị lợi dụng và rơi vào những hoàn cảnh nguy hiểm do các bé chưa thể ý thức được những nguy cơ đe dọa đến mình. Đôi khi bé hành động theo bản năng tò mò, thích khám phá mà vô tình đã tự đẩy mình vào hoàn cảnh nguy hiểm. Nhất là do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên cả nước đã gây gián đoạn hoạt động học tập của trẻ, trẻ phải ở nhà thời gian rất dài, đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều mối nguy hiểm tại gia đình, tại khu dân cư nơi trẻ sinh sống. Bản thân tôi luôn trăn trở làm sao để có thể truyền đạt cho trẻ được các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giúp trẻ biết cách tránh xa và xử lý với các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ” để làm đề tài nghiên cứu và áp dụng vào lớp học của mình trong năm học 2021- 2022.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch

2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: 1.1 Lý do về mặt lí luận Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Như chúng ta đã biết, xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: chạy, nhảy,.. việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ, đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. Song trên thực tế hiện nay, xã hội phát triển mạnh đồng nghĩa với việc trẻ em đứng trước nhiều mối nguy hiểm. Bởi vậy, cha mẹ thường sợ hãi tìm cách ngăn cấm con trước các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ hiểu nguyên nhân và cách phòng vệ, hậu quả xảy ra. Điều này khiến trẻ dễ thành nạn nhân nếu như không được trang bị kiến thức tự bảo vệ bản thân. Mặt khác,Trẻ em luôn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Nhưng lại chưa có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân mình. Vì vậy, dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tư duy, phán đoán được những nguy hiểm có thể xảy ra và tìm các tránh xa. Hoặc trẻ tự vạch cho mình một khu vực đảm bảo an toàn để khám phá, tìm hiểu mọi thứ. Dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống, biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình . 1.2. Lý do về mặt thực tiễn Qua thực tế nhiều năm công tác bản thân nhận thấy rằng: Trẻ biết tự bảo vệ bản thân là bé tự biết được những nguy hiểm đang đe dọa mình, trong những hoàn cảnh nguy hiểm. Bé có thể ứng phó và thoát khỏi những nguy hiểm đó. Các trẻ trong độ tuổi mầm non dễ bị lợi dụng và rơi vào những hoàn cảnh nguy hiểm do các bé chưa thể ý thức được những nguy cơ đe dọa đến mình. Đôi khi bé hành động theo bản năng tò 4 Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 1 Kỹ năng phòng, tránh dịch bệnh 9/25 36% 16/25 64% Kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ 2 10/25 40% 15/25 60% thể 3 Kỹ năng phòng, tránh điện giật 12/25 48% 13/25 52% 4 Kỹ năng ứng phó với người lạ 8/25 32% 17/25 68% 5 Kỹ năng xử lý khi bị lạc 8/25 32% 18/25 68% Kỹ năng phòng, tránh tai nạn đuối 6 9/25 36% 16/25 64% nước Kỹ năng an toàn khi tham gia 7 7/25 28% 18/25 72% giao thông II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận có liên quan trực tiếp đến sáng kiến kinh nghiệm: Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì? Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Hiện nay, cả nước có trên 4,8 triệu trẻ em (theo số liệu của Bộ GD&ĐT) được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Nhiệm vụ bảo vệ an toàn cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ nhỏ được cho là quan trọng hàng đầu, bên cạnh đó còn phải giáo dục trẻ biết cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm ngoài xã hội. Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ... Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân là nguyên nhân sâu xa nhất. Đặc biệt, trẻ 5-6 tuổi thường hay tò mò, hiếu động, hiểu biết chưa sâu, kinh nghiệm sống còn hạn chế. Đây cũng là lứa tuổi sắp xa rời ngôi nhà thứ hai là trường mầm non để bước sang một môi trường mới, đó là trường tiểu học, nơi đó tinh thần tự bảo vệ bản thân với trẻ là điều kiện bắt buộc. Do đó, cần thiết phải dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người 6 cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp mình phụ trách như sau: Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, rèn luyện kỹ năng sử dụng các phần mềm hô trợ trong quá trình phối hợp với phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cần trang bị cho trẻ, chủ động trước diên biến phức tạp của dịch bệnh. Biện pháp 3: Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường về hình thức, nội dung, số lượng các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, phù hợp với hình thức học trực tuyến. Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong các bài giảng điện tử thuộc lĩnh vực giáo dục khác. Biện pháp 5: Hô trợ về kiến thức công nghệ thông tin cho phụ huynh, làm tốt công tác giao lưu, liên lạc giữa gia đình và nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ tại nhà. 5. Cách thức thực hiện các biện pháp: 5.1. Nghiên cứu tài liệu, rèn luyện kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong quá trình phối hợp với phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Khi được giao phụ trách nhóm lớp 5- 6 tuổi A2 bản thân tôi đã chủ động nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi . Mặt khác tôi cũng nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để nắm được những kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho trẻ. Tôi hiểu rằng bản thân là một giáo viên mầm non thì các kỹ năng: Múa, hát, đọc truyện truyền cảm, sử dụng nhạc cụ, vẽ.. ..là bắt buộc phải làm tốt. Nhưng với tình hình thực tế hiện nay, cũng như để đáp ứng với yêu cầu trong sự phát triển chung của xã hội và để làm tốt mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, cho trẻ tại nhóm lớp mình trong tình hình dịch bệnh, thì bản thân tôi phải chú trọng học tập thêm một số kiến thức cần thiết. Trước tiên, tôi tham gia đầy đủ các chuyên đề của phòng, của sở mở ra (chuyên đề thiết kế vi deo, chuyên đề xây dựng truyện tranh, chuyên đề sử dụng các phần mềm canva, camtasia ..............................)sau mỗi chuyên đề tôi đều ghi chép đầy đủ và thực hành, có bài thu hoạch hiệu quả. Qua các chuyên đề bản thân tôi đã được bổ xung rất nhiều kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy trực tuyến của mình. Minh chứng 01:Hình ảnh tham gia học tập các chuyên đề Một trong những hạn chế của công tác giảng dạy online đó là dễ dẫn đến sự nhàm chán bởi vậy bản thân tôi đã lên mạng, học tập kết hợp với các kiến thức đã có của bản thân để xây dựng các bài giảng điện tử và các bài tập có tính chất tương tác hai chiều trên các ứng dụng điện tử. Việc làm này sẽ giúp cho việc học kỹ năng của trẻ hấp dẫn, thu hút hơn. 8 thời lượng là 2 tuần một kỹ năng, và xây dựng là hoạt động độc lập, để giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc hơn thì trong các hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều chúng tôi xây dựng các hoạt động củng cố và giao lưu trải ngiệm. Với tình huống, tình hình dịch bệnh khó kiểm soát, trẻ vẫn phải nghỉ dịch ở nhà chúng tôi thống nhất đưa ra thời lượng là 2 hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên một tháng và ưu tiên hoạt động dạy qua phần mềm zoom. Căn cứ vào tình hình thực tế thì dịch bệnh vẫn đang có chiều hướng gia tăng và chưa thể kiểm soát được nên chúng tôi đã lựa chọn phương án phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ tại nhà. Kế hoạch giáo dục cụ thể như sau: TT Kỹ năng dạy trẻ Tháng thực hiện Ôn các kỹ năng cũ Tháng 9 1 Kỹ năng phòng, tránh dịch bệnh 2 kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể Tháng 10 3 Kỹ năng phòng tránh điện giật Tháng 11 4 Kỹ năng ứng phó với người lạ Tháng 12 5 Kỹ năng ứng xử khi bị lạc Tháng 1 6 Kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước Tháng 2 7 Kỹ năng an toàn khi tham giao giao thông Tháng 3 Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi của trẻ cũng như phân chia được thời gian giáo dục các kỹ năng sẽ giúp bản thân tôi lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để phối hợp với phụ huynh dạy trẻ . 