SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5 tuổi

Âm nhạc phát triển trí tưởng tượng của trẻ, sự phản ánh hiện thực của âm nhạc giúp cho trẻ phát triển mãnh liệt trí tưởng tượng. hơn nữa nghệ thuật nhân cách hóa trong âm nhạc là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thương với trí tưởng tượng và đó chính là đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ. Sự vật xung quanh con mắt trẻ bao giờ cũng có hồn, bay bổng đến kỳ diệu. Bằng sức tưởng tượng âm nhạc giúp trẻ có có một tâm hồn giàu mơ ước, sớm hình thành những tiền đề của hoạt động sáng tạo, hình dung ra những cái đẹp sẽ có và mong muốn làm nên những điều tốt lành.
Âm nhạc còn giúp trẻ khám phá bằng điều mới lạ trong thế giới xung quanh: Những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, hình thành thái độ thân thiện giữa con người với thiên nhiên đều là những nội dung phương pháp bồi bổ trong đời sống tinh thần của trẻ, nghe hát và được hát giúp trẻ khám phá những cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống con người, giúp trẻ có cách nghĩ, cách nhìn và cách cảm nhận hồn nhiên trong sáng đối với thế giới xung quanh, nhạy cảm trước cảnh đẹp, do đó dễ tiếp nhận điều hay, lẽ phải. Khi trẻ vận động bằng ngón tay hay di chuyển cơ thể theo tiếng nhạc nhiều người cho rằng đó là cử chỉ vô nghĩa của trẻ. Ngày nay nhiều công trình khoa học chứng minh những cử chỉ đó có ý nghĩa lớn đối với những hoạt động của trẻ Mầm Non.
docx 10 trang skmamnonhay 18/09/2024 630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5 tuổi

SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5 tuổi
 2
 Âm nhạc là tinh hoa, là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Biết bao điều của cuộc 
sống được diễn đạt trong âm nhạc một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, 
làm nảy sinh trong lòng người nghe vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc mình và còn ánh lên 
vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
 Âm nhạc giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp ngay từ thưở lọt lòng trẻ đã được 
nghe tiếng hát ru của mẹ, tuy nhiên trẻ chưa hiểu về nội dung câu hát nhưng lại dễ tiếp 
nhận nhạc điệu, vần điệu của nó. Những lời hay, ý đẹp của âm nhạc giúp trẻ biết cái 
hay, cái đẹp và vươn tới cái đẹp trong cuộc sống.
 Âm nhạc làm giàu thế giới cảm xúc của trẻ. Âm nhạc được thể hiện sắc thái cung 
bật khác nhau. Khi lời ca cất lên thật vui, thật sảng khoái, những sắc thái xúc cảm đã 
khơi dậy ở trẻ tình cảm sâu đậm về con người. Hun đúc ở trẻ những tâm hồn nhạy cảm, 
dễ xúc động khi tiếp xúc với con người và cảnh vật xung quanh, bồi bổ lòng nhân ái, 
lòng yêu quê hương, gia đình trong tâm hồn trẻ.
 Âm nhạc phát triển trí tưởng tượng của trẻ, sự phản ánh hiện thực của âm nhạc 
giúp cho trẻ phát triển mãnh liệt trí tưởng tượng. hơn nữa nghệ thuật nhân cách hóa 
trong âm nhạc là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thương với trí tưởng tượng và đó 
chính là đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ. Sự vật xung quanh con mắt trẻ bao giờ cũng có 
hồn, bay bổng đến kỳ diệu. Bằng sức tưởng tượng âm nhạc giúp trẻ có có một tâm hồn 
giàu mơ ước, sớm hình thành những tiền đề của hoạt động sáng tạo, hình dung ra những 
cái đẹp sẽ có và mong muốn làm nên những điều tốt lành.
