SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình thông qua hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa
Theo tôi thấy, các phương pháp trong hoạt động vẽ đang được sử dụng hiện nay cũng khá linh hoạt. Tuy nhiên, chưa phát huy hết khả năng vốn có của trẻ, chưa có sự phong phú về cách tổ chức các hoạt động làm sao thật lôi cuốn và hấp dẫn trẻ. Trong các hoạt động vẽ ở lớp, tôi thấy trẻ chưa hào hứng, chưa tập trung vào bài học, còn chểnh mảng và đùa nghịch nhau. Hơn nữa các sản phẩm trẻ tạo ra chưa mang tính sáng tạo của cá nhân trẻ. Điều này làm tôi rất băn khoăn không biết nên làm gì để có thể phát huy được tính tích cực, sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ. Hiểu được điều này, với vai trò là một giáo viên mầm non, tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình. Tôi luôn mong muốn làm sao trẻ có thể coi hoạt động vẽ như một hoạt động yêu thích và được coi trọng trong giai đoạn vàng của sự phát triển. Tôi cũng hy vọng rằng, các bé được phát triển toàn diện, phát huy hết khả năng, năng lực của mình, tính tích cực và khả năng sáng tạo của mình thông qua hoạt động vẽ cả khi trẻ học tập, vui chơi ở trường và khi trẻ ở gia đình. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng: “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình thông qua hoạt động vẽ cho trẻ 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình thông qua hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình thông qua hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng chính là sự thể hiện những biểu tượng, ấn tượng và suy nghĩ, tình cảm của trẻ, là một hình thức để trẻ giao tiếp. Vẽ giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo, đồng thời còn là một hình thức rèn luyện trí tuệ. Dạy vẽ cho trẻ mầm non không nhằm đào tạo trẻ thành họa sĩ mà thông qua vẽ nhằm khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, cho trẻ hứng thú trước cái đẹp. Ngoài ra dạy vẽ còn giúp cho trẻ bước đầu làm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như: đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục... thông qua đó phát triển năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo; đồng thời có ý nghĩa tích cực trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 như: làm quen với cách sử dụng đồ dùng học tập, nề nếp lấy - cất đồ dùng, rèn luyện kỹ năng cầm bút. Theo tôi thấy, các phương pháp trong hoạt động vẽ đang được sử dụng hiện nay cũng khá linh hoạt. Tuy nhiên, chưa phát huy hết khả năng vốn có của trẻ, chưa có sự phong phú về cách tổ chức các hoạt động làm sao thật lôi cuốn và hấp dẫn trẻ. Trong các hoạt động vẽ ở lớp, tôi thấy trẻ chưa hào hứng, chưa tập trung vào bài học, còn chểnh mảng và đùa nghịch nhau. Hơn nữa các sản phẩm trẻ tạo ra chưa mang tính sáng tạo của cá nhân trẻ. Điều này làm tôi rất băn khoăn không biết nên làm gì để có thể phát huy được tính tích cực, sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ. Hiểu được điều này, với vai trò là một giáo viên mầm non, tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình. Tôi luôn mong muốn làm sao trẻ có thể coi hoạt động vẽ như một hoạt động yêu thích và được coi trọng trong giai đoạn vàng của sự phát triển. Tôi cũng hy vọng rằng, các bé được phát triển toàn diện, phát huy hết khả năng, năng lực của mình, tính tích cực và khả năng sáng tạo của mình thông qua hoạt động vẽ cả khi trẻ học tập, vui chơi ở trường và khi trẻ ở gia đình. