SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Đồng Bẩm
Trong những năm gần đây tại Việt Nam, xâm hại tình dục đang trở thành một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Có nhiều trường hợp đau lòng khi trẻ ở lứa tuổi mầm non bị người lớn xâm hại. Bản thân là một giáo viên mầm non tôi vô cùng lo lắng vì nhận thấy trẻ lứa tuổi mầm non là những đối tượng mà kẻ xấu dễ lợi dụng nhất vì trẻ rất hồn nhiên, ngây thơ, chưa biết bảo vệ bản thân mình. Bên cạnh đó khi nhắc đến xâm hại tình dục trẻ em, đây là một vấn đề vốn dĩ bị xem là nhạy cảm đối với lứa tuổi mầm non, phụ huynh còn e ngại, né tránh và chưa biết cách giúp trẻ phòng chống xâm hại tình dục. Trong khi gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, hàng ngày phụ huynh chính là người thường xuyên chăm sóc, trò chuyện với trẻ. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phải giúp trẻ có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục nên tôi đã lựa chọn “Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Đồng Bẩm ”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Đồng Bẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Đồng Bẩm

2 khôn lường đối với trẻ. Việc người lớn trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. Trong những năm gần đây tại Việt Nam, xâm hại tình dục đang trở thành một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Có nhiều trường hợp đau lòng khi trẻ ở lứa tuổi mầm non bị người lớn xâm hại. Bản thân là một giáo viên mầm non tôi vô cùng lo lắng vì nhận thấy trẻ lứa tuổi mầm non là những đối tượng mà kẻ xấu dễ lợi dụng nhất vì trẻ rất hồn nhiên, ngây thơ, chưa biết bảo vệ bản thân mình. Bên cạnh đó khi nhắc đến xâm hại tình dục trẻ em, đây là một vấn đề vốn dĩ bị xem là nhạy cảm đối với lứa tuổi mầm non, phụ huynh còn e ngại, né tránh và chưa biết cách giúp trẻ phòng chống xâm hại tình dục. Trong khi gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, hàng ngày phụ huynh chính là người thường xuyên chăm sóc, trò chuyện với trẻ. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phải giúp trẻ có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục nên tôi đã lựa chọn “Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Đồng Bẩm ”. + về nội dung của sáng kiến: 1. Thực trạng Năm học 2022-2023 tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi A2 với tổng số 28 trẻ. Trong đó có 16 trẻ nữ và 12 trẻ nam. Đa số phụ huynh của lớp là công nhân tại các khu công nghiệp và buôn bán nhỏ. Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, những thuân lợi và khó khăn tôi nhận được như sau: * Thuận lợi - Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, được trang bị một số đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học cũng như các tài liều bồi dưỡng, sách tham khảo về công tác phối hợp giữa gia đình và nhà tường...phù hợp với nội dung Chương trình Giáo dục Mầm non mới giai đoạn hiện nay. - Phụ huynh nhiệt tình phối hợp với cô giáo và nhà trường trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. 100 % phụ huynh có sử dụng điện thoại di động có kết nối internet và có tài khoản Zalo, facebook. - Bản thân là một giáo viên trẻ, năng động, tâm huyết yêu nghề, mến trẻ và có một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin. * Khó khăn 4 trẻ và cách bảo vệ cơ thể khỏi xâm hại tình dục. Hơn nữa một số phụ huynh do đặc thù công việc, ít có thời gian dành cho trẻ, mọi sự chăm sóc giáo dục hầu hết phụ thuộc vào ông bà, người thân. - Trẻ vừa mới ở độ tuổi từ 4 lên 5 tuổi, trẻ tiếp nhận thông tin nhạy bén nhưng trẻ dễ quên và khả năng tập trung, chú ý, ghi nhớ của trẻ còn chưa cao. Bên cạnh đó trong thời gian nghỉ dịch Covid giáo viên có những bài giảng, video giáo dục về giới tính tuyên truyền đến phụ huynh và trẻ. Tuy nhiên một số phụ huynh chưa thực sự phối hợp với cô giáo nên việc tiếp nhận kiến thức về giới tính của trẻ còn chưa thường xuyên. Từ thực trạng trên bản thân tôi nhận thấy để trẻ có kiến thức về giới tính bản thân và các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, cần thiết phải có các biện pháp phối hợp với phụ huynh đã giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. Từ đó tôi đã đưa ra các giải pháp cụ thể để phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. 