SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tác phẩm văn học

Thông qua làm quen văn học trẻ được đọc thơ, kể chuyên, đóng kịch, việc giáo viên sử dụng nghệ thuật trong văn học sẽ giúp trẻ có khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, giúp trẻ yêu thích văn học, nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng tình cảm, ước mơ cao đẹp, cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên và đời sống xã hội, rèn kĩ năng đọc, kể và thể hiện tác phẩm văn học.
Đối với lớp tôi, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc là quan trọng để trẻ có kiến thức chuẩn bị vào lớp một, dạy trẻ kể lại các tác phẩm văn học, kể có trình tự, diễn cảm hiểu nội dung các tác phẩm văn học qua sự hướng dẫn của cô, luyện cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc thể hiện qua việc tham gia trò chơi, đối thoại và độc thoại trong văn học và mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Thông qua hoạt động văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ.
Vì vậy tôi chọn đề tài “Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tác phẩm văn học”.
doc 9 trang skmamnonhay 21/07/2024 830
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tác phẩm văn học

SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tác phẩm văn học
 - Trẻ ở nhà với ông bà nên ít khi giao tiếp, thường xem tivi và chơi điện 
thoại, ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, nói chuyện chưa tròn câu, chưa sử dụng được 
ngôn ngữ mạch lạc.
 Với số trẻ đông như vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã gặp không ít những 
thuận lợi và khó khăn như sau:
 1.1. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm và giúp đỡ của BGH nhà trường, tạo mọi điều kiện về cơ 
sở vật chất, thiết bị cũng như góp ý về chuyên môn để tôi có cơ hội nâng cao trình 
độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy, kĩ năng sư phạm của bản thân.
 Tất cả trẻ trong lớp được phân chia đúng độ tuổi, đa số các cháu đã qua lớp 
mầm, chồi nên đa phần trẻ có nề nếp học tập, vui chơi và kĩ năng tự phục vụ tốt.
 Qua giờ hoạt động, có 65% trẻ đều nắm được nội dung câu chuyện, thuộc 
thơ. Trả lời câu hỏi khá rõ ràng và tương đối đầy đủ ý.
 Bản thân tôi luôn cố gắng nổ lực hết mình, có ý thức tự học hỏi, trau dồi 
kiến thức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
 1.2. Khó khăn:
 Có trên 30% trẻ nhập vai vào nhân vật còn rụt rè, ngôn ngữ còn hạn chế, trẻ 
còn nói ngọng, chưa mạch lạc, chưa tròn câu, phát âm chưa rõ ràng.
 Đồ dùng chưa phong phú, hấp dẫn nên trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt 
động, môi trường văn học chưa đa dạng.
 Một số phụ huynh chưa phối hợp cùng cô về việc rèn luyện thêm kiến thức 
cho trẻ ở nhà, ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng như: thùng, giấy, vải,
 Từ những khó khăn trên tôi đã vận dụng các biện pháp sau đây vào giờ hoạt 
động làm quen văn học.
 2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
 2.1. Làm đồ dùng đồ chơi
 Để trẻ học hứng thú hơn, tiếp thu nhanh hơn, đạt hiệu quả cần làm đồ dùng. 
Giáo viên kết hợp với trẻ trong việc làm đồ dùng nhằm giúp trẻ trãi nghiệm, hứng 
thú hơn. Ngoài ra còn phải tạo môi trường văn học cho đẹp mắt, hứng thú giúp trẻ 
say sưa trãi nghiệm, tự tư duy trong phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Tôi xây dựng 
 2 
tương tác hàng ngày và giúp phụ huynh rèn cho trẻ khi ở nhà về nội dung truyện và 
các nhân vật trong truyện, cho trẻ hiểu và nhớ nội dung câu truyện.
 2.3. Về đổi mới, sáng tạo hình thức cho trẻ hoạt động làm quen văn học 
và ứng dụng công nghệ thông tin:
 Muốn trẻ học tập tích cực, tiếp thu nhanh và thể hiện được chính bản thân 
mình, được tiếp cận, trao đổi với cô và các bạn về những kiến thức của mình thì 
không nên áp đặt quy trình tiếp nhận kiến thức 1 cách khuôn khổ. Thông qua tiết 
học phải tạo được không khí thoải mái nhất cho trẻ: trẻ được trao đổi và lắng nghe, 
được tự tin phát biểu kiến thức theo khả năng hiểu của mình. Khi trẻ được trực tiếp 
tham gia, cảm nhận, trãi nghiệm, suy ngẫm và giải quyết vấn đề thì tốc độ cũng 
như mức độ lượng kiến thức của trẻ sẽ đạt hơn.
 Trẻ kể lại truyện, diễn đạt nội dung thơ: Trẻ sẽ sử dụng nội dung, hình 
thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và của giáo viên để tái hiện lại câu chuyện, 
bài thơ, trẻ kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một 
cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện, giọng đọc thơ, kể 
diễn cảm, to, rõ ràng, ấp úng, thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại hình 
thức ngôn ngữ: cách dùng từ đặt câu.