 Âm nhạc còn giúp trẻ khám phá bằng điều mới lạ trong thế giới xung quanh: 
Những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, hình thành thái độ thân thiện giữa 
con người với thiên nhiên đều là những nội dung phương pháp bồi bổ trong đời sống 
tinh thần của trẻ, nghe hát và được hát giúp trẻ khám phá những cái đẹp trong thiên 
nhiên và trong cuộc sống con người, giúp trẻ có cách nghĩ, cách nhìn và cách cảm nhận 
hồn nhiên trong sáng đối với thế giới xung quanh, nhạy cảm trước cảnh đẹp, do đó dễ 
tiếp nhận điều hay, lẽ phải. Khi trẻ vận động bằng ngón tay hay di chuyển cơ thể theo 
tiếng nhạc nhiều người cho rằng đó là cử chỉ vô nghĩa của trẻ. Ngày nay nhiều công 
trình khoa học chứng minh những cử chỉ đó có ý nghĩa lớn đối với những hoạt động của 
trẻ Mầm Non.
 Ở lứa tuổi mẫu giáo nhu cầu về cái đẹp đang phát triển thì việc dạy âm nhạc cho 
trẻ mang ý nghĩa đặc biệt, nó có tác động mạnh mẽ về nhiều mặt đối với đời sống của 
trẻ về ngôn ngữ, tình cảm, suy nghĩ tưởng tượng cách sống tốt đẹp...
 Do đó âm nhạc mang lại cho trẻ là một hình thức giáo dục mang tính tích cực 
cao, có khả năng hình thành ở trẻ một tâm hồn giàu yêu thương, giàu mơ ước trong sáng 
và lành mạnh. 4
 -Hầu hết phụ huynh sống bằng nghề nông kinh tế còn khó khăn nên việc chăm 
sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế.
 -Tù cơ sở thực tiễn trên bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công trong 
nhà trường với một số biện pháp sau:
 IV. Nội dung nghiên cứu:
 Hiện nay trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường Mầm Non được triển khai 
bằng các phương pháp linh hoạt với các nội dung do giáo viên lựa chọn nhưng phù hợp 
với sự phát triển của trẻ.
 Trên tình hình thực tế của lớp ngay từ đầu năm bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu, 
sáng tạo những hình thức phương pháp hoạt động giáo dục âm nhạc và áp dụng vào việc 
giảng dạy, để phát huy hết tác dụng của hoạt động giáo dục và giúp trẻ phát triển thẩm 
mỹ qua hoạt động âm nhạc ta cần tìm ra những cái mới, khơi gợi niềm đam mê và hứng 
thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động.
 1. Đối với nội dung dạy hát:
 Dựa vào nội dung, lời ca, sắc thái âm nhạc cô sử dụng lời nói, tranh ảnh, đồ dùng 
trực quan để giới thiệu, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, cô hát cho trẻ nghe 
và sử dụng đàn để tạo nên sự hấp dẫn và thu hút trẻ. Cô dạy trẻ hát và sau đó đệm đàn 
cho trẻ hát, đối với các bài hát, bài thơ cô giáo đều cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi 
nên giờ hoạt động âm nhạc là điều kiện để trẻ thể hiện mình.
 Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ phong cánh biểu diễn, tổ chức hình thức biểu diễn: Đơn 
ca, tốp ca, song ca, theo nhiều hình thức: Hát đuổi, hát nhanh-chậm, hát to-nhỏ,... và trẻ 
biểu lộ cảm xúc và các động tác minh họa tùy theo mỗi trẻ.
 Qua nội dung dạy hát giúp trẻ sáng tạo trong ca hát, hứng thú với âm nhạc và 
biểu lộ được năng khiếu của mình, trẻ biết được cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, và bắt 
đầu làm quen, hứng thú với các phím đàn và tò mò tìm hiểu sự kì diệu của nó.
 Cô không yêu cầu trẻ hát phải hay, mà hát đúng, hứng thú thể hiện cảm xúc khi 
hát.
 2. Đối với nội dung vận động theo nhạc:
 Thể hiện động tác minh hoạ, vận động theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo 
bao gồm các nội dung sau:
 Tùy theo tính chất âm nhạc của ca khúc và nội dung chương trình giáo dục âm 
nhạc, giáo viên gợi ý cho trẻ thể hiện các động tác vận động minh họa, múa nhằm rèn 
luyện sự khéo léo và trí tưởng tựơng phong phú góp phần phát triển trí tuệ và ngôn ngữ 
của trẻ.