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng: “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình thông qua hoạt động vẽ cho trẻ 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa”. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng hoạt động vẽ của trẻ tại lớp 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa 1.1. Ưu điểm: Trường Mầm non Nghĩa Hòa có cơ sở vật chất, trường lớp khang trang sạch đẹp, thoáng mát có đầy đủ phòng học, phòng chức năng. Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ giá góc, được trang bị đầy đủ đồ dùng: Sáp màu, màu nước, bút chì,... đều, có cháu nhận thức nhanh, có cháu nhận thức chậm. Một số trẻ có năng khiếu tạo hình nên có sự sáng tạo, dễ dàng tạo ra sản phẩm nhưng một số trẻ không có năng khiếu nên gặp rất nhiều khó khăn trong khi sáng tạo ra sản phẩm tạo hình. - Trẻ nhút nhát, ngại đưa ra ý kiến, ý tưởng, nhận xét của mình về bức tranh vẽ. - Khả năng tập trung chú ý của nhiều bạn chưa cao, còn hay đùa nghịch, khi cô hướng dẫn còn chưa chú ý. - Do ảnh hưởng của dịch covid 19 nên khi 3,4 tuổi trẻ đi học bị dán đoạn dẫn đến các kỹ năng vẽ của trẻ còn nhiều hạn chế. Trẻ ở nhà xem tivi máy tính nhiều nhưng nội dung không có chọn lọc dẫn đến ý tưởng tạo hình, khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế. Bảng khảo sát khả năng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa trong việc thực hiện hoạt động ■ vẽ Trẻ đạt Trẻ chưa đạt STT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham gia vẽ 15/31 48,3% 16/31 51,7% Trẻ biết phối hợp các kỹ năng 2 16/31 51,7% 15/31 48,3% vẽ để tạo thành bức tranh Trẻ biết sắp xếp bố cục tranh 3 13/31 42% 18/31 58% cân đối Trẻ biết nhận xét về bố cục, 4 màu sắc. Biết đặt tên cho sản 15 /31 48,3% 16/31 51,7% phẩm của mình. Trẻ biết sáng tạo sản phẩm tạo 5 14/31 45,1% 17/31 54,8% hình của mình 2. Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vẽ cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 trường Mầm non Nghĩa Hòa Để thực hiện biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A2 nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình thông qua hoạt động vẽ, giúp trẻ đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi, giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng, tôi đã khảo sát, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp sau: 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường và chuẩn bị đồ dùng để thu hút trẻ vào hoạt động vẽ: 2.1.1: Nội dung của biện pháp: - Xây dựng môi trường giúp trẻ hứng thú với hoạt động vẽ. - Chuẩn bị đồ dùng để thu hút trẻ vào hoạt động vẽ. 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: * Xây dựng môi trường giúp trẻ hứng thú với hoạt động vẽ: Môi trường lớp học ảnh hưởng trực tiếp đến hứng thú tham gia hoạt động vẽ của trẻ. Lớp học trang trí đẹp mắt, sáng tạo cũng giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, giúp trẻ thấy yêu cái đẹp, mong muốn được vẽ, tạo ra các sản phẩm vẽ của riêng mình.Vì vậy khi trang trí chủ đề, chủ điểm hay trang trí góc (Hình ảnh góc nghệ thuật) * Chuẩn bị đồ dùng để thu hút trẻ vào hoạt động vẽ: Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, sưu tầm đồ dùng sáng tạo là việc vô cùng cần thiết và không thể thiếu trong hoạt động vẽ. Để tiết học đạt hiệu quả, tôi chuẩn bị đồ dùng chu đáo để chủ động khi hướng dẫn cho trẻ, trẻ không bị cắt ngang cảm hứng khi vẽ. Đồ dùng trong hoạt động tạo hình gồm có đồ dùng của cô và đồ dùng của trẻ. - Về chất liệu vẽ: Ngoài giấy trắng a4 tôi còn sưu tầm thêm các chất liệu vẽ khác như: giấy bìa cattong tôi cắt thành khổ a4, tôi sử dụng thêm giấy ro ki, mẹt tre to, nhỏ khác nhau, mẹt to có thể cho trẻ thực hiện vẽ theo nhóm 2,3 bạn. Bảng kết quả của biện pháp xây dựng môi trường tạo hình và chuẩn bị đồ dùng để thu hút trẻ vào hoạt động vẽ: Trước khi áp STT Nội dung áp dụng biện dụng Sau khi áp dụng Tỉ lệ % tăng pháp Tỷ lệ Tỷ lệ Số Trẻ Số Trẻ % % đạt đạt Trẻ hứng thú, tích cực 1 18/31 58% 30/31 96,7% 38,7% tham gia hoạt động vẽ Sản phẩm vẽ của trẻ màu 2 sắc hài hòa, sáng tạo. 17/31 54,8% 30/31 96,7% 41,9% Việc xây dựng môi trường tạo hình và chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học để thu hút trẻ vào hoạt động vẽ vô cùng quan trọng, qua đó giúp trẻ cảm thấy hấp dẫn, lôi cuốn, tạo điều kiện để trẻ thể hiện khả năng vẽ một cách sáng tạo nhất. Tôi nhận thấy sự hứng khởi ở trẻ, tôi có thể quan sát được trẻ vui vẻ, say mê với tác phẩm của mình. Trẻ hứng thú vẽ khi được sử dụng nhiều loại đồ dùng, màu khác nhau, từ đó trẻ sáng tạo theo ý tưởng của trẻ. Nhìn vào bảng kết quả tôi nhận thấy rằng nội dung 1 sau khi áp dụng biện pháp tăng 38,7%, nội dung 2 tăng 41,9%. 2.2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ trong hoạt động tạo hình 2.2.1. Nội dung của biện pháp: - Rèn tư thế ngồi, kỹ năng cầm bút. - Rèn kỹ năng sắp xếp bố cục cân đối cho trẻ. - Rèn kỹ năng phối hợp các nét vẽ nét thẳng, nét xiên, nét cong. 2.2.2. Cách thức, qúa trình áp dụng biện pháp: * Rèn tư thế ngồi, kỹ năng cầm bút: - Rèn tư thế ngồi cho trẻ: Tư thế ngồi học không đúng cách nếu diễn ra thường xuyên sẽ gây ra các bệnh lý về cong vẹo cột sống, cận thị,... Vì thế trong khi trẻ ngồi tôi sẽ rèn cho trẻ ngồi đúng tư thế, ngồi thoải mái, không gò bó, khoảng cách từ mắt đến vở là 25-30 cm. Khi ngồi ở ghế, hai chân để chạm đất thoải mái, lưng trẻ luôn ở tư thế thẳng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Khi ngồi dưới thảm sốp, trẻ ngồi thẳng lưng, hai chân khoanh vào nhau. Tay trái xuôi theo chiều ngồi và giữ cho vở, giấy không bị lệch. Ngoài ra tôi bật điện, mở cửa để cung cấp đủ ánh sáng cần thiết cho trẻ. - Rèn kỹ năng cầm bút: Dạy trẻ cách cầm bút đúng ngay từ bé là rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến nét chữ sau này của trẻ. Đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi trẻ cần được dạy cách cầm bút đúng cách , đó cũng là tiền đề quan trọng chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp 1. Việc cầm bút đúng cách ngay từ đầu khiến * Rèn kỹ năng vẽ các nét cho trẻ: - Để trẻ vẽ được bức tranh hoàn chỉnh, đạt mục tiêu đề ra thì trẻ phải biết vẽ thành thạo các nét vẽ cơ bản (nét thẳng, nét xiên, nét ngang, nét cong tròn) và biết phối hợp các nét vẽ để tạo thành hình vẽ theo ý tưởng của trẻ. Vì vậy trong giờ hoạt động vẽ, tôi luôn chú ý quan sát kỹ năng vẽ của cá nhân trẻ để hướng dẫn, rèn cho trẻ biết vẽ các nét cơ bản và phối hợp các nét vẽ để tạo thành tạo thành các hình vẽ con vật, đồ vât, cỏ cây, hoa lá,... + Vẽ nét thẳng: Vẽ từ trên xuống. + Vẽ nét ngang: Vẽ từ trái qua phải. + Nét xiên: Vẽ nét chéo từ phía trên bên trái xuống phía dưới bên phải. + Vẽ nét cong tròn: Đưa bút vòng từ trái sang phải. - Để trẻ có kỹ năng vẽ thuần thục thì cần phải rèn luyện và cho trẻ thực hành thường xuyên. Tôi rèn cho trẻ dùng tay vẽ trên không, vẽ xuống xốp, vẽ vào vở, giấy. Ví dụ: Nhìn thấy trời đang mưa tôi sẽ hỏi trẻ là để vẽ mưa thì chúng mình dùng nét gì? Vẽ như thế