2. Các giải pháp Để công tác phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ đạt hiệu quả cao tôi đã thực hiện các giải pháp sau: - Tổ chức Hội thảo cung cấp các kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho phụ huynh. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. - Làm hòm thư trao đổi với phụ huynh về vấn đề của trẻ. - Tổ chức cuộc thi cho bố mẹ và trẻ cùng tìm hiểu về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. 2.1. Giải pháp 1: Tổ chức Hội thảo cung cấp các kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho phụ huynh. Hội thảo nhằm mục đích cung cấp các kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho phụ huynh. Đồng thời xoá bỏ tâm lý e ngại, né tránh của phụ huynh khi nhắc đến vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Đầu năm học tôi đã chuẩn bị các nội dung Hội thảo và xin phép Ban giám hiệu Nhà trường tổ chức hội thảo cung cấp các kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho phụ huynh và đã được Ban giám hiệu Nhà trường phê duyệt, tôi gửi giấy mời các bậc phụ huynh đến tham dự Hội thảo. 6 lạ đưa cho khi chưa có sự cho phép của bố mẹ. + Khi con đang chơi, có người lạ/ người quen đến ôm/ hôn con, chạm vào vùng kín của con, con sẽ làm gì ? Con sẽ nói với người đó như thế nào ? Phản ứng bằng lời nói với người đó: Con không thích/ không đồng ý cô (chú) làm như vậy với con; làm như thế là xấu, cô (chú) thả con ra. + Khi con đang chơi ở sân có người lạ đến bên kéo con lại gần rồi vuốt/véo má con/ bế con đặt lên đùi họ, con sẽ nói gì? làm gì để họ không làm như thế nữa. Phản kháng bằng hành vi: Kêu cứu, bỏ chạy, nhờ sự giúp đỡ của người khác. + Có người bắt con chạm vào vùng kín của họ, con sẽ nói gì và làm gì? Kể cho bố mẹ, cô giáo về các hành vi của người xấu khi người đó đụng chạm vào cơ thể mình, cảnh báo khi người đó xuất hiện. Sau buổi Hội thảo các bậc phụ huynh lớp tôi đều rất ủng hộ, không còn cảm thấy e ngại vấn đề xâm hại tình dục trẻ em và vô cùng tin tưởng mình sẽ giúp con có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục (Hình ánh: Hội tháo về phòng chổng xâm hại tình dục trẻ em của lớp 5-6 tìỉôiA2) 8 Việc tìm kiếm các thông tin trên internet hiện nay vô cùng dễ dàng với nguồn dữ liệu cực kỳ khổng lồ và phong phú. Thế nhưng không phải thông tin nào cũng đúng và phù hợp để tuyên truyền tới phụ huynh. Trước khi chia sẻ các nội dung giáo dục đến phụ huynh tôi luôn tìm hiểu, tham khảo, chắt lọc và lựa chọn các nguồn thông tin sao cho thật chính xác và phù hợp nhất. Ngoài ra tôi còn sáng tác một số bài thơ dễ hiểu, dễ thuộc dạy trẻ trên lớp đồng thời gửi vào nhóm Zalo của lớp để ở nhà phụ huynh cùng đọc với trẻ. Bài thơ: Giúp bé Bạn à, bạn ơi! Nếu ai cố tình Người bạn tin tưởng. Cùng tôi bảo vệ Chạm vùng “riêng Giúp bạn an toàn tư” Cơ thể chính mình Giúp bạn bảo vệ Bạn phải hét lên Khi người lạ đến Cơ thể chính mình Không cho chạm nhé! Cho bánh cho quà, Bạn à, bạn ơi! Về nhà kể với Rủ bạn đi chơi Ông bà, bố mẹ Bạn đừng đi nhé! Kể với cô giáo Bài thơ: Cơ thể là của bé Mẹ mẹ ơi! cô dạy vào Cơ thể là của con Vùng “riêng tư”” người khác Những vùng trên cơ thể Chỉ bố mẹ ông bà Được che bởi đồ bơi Những người chăm sóc ta Cả miệng xinh nữa nhé Mới được chạm vào nhé Gọi là vùng “riêng tư” Bé hãy luôn ghi nhớ Không cho ai chạm nhé. Cơ thể là của con. Và cũng không chạm 10 (Hình ảnh phiếu khảo sát được tạo bởi Goodgle form) (Hình ảnh kết