SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng Công nghệ thông tin vào các hoạt động học cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A

Trong khi đó đối tượng giảng dạy của giáo viên mầm non là trẻ ở độ tuổi mầm non. Ở lứa tuổi này với đặc điểm tư duy trực quan là chủ yếu, khả năng tập trung chú ý của trẻ còn ngắn và chưa bền vững, nhưng trẻ lại rất hứng thú với các hình ảnh trực quan minh họa, gây ấn tượng, tác động đến các giác quan như: hình ảnh đẹp, động, ngộ nghĩnh, màu sắc rõ nét, âm thanh sống động…Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng, giáo án điện tử vào các hoạt động học rất có ý nghĩa, sẽ kích thích hứng thú, sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ vào bài học đạt hiệu quả cao. Với mục đích nâng cao vai trò của người học, ứng dụng công nghệ thông tin còn tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia, tích cực tương tác và tiếp cận với các thiết bị máy vi tính, loa, băng đĩa, tivi, máy chiếu... từ đó những kiến thức, kỹ năng trẻ lĩnh hội được qua bài học sẽ được khắc sâu hơn trong trí nhớ của trẻ, chất lượng giảng dạy giáo dục sẽ được nâng cao. Vì vậy mà vấn đề đặt ra cho chuyên môn nhà trường là làm thế nào để thay đổi nhận thức của giáo viên, nâng cao chất lượng về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ khi tham gia các hoạt động học?
Ý thức được điều đó, bản thân tôi đã trăn trở tìm ra biện pháp “Nâng cao chất lượng ứng dụng Công nghệ thông tin vào các hoạt động học cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A Trường mầm non Tư Mại - Yên Dũng” nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
doc 25 trang skmamnonhay 03/02/2025 2810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng Công nghệ thông tin vào các hoạt động học cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng Công nghệ thông tin vào các hoạt động học cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng Công nghệ thông tin vào các hoạt động học cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A
 2
 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong xu thế hội nhập nền kinh tế tri thức, giáo dục giữ vai trò vô cùng to 
lớn và có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Việc phát triển năng 
lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là mục tiêu quan trọng bồi dưỡng 
chuyên môn cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm 
non hiện nay.
 Nhưng thực tế những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá 
trình giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, một bộ phận 
giáo viên khả năng kiến thức về tin học còn hạn chế, một bộ phận giáo viên chưa 
hiểu hết được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi 
mới phương pháp dạy học.
 Trong khi đó đối tượng giảng dạy của giáo viên mầm non là trẻ ở độ tuổi 
mầm non. Ở lứa tuổi này với đặc điểm tư duy trực quan là chủ yếu, khả năng tập 
trung chú ý của trẻ còn ngắn và chưa bền vững, nhưng trẻ lại rất hứng thú với các 
hình ảnh trực quan minh họa, gây ấn tượng, tác động đến các giác quan như: hình 
ảnh đẹp, động, ngộ nghĩnh, màu sắc rõ nét, âm thanh sống độngVì thế, việc ứng 
dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng, giáo án 
điện tử vào các hoạt động học rất có ý nghĩa, sẽ kích thích hứng thú, sự tập trung 
chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ vào bài học đạt hiệu quả cao. 
 Với mục đích nâng cao vai trò của người học, ứng dụng công nghệ thông tin 
còn tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia, tích cực tương tác và tiếp cận với các 
thiết bị máy vi tính, loa, băng đĩa, tivi, máy chiếu... từ đó những kiến thức, kỹ năng 
trẻ lĩnh hội được qua bài học sẽ được khắc sâu hơn trong trí nhớ của trẻ, chất lượng 
giảng dạy giáo dục sẽ được nâng cao.
 Vì vậy mà vấn đề đặt ra cho chuyên môn nhà trường là làm thế nào để thay 
đổi nhận thức của giáo viên, nâng cao chất lượng về ứng dụng công nghệ thông tin 
trong giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ khi tham gia các 
hoạt động học? 