 Ví dụ: Trẻ cử động ngón tay theo bài hát “Chú nhện cà nhóc cà nhách leo trên 
vòi nước”, tiếp theo “Mưa rơi cuốn chú đi” và kết thúc vui vẻ “Mặt trời ló và làm khô 
hết mưa, thế là nhiện ta là cà nhóc cà nhách leo lên ống nước” bài hát cứ lập đi lập lại 6
 3. Nội dung nghe hát:
 Nghe hát là hoạt động mang tính đặc thù của nghệ thuật âm nhạc. Nói đến âm 
nhạc người ta thường nghĩ ngay đến nghe. Nghe nhạc, nghe hát là nghe và cảm nhận, 
thưởng thức cái hay, cái đẹp của nghệ thuật.
 Tuy nhiên đối với trẻ Mầm Non thì khả năng tư duy và phương pháp nghe của 
trẻ nhỏ còn ở mức độ nhất định nên việc tổ chức các hình thức nghe nhạc phải sinh động 
và phù hợp tâm lý của trẻ.
 Để gây hứng thú và sự chú ý của trẻ vào hoạt động cô có thể vừa đàn vừa hát, 
chọn những trang phục phù hợp với bài hát để phụ họa hay cho trẻ nghe băng đĩa nhạc 
có hình ảnh, nghe nhạc không lời...
 Qua đó khơi gợi cho trẻ một niềm say mê và năng khiếu âm nhạc, trẻ hứng thú 
và ước mơ mình có thể hát được hay sử dụng đàn như các bạn trong tivi cô vừa cho 
xem, ước mơ được mặc những bộ quần áo xinh xắn nhiều màu sắc để biểu diễn từ đó 
khơi gợi cho trẻ một niềm đam mê và hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc.
 Riêng đối với những trẻ cô phát hiện có năng khiếu nhưng nhút nhát cô nên gần 
gũi trẻ hơn, trò chuyện, cho trẻ xem tranh ảnh các đoạn phim do một trẻ nào đó thể hiện 
và kể về hình ảnh của trẻ được như: Bạn ấy cũng rụt rè, nhút nhát, nhưng bạn ấy đã cố 
gắng học tập, chăm chỉ và bây giờ bạn ấy đã trở thành nghệ sĩ Piano, Oocgan,...và con 
cũng có thể được như bạn ấy nếu con cố gắng và tự tin.
 Cô cần khai thác các thể loại âm nhạc dân tộc, hát ru, dân ca của các vùng miền, 
các bài hát dân tộc miền núi Tây Nguyên, các điệu hò, điệu lý, quan họ...có nội dung 
phong phú tạo cho trẻ sự cảm nhận nghệ thuật sinh động. Cô nên sưu tầm các băng đĩa 
các bài hát do các bé biểu diễn với nhiều hình thức hát, múa, đàn... cho trẻ xem. Cho trẻ 
nghe nhạc bằng nhiều hình thức biểu diễn sẽ giúp trẻ cảm nhận cái hay, các đẹp trong 
nghệ thuật âm nhạc Việt Nam.
 4. Nội dung trò chơi âm nhạc:
 Ở lứa tuổi Mầm Non trẻ học qua chơi, qua chơi trẻ tiếp thu một cách tốt nhất 
những gì mà cô giáo muốn truyền đạt.
 Đối với giáo dục âm nhạc các trò chơi có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ 
phát triển năng khiếu, khả năng biểu diễn, sự nhanh nhẹn tự tin, chú ý...Vì vậy khi tổ 
chức các trò chơi cô giáo cần nắm vững các nội dung của trò chơi để hướng dẫn trẻ chơi 
có hiệu quả. Cô nên tìm và sáng tạo các trò chơi mới gây hứng thú với trẻ, chuẩn bị các 
đồ dùng, đồ chơi phù hợp để phát huy hết tác dụng của trò chơi.
 a. Trò chơi giúp trẻ nhỏ phát triển tư duy, trí nhớ âm nhạc, phản xạ nhanh:
vd: Trò chơi “Vòng quay kỳ diệu”
 + Mục đích:
 - Cũng cố kiến thức âm nhạc đã học. 8
khác: “Âm thanh nhạc cụ nào?”, “solmi”, “Ai đoán giỏi”...