 Ví dụ : Truyện 3 chú heo con: trẻ có thể kể lại cốt lõi của câu chuyện là tính 
cách, mỗi chú heo xây được nhà như thế nào? Câu thoại của các nhân vật từ chó 
sói, đến 3 anh em nhà heo được thể hiện với giọng đọc khác nhau
 Cô nên sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ 
để kể lại nội dung tác phẩm, luyên trẻ kể với tốc độ vừa phải, giọng rõ ràng, tư thế 
tự nhiên. 
 Đàm thoại về tác phẩm văn học:
 Các câu hỏi đàm thoại không nhất thiết phải theo trình tự của bài thơ, câu 
chuyện Cô chủ yếu hỏi về nội dung cốt lõi, cách sử dụng ngôn ngữ đặt câu hỏi 
cũng đòi hỏi trẻ suy nghĩ và trả lời. Kích thích trẻ suy nghĩ, trả lời theo hiểu, biết 
đánh thẳng vào mục tiêu đặt ra từ câu chuyện, bài thơ đó.
 4 
 Thơ: trò chơi về thơ
 Trò chơi cho trẻ thực hiện nhằm củng cố lại toàn bộ nội dung chính của bài 
thơ, tích hợp, lồng ghép, kết hợp với tất cả các môn khác và giúp tiết học trở lên 
sinh động hơn.
 Ví dụ: Bài thơ “Đàn kiến con”: trẻ được nối nhau di chuyển và vận chuyển 
thức ăn vào hang như cách mà các chú kiến con vẫn chăm chỉ làm.
 Bài thơ “Yêu mẹ”: trẻ được giáo dục biết quý trọng, yêu thương, nghe lời 
mẹ, tự tay làm những tấm thiệp hay những bó hoa bằng các nguyên vật liệu tự 
nhiên tặng mẹ để thể hiện sự yêu thương dành cho mẹ.
 Bài thơ “Cái mũi”: trẻ hiểu được chức năng của mũi, được trực tiếp dùng 
khứu giác để ngửi và gọi tên, chọn hình ảnh đúng đem về cho đội mình khi thi đua 
với nhau.
 Sắp xếp lịch học KIDSMART cho trẻ mỗi tuần một buổi. Trẻ được tham gia 
vui học KIDSMART với những trò chơi vô cùng lý thú, hấp dẫn như: Người bạn 
ngộ nghĩnh, tập kể chuyệnkể chuyện cho trẻ nghe kết hợp nhìn hình ảnh qua 
phần mềm Trí Việt, qua đó trẻ cảm nhận được thế giới truyện kể phong phú hơn và 
hấp dẫn hơn giúp trẻ hiểu nội dung và tri giác lại câu chuyện một cách dễ dàng.
 Và còn nhiều trò chơi khác nữa ở phần mềm Trí Việt giúp trẻ trẻ vô cùng 
hứng thú và rất thích khi tham gia vào các hoạt động học.
 3. Kết quả đạt được
 Đối với trẻ: Trước khi áp dụng biện pháp có trên 30% trẻ nhút nhát, ngôn 
ngữ còn hạn chế, sau khi áp dụng biện pháp có 100% trẻ hứng thú tham gia vào 
hoạt động học, không còn trẻ nhút nhát, ngôn ngữ mạch lạc hơn trước, biết kể hoàn 
thiện câu chuyện và kể truyện sáng tạo, biết đóng kịch và thể hiện tính cách nhân 
vật. Trẻ phát triển về ngôn ngữ, trẻ nói rõ rang, tròn câu, tự tin.
 - Trẻ thuộc thơ, ghi nhớ nội dung câu chuyện. Trẻ có thể đọc diễn cảm bài 
thơ, thuộc lời thoại nhân vật đúng ngữ điệu, tích cực, chủ động tham gia vào hoạt 
động.
 Đối với phụ huynh: 100% Phụ huynh ủng hộ cho trẻ tham gia làm đồ dùng 
đồ chơi cho các cháu như: tranh ảnh, sách báo, truyện theo chủ đề, truyện sáng tạo, 
 6 
 Sáng tạo các hình thức vào bài dạy hấp dẫn, tích hợp hài hòa vào các hoạt 
động một cách có lôgic, tạo cho tiết dạy phong phú, hấp dẫn, tạo cho trẻ thích thú, 
tham gia tích cực vào bài dạy.
 Học hỏi đồng nghiệp, đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân, 
nâng cao trình độ chuyên môn và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản cần 
thiết để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.
 III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
 1.Kết luận:
 - Bản thân cần tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu, học tập qua nhiều tài 
liệu có liên quan, qua các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời tự đúc kết 
kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng 
nghiệp để thực hiện tốt công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ
 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến phụ huynh về tầm quan trọng của việc 
tăng cường phát triển ngôn ngữ, nhất là khi thông qua tác phẩm văn học.
 2. Kiến nghị:
 - Đối với nhà trường: Triển khai và áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng 
phát triển ngôn ngữ cho tất cả khối lớp trong đơn vị. 
 - Đối với Phòng Giáo dục – Đào tạo thị xã Giá Rai: Triển khai và áp dụng 
biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi cho tất cả các 
trường mầm non, mẫu giáo trong thị xã. 
 Trên đây là “Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tác 
phẩm văn học” mà tôi đề ra và áp dụng vào lớp tôi đang giảng dạy, bước đầu tôi đã 
thấy được một số thành công, giải pháp còn nhiều sơ sót và bỡ ngỡ mong các đồng 
nghiệp và quý lãnh đạo đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm 
ơn.
 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT Phong Thạnh, ngày 07 tháng 02 năm 2023
 DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP NGƯỜI VIẾT
 TRƯỜNG
 Huỳnh Kiều Oanh Hoàng Thị Ngọc Thúy
 8

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_6_tuoi_thong_qu.doc