nào? Và cho trẻ dùng tay vẽ trên không ngay lúc đó. 2.2.3: Kết quả áp dụng biện pháp: Sau khi áp dụng biện pháp trên tôi thấy trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hìnhvẽ, thành thạo các kỹ năng vẽ và bức tranh vẽ có bố cục cân đối hơn. Bảng kết quả của biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ: Kết quả trước Kết quả sau khi áp khi áp dụng dụng TT Các tiêu chí Tỷ lệ % tăng Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ đạt đạt 1 Kỹ năng ngồi, 16/31 51,6% 27/31 87% 35,4% tá. Cô cho 1, 2 trẻ nhận xét về đặc điểm của ống nghe và mũ của cô y tá. Sau đó cô dẫn dắt vào bài: “Hôm nay cô y tá nhờ các bạn vẽ bức tranh có ống nghe và mũ cho cô y tá để cô y tá treo trong phòng làm việc. Các bạn có thể vẽ giúp cô y tá được không? Để vẽ được bức tranh cô mời các bạn nhìn lên cô giáo hướng dẫn nhé!” 2. Hoạt động 2: Bài mới 2.1. Quan sát tranh mẫu và đàm thoại Tôi treo tranh mẫu lên, treo ở đúng giữa lớp sao cho tất cả trẻ ở lớp đều nhìn thấy, cho trẻ nhận xét tranh mẫu của cô về bố cục, màu sắc, đường nét và dự đoán cách vẽ. 2.2. Cô vẽ mẫu Cô thực hiện vẽ mẫu, vừa vẽ cô vừa phân tích kỹ về cách vẽ: Đầu tiên cô sẽ vẽ mũ cho cô ý tá. Cô vẽ mũ có dạng hình chữ nhật, nét trên hơi cong. Ở giữa cô vẽ một dấu cộng màu đỏ, vẽ chính giữa chiếc mũ. Tiếp theo cô sẽ vẽ ống nghe cho cô y tá, ống nghe gồm có phần ống nghe, tai nghe, quai nghe và đĩa nghe, cô vẽ sao cho ống nghe nằm cân đối 2 bên cổ của cô y tá. ông nghe cô vẽ bên phải, trước ngực cô y tá bằng hai nét cong cắt nhau, ở phần đầu 2 ống nghe đó là tai nghe cô vẽ 2 hình tròn nhỏ. Tiếp theo cô vẽ quai nghe bằng 1 nét cong, dài đi qua phần gáy cô y tá. Phần đầu quai nghe bên trái là đĩa nghe cô vẽ 1 vòng tròn to, bên trong vẽ 1 vòng tròn nhỏ hơn. 2.3. Trẻ thực hiện Tôi cho trẻ về ngồi theo nhóm thực hiện: Cô bật nhạc không lời cho trẻ nghe khi thực hiện. Cô bao quát, quan sát sửa cho trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút. Động viên trẻ hoàn thành sản phẩm. 2.4. Trưng bày sản phẩm, nhận xét Tôi cho cả lớp mang sản phẩm lên giá trưng bày. Tôi sẽ hướng trẻ so sánh với mẫu của cô để 1 lần nữa khắc sâu về tiết mẫu, lần sau trẻ sẽ có định hướng kỹ khi thực hiện tiết mẫu. Đối với trẻ 5 tuổi tôi yêu cầu trẻ nhận xét về bố cục, màu sắc của bức tranh để trẻ hiểu sâu hơn và các hoạt động vẽ sau trẻ sẽ thành thạo hơn. * Đối với tiết đề tài: Đây là hình thức tạo hình mang tính mở ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này tôi trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Trẻ có thể dựa vào những ý tưởng của cô để sáng tạo ra những tác phẩm mang tính cá nhân trẻ.Thông qua đó sẽ phát triển về năng lực sáng tạo, phát triển tư duy, trí tưởng tượng. Hình thức này thể hiện ở ý tưởng của trẻ là chủ yếu, vì thế tôi chỉ là người gợi ý và định hướng cho trẻ, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình là chính. Tôi sẽ chuẩn bị cho trẻ đầy đủ đồ dùng và đa dạng về chất liệu để trẻ thể hiện sản phẩm của mình. Trong tiết vẽ đề tài tôi sẽ chuẩn bị 3,4 bức tranh gợi ý đúng với chủ đề, có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, để trên giá tranh và có khăn đậy để tạo bất ngờ khi trẻ đến quan sát tranh. Với phương pháp quan sát tranh trước đây cô cho trẻ ngồi quan
File đính kèm:
skkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh_thong.docx
SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình thông qua hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tu.pdf