 Tùy vào từng chủ điểmvà nội dung bài dạy mà giáo viên tự tổ chức các trò chơibổ 
ích và phù hợp để hướng dẫn trẻ chơi để phát triển thẩm mỹ và năng khiếu âm nhạc cho 
trẻ.
 Ngoài ra vào cuối các chủ điểm cô thường tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ 
để trẻ thể hiện mình, cũng cố kiến thức âm nhạc cho trẻ, trong các giờ sinh hoạt ngoài 
trời cho trẻ tự điều khiển các hoạt động, cô chỉ là người hướng dẫn và giúp đỡ để trẻ 
mạnh dạn, tự tin.
 Riêng đối với những trẻ có năng khiếu nhưng do gia đình khó khăn trẻ không có 
điều kiện để thể hiện năng khiếu ca hát của mình, tôi thường xuyên lui tới thăm hỏi, vận 
động phụ huynh, động viên, khuyến khích trẻ và trích một phần tiền lương nhỏ mua 
dụng cụ âm nhạc để giúp trẻ phát huykhả năng và ham thích hoạt động.
 Bên cạnh đó tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng 
nghiệp, qua sách báo, qua các chương trình thiếu nhi trên truyền hình và các buổi học 
chuyên môn để nâng cao tay nghề và thực hiện đúng chương trình giáo dục âm nhạc. 
Tham gia các tiết chuyên đề do Phòng, trường tổ chức để rút kinh nghiệm cho bản thân.
 V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 Qua một năm nghiên cứu và áp dụng các biện pháp vào kế hoạch giảng dạy của 
lớp tôi, kết quả cho thấy chất lượng giáo dục âm nhạc của lớp nâng cao rõ rệt.
 Kết quả đạt được:
 100% cháu hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc.
 85% cháu hát hay, múa dẻo.
 95% cháu thích thú muốn thể hiện bản thân mình.
 Trong khi đầu năm chỉ đạt 50%. Qua các tiết chuyên đề, thao giảng bản thân trực 
tiếp giảng dạy đã được nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao. Qua khảo sát chất 
lượng hoạt động âm nhạc của lớp kết quả vượt trội trông thấy.
 Qua một thời gian giảng dạy, phong trào văn nghệ của lớp dần lớn mạnh và là 
một trong những lớp đi đầu trong phong trào của nhà trường. Lớp tôi luôn được mời 
tham gia các chương trình văn nghệ trong những ngày hội, ngày lễ do trường tổ chức.
 Trẻ mạnh dạn, tự tin, đi học chuyên cần và ba mẹ đã quan tâm hơn đến việc học 
tập của trẻ đặc biệt là lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
 Dạy tốt môn GDÂN giúp trẻ học tốt các môn học khác. Vì vậy qua các hội thi 
lớp đạt kết quả cao và chất lượng hoạt động của trẻ luôn đạt khá tốt trở lên.
 VI. Kết luận:
 Qua thực tế khi áp dụng sáng kiến mới tôi thấy kỹ năng và chất lượng lớp nâng 
cao rõ rệt. Trẻ học tốt hơn, mạnh dạn tự tin và hứng thú vào các hoạt động giáo dục âm 10
 IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Tạp chí giáo dục Mầm Non số 84/2001.
 - Tổ chức hoạt động GDÂN cho trẻ Mầm Non theo hướng tích hợp (NXB giáo 
dục)
 X. MỤC LỤC
 trang
 I. Đề tài. 1
 II. Đặt vấn đề:1
 1. Lý do chọn đề tài. 1
 2. Giới hạn chọn đề tài. 1
 III. Cơ sở lý luận1
 VI. Cơ sở thực tiễn2
 V. Nội dung nghiên cứu3
 1. Đối với nội dung dạy hát 3
 2. Đối với nội dung vận động theo nhạc4
 3. Nội dung nghe hát 5
 4. Nội dung trò chơi âm nhạc6
 VI. Kết quả nghiên cứu7
 VII. Kết luận8
 VIII. Đề nghị8
 IX. Tài liệu tham khảo9
 X. Mục, lục ' 10
 XI. Phiếu đánh giá, xếp loại SKKN 11
 XII. Phiếu chấm điểm SKKN 12

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_cho.docx
  • pdfSKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5 tuổi.pdf