 Ý thức được điều đó, bản thân tôi đã trăn trở tìm ra biện pháp “Nâng cao 
chất lượng ứng dụng Công nghệ thông tin vào các hoạt động học cho trẻ lớp 
mẫu giáo 5-6 tuổi A Trường mầm non Tư Mại - Yên Dũng” nhằm góp phần đổi 
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ, nâng cao chất 
lượng giáo dục trong nhà trường.
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học
 Năm học 2020-2021 được Nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 
A, với sỹ số 35 trẻ. Trong quá trình tổ chức các hoạt động học ứng dụng công nghệ 
thông tin có ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân sau:
 1.1. Ưu điểm 
 1.1.1. Giáo viên 4
 Khi tổ chức các hoạt động học ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên chưa 
linh hoạt, chưa xử lý được tình huống trong khi tổ chức, nên mất nhiều thời gian 
trẻ chờ lâu dẫn đến trẻ chú ý hoạt động khác hoặc chưa tập trung.
 Các hoạt động học giáo viên đã lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin 
nhưng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc khi thực hiện như: Lựa chọn các hình ảnh, 
màu sắc, âm thanh, hiệu ứng, cắt-ghépkhông theo quy tắc, chưa phù hợp với nội 
dung của bài, các phần mềm công nghệ thông tin trong khi dạy chưa xử lý linh 
hoạt được thường gặp nhiều lỗi.
 1.2.2. Trẻ em
 Một số trẻ có biểu hiện không tập trung, hiếu động thường hoạt động theo ý 
thích, nhiều trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động do đặc điểm 
tâm sinh lý của trẻ khác nhau.
 Một số trẻ thường hay nghỉ học. Do sức đề kháng của trẻ kém, hay bị ốm. 
 Trẻ được tiếp cận ít với phương tiện như máy vi tính. Do nhu cầu của từng 
gia đình chưa muốn con tiếp cận sớm, không có điều kiện mua, lớp chưa có máy vi 
tính riêng phục vụ giảng dạy.
 Khảo sát trước khi áp dụng biện pháp:
 Số trẻ 
 Số 
 Nội dung khảo sát thực % đạt
 trẻ
 hiện
 35 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 22/35 62.8
 35 - Trẻ đạt yêu cầu của tiết dạy 20/35 57.1
 35 - Trẻ biết thao tác với máy vi tính, di chuyển và nhấp 5/35 14.2
 đúp chuột
 1.2.3. Phụ huynh (cha mẹ/người chăm sóc trẻ)
 Phụ huynh lo làm kinh tế gia đình nên đi làm xa không gần trẻ, trẻ ở nhà với 
ông bà hoặc người thân, nên chưa thật sự quan tâm đến trẻ.
 Nhận thức của phụ huynh về công nghệ thông tin chưa đúng. Do phụ huynh 
không thích cho con em tiếp cận với các thiết bị công nghệ thông tin, lo sợ con 
nghiện xem các thiết bị, sợ con sẽ bị cận thị, trầm cảm nếu tiếp cận nhiều.
 1.2.4. Nhà trường 
 Nhà trường chưa có phòng Kitmas, để trẻ được thao tác làm quen với máy vi 
tính. Do cơ sở vật chất nhà trường đang trong thời kỳ chuẩn bị xây dựng, chưa có 
phòng chức năng.
 Các lớp chưa có máy vi tính phục vụ cho công tác giảng dạy. Do kinh phí 
mua máy vi tính lớn, chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ mua máy vi tính cho các lớp, 
chủ yếu giáo viên tự mua và đem đến lớp sử dụng. 6
 Hình thức tổ chức: Do tình hình dịch covid nên các tổ chuyên môn chia giáo 
viên tham dự theo nhóm, theo khung giờ mỗi nhóm từ 8-10 giáo viên. Giáo viên 
được hướng dẫn, cùng được chia sẻ, nói lên được những ý kiến mình chưa làm 
được trong quá trình thực hiện và được thực hành các nội dung tập huấn.