quả phiếu khảo sát được tạo bởi Goodgle form) - Thiết kế một số bài tập cho trẻ làm ở nhà cùng với bố mẹ. Mỗi tháng tôi thiết kế thiết kế 1-2 bài tập có khả năng tương tác trực tuyến 12 mẹ, trẻ sẽ rất vui, hào hứng, mạnh dạn biểu đạt, chia sẻ những mong muốn, thắc mắc của bản thân cho bố mẹ biết. Từ đó bố mẹ sẽ gần gũi và hiểu tâm lý của con hơn. 2.4. Giải pháp 3: Làm hòm thư trao đổi với phụ huynh về vấn đề của trẻ. Trên thực tế có rất nhiều vấn đề khó nói mà phụ huynh muốn trao đổi với cô giáo trong đó có vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Hơn nữa nhiều phụ huynh không có nhiều thời gian trao đổi với cô giáo, không trực tiếp đưa con đến lớp, gọi điện trao đổi trực tiếp với cô giáo thì khó noi,... Hiểu tâm lý đó của phụ huynh nên tôi đã suy nghĩ và thiết kế hai hòm thư, hướng dẫn phụ huynh viết thư trao đổi về những vấn đề nhạy cảm liên quan đến trẻ. Cuối tuần tôi lấy ra đọc và phản hồi với phụ huynh. Tôi nhận được rất nhiều những lá thư của phụ huynh trong đó có phụ huynh là bố của trẻ có viết về vấn đề nhạy cảm của con mình mà họ rất khó nói trực tiếp với các cô. Qua những bức thư này giúp tôi hiểu hơn về những vấn đề mà trẻ lớp mình đang mắc phải và phối hợp cùng phụ huynh hiệu quả hơn trong giáo dục trẻ phòng chống xâm hại tình dục. (Hình ảnh hòm thư trao đổi với phụ huynh về vấn đề của trẻ) 2.4. Giải pháp 4: Tổ chức cuộc thi cho bố mẹ và trẻ cùng tìm hiểu về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Cuộc thi là một trong những căn cứ đánh giá hiệu quả thực hiện biện pháp 14 Có 4 gia đình đã đăng kí tham gia cuộc thi và tôi cũng mời các bậc phụ huynh của lớp đến tham dự. Qua cuộc thi đã củng cố, ôn lại cho phụ huynh và trẻ các kiến thức và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin * HỘI THI Từntóu \ kỹ, aâ/iậ, phùng, chống.' oúiín. hại từiẤ dục tnẲe/n, hơn, biết không cho ai chạm vào vùng “riêng tư” của mình, biết không nhận quà, đồ chơi từ người lạ, biết phản kháng bằng hành vi kêu cứu, nhờ sự giúp đỡ, biết kể lại câu chuyện cho cô giáo và bố mẹ nghe. Bản thân tôi cảm thấy vô cùng vui mừng và phấn khởi vì sự phối kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc giáo dục trẻ đã đạt hiệu quả cao. 3. Tính mới của sáng kiến: Sáng kiến “Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng phòng chống (Hình ảnh cuộc thi: “Tìm hiểu kỹ năng phòng chổng xâm hại tình dục trẻ em xâm”) hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Đồng Bẩm” đã thực hiện trong năm học 2022-2023 với cách làm mới, ý tưởng mới đạt hiệu quả cao trong công tác phối hợp với phụ huynh. Đồng thời tạo sự thống nhất cao trong nhà trườn, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng mong muốn của phụ huynh và khả nhăng nhận thức của trẻ. Trong sáng kiến này tôi đã chỉ ra được những điểm mới của đề tài như sau: - Giải pháp 1: Tổ chức Hội thảo cung cấp các kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho phụ huynh. Đây là giải pháp giúp xoá bỏ suy nghĩ e ngại, né tránh của phụ hynh khi nhắc đến xâm hại tình dục trẻ em, giúp phụ huynh thấy được vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ đặc biệt trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Ngoài việc cung cấp kiến thức, tôi còn đưa ra các tình huống để phụ huynh cùng nhau suy nghĩ đưa ra cách giải quyết, hơn hữa tôi hướng dẫn phụ huynh cách trao đổi với trẻ để trẻ tự đưa ra câu trả lời và phụ huynh là người chính xác lại câu trả lời của trẻ. - Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. Giải pháp này giúp cho việc phối hợp với phụ huyh trong giáo kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đạt hiệu quả hơn, giáo viên có thể tương tác với phụ
File đính kèm:
skkn_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_giao_duc_ky_nang_phong.docx
SKKN Biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi.pdf