SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với biểu tượng Toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết. Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán. Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm toán học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quen với một số khái niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt, do thực tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trừu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ.
Tôi hiểu được mục đích yêu cầu, tầm quan trọng tính cấp thiết và khả năng của bộ môn toán đối với trẻ Mầm non, nên tôi đã mạnh dạn tìm ra “Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng về nội dung các biểu tượng tập hợp và số lượng”
doc 7 trang skmamnonhay 08/02/2025 1010
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với biểu tượng Toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với biểu tượng Toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với biểu tượng Toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 2
khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là 
làm quen với một số khái niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn 
non nớt, do thực tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, 
phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định 
nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để 
có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến 
những khái niệm toán học trừu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có 
thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức 
ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ.
 Tôi hiểu được mục đích yêu cầu, tầm quan trọng tính cấp thiết và khả năng 
của bộ môn toán đối với trẻ Mầm non, nên tôi đã mạnh dạn tìm ra “Biện pháp nâng 
cao chất lượng làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng về nội dung các biểu tượng 
tập hợp và số lượng”
 3.2. Mục đích chọn sáng kiến:
 Tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu tượng toán học sơ 
đẳng cho trẻ 5 -6 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những 
khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ.
 Đáp ứng yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục trẻ 
mẫu giáo theo xu thế hiện nay.
 3.3. Các giải pháp thực hiện
 Thứ nhất: Gây hứng thú
 Tôi sử dụng mô hình hoặc một câu chuyện, bài thơ một trò chơi để dẫn dắt 
trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán
 Ví dụ: Nhận biết phân biệt “khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật”. Chọn chủ 
đề động vật, tôi đã dùng mô hình xây dựng “trang trại chăm nuôi” được xếp theo 
hình thức sau.
 Ao cá dùng có khối vuông xếp cạnh nhau.
 Chuồng gà xây bằng các khối chữ nhật. 4
 Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt tôi sử dụng câu đố để 
đưa trực quan ra.
 Ví dụ: Khối vuông và khối cầu tôi dùng câu đố để trẻ đoán.
 Khối gì xinh xắn
 Sáu mặt hình vuông. 
 Bé hãy đoán xem.
 Khối gì thế nhỉ? 
 Hay:
 Khối gì tròn lắm.
 Không xếp chồng được đâu.
 Không đứng yên được lâu.
 Động vào lăn lông lốc.
 Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên hoàn và chuyển sang 
nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không có động 
tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chán, tôi thường sử dụng các câu truyện 
sáng tạo.
 Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp của các môn học khác, vào hoạt động 
làm quen với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý điều đó đã phát huy 
được tính tích cực một cách cao nhất ở trẻ, khi tham gia các hoạt động.
 Ví dụ: Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ 
nhật tôi đặt câu hỏi?
 Bạn nào thích chơi khối cầu và khối trụ? 
 Bạn nào thích chơi khối vuông và khối chữ nhật?
 Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm.
 Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã 
tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “Làm 
quen với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc 
và bền vững. 6
 Trước các buổi học tôi luôn trao đổi và nhờ phụ huynh cùng tôi làm những 
đồ dùng đồ chơi để tiết học thêm phong phú. Có những phụ huynh không có thời 
gian để làm thì chỉ giúp tôi tìm những nguyên vật liệu sẵn có.
 Những gì trẻ được học ở trường ở lớp, khi về nhà cũng được phụ huynh giúp 
đỡ ôn lại để cho trẻ khắc sâu hơn kiến thức đã học.
 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: 
 Sau thời gian áp dụng “Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với biểu 
tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” 
 Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các thủ thuật sử dụng 
trực quan, các yếu tố nêu trên vào hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán 
sơ đẳng. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau:
 Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt 
động nhóm, tập thể...
 Kết quả cụ thể: 
 Trẻ hào hứng học tập, tập trung chú ý: 95%
 Trẻ mạnh dạng hồn nhiên: 95%
 Trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô là 90%
 Tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có 
khoa học. Bổ xung được nhiều đồ dùng đồ chơi, tiết học trở nên sinh động thu hút 
trẻ hơn.
 5. Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụng:
 Các biện pháp trên tôi đã thực hiện ảnh hưởng đến hội đồng sư phạm rất 
nhiều, được hội đồng khoa học nhà trường công nhận và áp dụng rộng cho các cháu 
trường mầm non thị trấn Châu Thành và có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm 
non, mẫu giáo trong huyện Châu Thành. 
 TRƯỜNG MNTT CHÂU THÀNH NGƯỜI BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_quen_voi_bieu_tuong_t.doc