 Từ những đợt sinh hoạt chuyên môn tạo ra niềm đam mê, ham học hỏi, kỹ 
năng thực hành của giáo viên tốt hơn khi sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin 
vào các hoạt động học tích cực hơn, đặc biệt là ứng dụng vào tổ chức các hoạt 
động học, tham gia hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Bản thân tôi cũng rút 
ra kinh nghiệm, học tập được thêm kiến thức cho bản thân khi sử dụng và ứng 
dụng công nghệ thông tin.
 Hình ảnh CBGV tham dự Bồi dưỡng CNTT trong buổi sinh hoạt chuyên môn 8
 Từ những nội dung ghi âm, quay video ở trong phần mềm, tôi lưu lại một 
file sau đó khi thiết kế một hoạt động học ở bất kỳ chủ đề nào liên quan đến nội 
dung phù hợp, chỉ cần copy ghép vào bài giảng. Rất tiện ích khi đã có tư liệu ở 
trong các file không mất thời gian khi thiết kế.
 Ví dụ: Ghi âm giọng kể câu chuyện “Bạn mới” chủ đề Trường mầm non. 
Khi tổ chức hoạt động học Làm quen văn học kể truyện “Bạn mới” cô mở cho trẻ 
nghe câu chuyện ở lần kể 1, trẻ rất hứng thú chăm chú lắng nghe, trẻ sẽ tò mò và 
tập trung chú ý cao vào lắng nghe câu chuyện.
 Hoặc cô ghi âm lời kể một đoạn trong câu chuyện “Chú dê đen”, một đoạn 
ghi âm này cô mở vào phần gây hứng thú của hoạt động làm quen chữ cái “b, d, đ” 
chủ đề “Thế giới động vật” dẫn dắt vào nội dung liên quan đến hình ảnh “dê đen” 
trên slide bên dưới hình ảnh dê đen có cụm từ “bạn dê đen” chuẩn bị vào hoạt động 
nội dung chính cho trẻ làm quen chữ b, d, đ. Trẻ rất hứng thú, làm cho phần vào 
bài mới đạt hiệu quả cao hơn. 
 Hình ảnh phần mềm Window Movie Maker 10
chiếu lên giúp trẻ tập trung, tò mò muốn được khám phá, với những màu sặc sỡ, 
hình ảnh rõ nét, âm thanh “thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ 
nhàng, trẻ thỏa mãn được thắc mắc của mình.
 Ví dụ: Khám phá khoa học: Quan sát một số con vật sống trong rừng (con 
voi, con khỉ, con hổ).
 Nếu như trước đây vì các con vật ở trong rừng giáo viên không thể cho trẻ 
quan sát con vật thật, thường cho trẻ quan sát hình ảnh con vật qua tranh, nặn hình 
các con vật từ đất nặn, hoặc mua con vật đồ chơi, có một số ít giáo viên cũng đã 
biết ứng dụng đưa hình ảnh các con vật lên máy vi tính chiếu cho trẻ quan sát, 
khám phá. Nhưng khi tổ chức trẻ chưa được hứng thú vì trẻ quan sát một đối 
tượng, con vật không động trẻ nhanh bị nhàm chán, không tập trung. Hoặc khi ứng 
dụng công nghệ thông tin khả năng thiết kế của giáo viên còn hạn chế chưa biết tạo 
ra các slide trong phần mềm Powrpoint, nên chất lượng bài giảng chưa cao.
 Với hoạt động khám phá khoa học một số con vật sống trong rừng thì được 
tôi thực hiện như sau: 
 Mục đích: Giúp trẻ biết tên gọi, các bộ phận, vận động, môi trường sinh 
sống, sinh sản, thức ăn của con vật. Rèn sự tập chung, ghi nhớ có chủ định, phát 
triển tư duy của trẻ. Trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những con vật 
hung dữ, không đến quá gần, biết yêu thương bảo vệ các con vật.
 Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “Động vật sống trong rừng” coppy hình ảnh 
và video con voi, con khỉ, con hổ, coppy video các con vật sống trong rừng.