5.3. Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường về hình thức, nội dung, số lượng các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, phù hợp với hình thức học trực tuyến. Ban Giám Hiệu nhà trường là lãnh đạo phụ trách chung tất cả mọi hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên bản thân giáo viên chúng tôi lại là người trực tiếp tiến hành các hoạt động giáo dục trẻ, cũng như là người trực tiếp giao lưu, liên lạc ,trò chuyện với phụ huynh. Bởi vậy giáo viên sẽ là người hiểu nhất về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ ở lớp mình, cũng như các điều kiện khách quan của lớp. Do vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn một số nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân để tham mưu đề xuất với nhà trường như sau: Thứ nhất: Lựa chọn nội dung để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ Trước tiên nội dung được lựa chọn nên thực tế với trẻ, dễ hiểu, dễ nắm bắt và có sức hút đối với trẻ. Đặc biệt các kỹ năng được lựa chọn cần đàm bảo tính đồng tâm, và bám sát vào yêu cầu cần đạt của lứa tuổi. Quan trọng hơn nữa là các kỹ năng cung cấp cho trẻ phải phù hợp với tình hình thực tế cuộc sống của trẻ cũng như tình hình 10 đến đâu nhưng thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân cũng có thể gặp phải những nguy hiểm, khó khăn trong việc hòa nhập và khẳng định chính mình. Chình vì thế tôi đề xuất với BGH tiến hành xây dựng ít nhất 2 tiết học kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong 1 tháng và ưu tiên dạy qua hoạt động zoom, bên cạnh đó sẽ cung cấp cho trẻ một số các kênh giáo dục kỹ năng online để trẻ có thể tham khảo và xem thêm vào thời gian rảnh rỗi. Ví dụ : Các kênh video tham khảo dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân mà tôi sưu tầm được như : Hoạt hình kỹ năng sống poky Kỹ năng sống mầm non Hoạt hình cho bé kỹ năng sống Học cách an toàn trong mùa dịch Hướng dân kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ...... Nhờ làm tốt công tác tham mưu mà những kế hoạch, dự kiến cho hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân của nhóm lớp tôi đã được BGH phê duyệt và làm điểm nhân rộng trong toàn trường. 5.4. Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong các bài giảng điện tử thuộc lĩnh vực giáo dục khác. Trong số những phương pháp dạy học hiệu quả đã được nhắc đến từ lâu đó chính là giáo dục tích hợp, và hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân muốn thành công cũng không thể không chú tâm tới việc tích hợp giáo dục trong các hoạt động khác. Ví dụi : Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể Ở Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Để đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, giáo viên và cha mẹ cần trang bị cho con những kiến thức cần thiết. Chúng ta hãy giúp trẻ hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể? nếu bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao? Với hoạt động khám phá bản thân tôi lồng ghép trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé, giáo dục trẻ những bộ phận không cho phép ai đụng đến ngoài bố mẹ, bà, dì và y tá hay bác sỹ khám bệnh cho trẻ khi có bố mẹ ở đấy. Phải dạy trẻ gọi đúng tên các bộ phận trên cơ thể để phòng khi có sự việc không hay xảy ra, trẻ sẽ dùng đúng từ để diễn đạt rõ ràng cho người lớn hiểu. Đây cũng là một cách để bảo vệ trẻ. Ví dụ ,Nếu một đứa trẻ bị ai đó chạm vào vùng kín một cách không phù hợp, bé có thể kể cho một người lớn đáng tin cậy của bé một cách chính xác. Từ đó, người lớn sẽ quan tâm và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Gọi tên chuẩn xác các bộ phận riêng tư trên cơ thể ngay từ đầu giúp bố mẹ dễ
File đính kèm:
skkn_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_giao_duc_ky_nang_tu_ba.docx
SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong thờ.pdf