 Hình ảnh vào trang Cốc cốc tải video các con vật sống trong rừng
 Thực hiện: Vào phần mềm Powepoint, chọn hình ảnh các con vật đã lưu vào 
một file rồi coppy từng con vật cho từng slide, tạo hiệu ứng xuất hiện cho từng 
slide. Cô chọn lệnh mũi tên trên thanh công cụ, tạo hiệu ứng mũi tên xuất hiện chỉ 12
 - Hoạt động làm quen với Toán:
 Hoạt động làm quen với toán cung cấp cho trẻ kiến thức, kỹ năng nhận biết, so 
sánh về số đếm, hình dạng, kích thước, quy tắc sắp xếpcủa các đối tượng. Thông 
qua hoạt động làm quen với toán phát triển tư duy, óc sáng tạo, trí thông minh ở trẻ. 
Chính vì vậy khi ứng dụng phần mềm Powepoint vào hoạt động làm quen với toán 
rất thuận lợi cho giáo viên, giáo viên không phải làm nhiều đồ dùng trực quan khi 
của cô khi tổ chức hoạt động. Thiết kế bài giảng trên phần mềm giúp giáo viên lựa 
chọn các hình ảnh đẹp, sinh động giúp trẻ tập trung cao vào hoạt động.
 Ví dụ: Đề tài: Tạo ra quy tắc sắp xếp (quy tắc 1-1-1; 1-1-2) của chủ đề “Thế 
giới động vật”.
 Mục đích:
 - Trẻ nhận ra mẫu sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng: 1-1-1; 1-1-2 biết sao 
chép lại các mẫu sắp xếp theo yêu cầu của cô. Biết tạo ra mẫu sắp xếp và sắp xếp 
theo ý thích.
 Chuẩn bị: Lên trang Internet coppy các hình ảnh các con vật động như: Gà 
trống, vịt, mèo, voi, thỏ...
 Thực hiện: 
 - Phần ôn luyện quy tắc 1-1: Vào phần mềm Powepoint tạo các trang slide 
copy lần lượt con voi- con thỏ chọn hiệu ứng xuất hiện lần lượt từng con, lặp lại 
con voi- con thỏ trình tự theo quy tắc sắp xếp 1-1 của phần ôn. Các con vật động 
kết hợp, hiệu ứng gây hứng thú cho trẻ trong khi tham gia hoạt động, giúp trẻ ghi 
nhớ, khắc sâu hơn về quy tắc 1-1.
 - Phần bài mới tạo quy tắc sắp xếp 1-1-1
 Quy tắc 1-1-1: Tôi tạo slide tiếp theo sau slide phần ôn luyện nhập ô chữ 
bằng văn bản từ “Xếp quy tắc 1-1-1” sau đó coppy lần lượt các con vật con gà-con 
vịt-con mèo tạo hiệu ứng lần lượt con vật xuất hiện, lặp lại copy lần lượt con gà-
con vịt-con mèo. Các con vật động, hình ảnh rõ nét, hiệu ứng kĩ xảo khi tổ chức 
cho trẻ học, trẻ quan sát tập trung chú ý vào hoạt động. Để lấy trẻ làm trung tâm 
trong khi tổ chức hoạt động bài mới, cô mời 1 trẻ lên trực tiếp lên bấm bút trình 
chiếu cô chuẩn bị sẵn hướng dẫn trẻ, trẻ bấm rất dễ ràng theo mũi tên trên thiết bị 
bút trình chiếu. Cô cho một số trẻ đứng lên chỉ màn hình, nhận xét về cách sắp xếp 
của quy tắc 1-1-1, trẻ hứng thú tích cực sung phong và rất tập trung, chú ý thực 
hiện tạo quy tắc cùng cô. 
 Với tiện ích của phần mềm Powepoint đề tài “Tạo quy tắc sắp xếp” đã giúp 
giáo viên giảm rất nhiều trong chuẩn bị đồ dùng trực quan vào các phần của hoạt 
động. Trong khi đó trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động, chất lượng của 
giờ dậy được nâng cao.
 Phần mềm Powepoint còn ứng dụng thiết kế được rất nhiều các tiết cho trẻ 
làm quen với toán như: Làm quen số thứ tự trong phạm vi các số, toán kích thước, 

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_ung_dung_cong_nghe_thong.doc