SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì cha mẹ trẻ có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Vì vậy việc phối kết hợp với phụ huynh là việc làm vô cùng cần thiết. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Trong tình hình hiện nay, nhiều nền văn hóa, phim ảnh và các trò chơi không lành mạnh đã ảnh hưởng không ít đến hành vi văn minh của trẻ. Cha mẹ trẻ phần lớn làm nghề tự do, ít quan tâm đến con em mình, trẻ ở lứa tuổi này rất hiếu động học rất nhanh những thói hư, tật xấu. Chính vì vậy tôi cũng trao đổi với các bậc phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức, phải giải thích cho trẻ hiểu cái gì tốt và cái gì chưa tốt. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra mong muốn của mình đó là sai, là không đúng, là chưa ngoan.
docx 18 trang skmamnonhay 12/04/2025 190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 - Bản thân nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ có tinh thần, trách nhiệm cao tron 
công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 - Bản thân thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, luôn học 
hỏi, nâng cao trình độ.
 b. Hạn chế và nguyên nhân:
 - Trẻ chưa mạnh dạn tự tin, còn nhút nhát.
 - Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, phim ảnh và những trò chơi không lành 
mạnh đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
 - Do tỷ lệ sinh giảm, mỗi gia đình chỉ có từ 1 - 2 con nên trể được nuông 
chiều, thích gì được nấy, một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng giáo dục 
lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non.
 - Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới, trước đây và hiện nay 
chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục lễ giáo có hiệu quả. Đây cũng 
là vấn đề mà các thầy cô và các bậc cha mẹ luôn quan tâm. Đặc biệt đối với trẻ 
mầm non, dễ nhớ mau quên, trẻ hiểu và cảm nhận thì mới chấp nhận và làm 
theo. Thời gian đầu trẻ chưa hiểu biết việc kính trọng, chào hỏi lễ phép, ứng xử 
với người lớn, bạn bè, cô giáo... Trẻ còn nói tự do, trống không, giờ học không 
tập trung, vứt rác bừa bãi, chưa biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chưa quen nề nếp 
lớp học. Tôi đã thực hiện khảo sát chất lượng hành vi lễ giáo của trẻ đầu năm và 
thu được kết quả sau:
 STT Hành vi lễ giáo của trẻ Kết quả Đạt %
 1. Biết chào hỏi lễ phép 20/35 57%
 2. Biết xưng hô lễ phép 19/35 54%
 3. Biết cảm ơn, xin lỗi 16/35 46%
 4. Biết giữ gìn, cất đồ chơi theo quy định 18/35 52%
 Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi 
 5. 17/35 49%
 trường
 6. Biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè 15/35 43%
 7. Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp 16/35 44%
 2 Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non tôn dán lên bức tranh một em bé đang 
khoanh tay chào cô giáo khi đến lớp. Khi trẻ nhìn tranh và biết được hành động 
của em bé này ngoan hay không ngoan. Từ đó có ý thức làm theo những việc 
làm đúng.
 Hay ở chủ đề Bản thân, tôi dán bài thơ “Không vứt rác ra đường” cùng với 
hình ảnh minh hoạt một bạn nhỏ đang bỏ rác vào thùng rác. Thông qua hình ảnh 
đó trẻ biết những hành vi bảo vệ môi trường và bỏ rác đúng nơi quy định.
 b) Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo thông qua các môn học.
 c) Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi
 d)Biện pháp 4: Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi.
 e)Biện pháp 5: Phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ.
 f) Biện pháp 6: Giáo dục lễ giáo thông qua việc tổ chức các ngày lễ hội.
 g)Biện pháp 7: Cô gương mẫu, chuẩn mực.
 h)Biện pháp 8: Nêu gương, khen ngợi.
 3. Thực nghiệm sư phạm:
 a. Mô tả cách thực nghiệm:Xây dựng môi trường giáo dục lễ giáo
 * Giáo dục lễ giáo thông qua tiết học:
 Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các môn học có nhiều ưu thế nhằm 
hình thành cho trẻ những thói quen hành vi có văn hóa.
 Ví dụ: Qua giờ học khám phá khoa học “cây xanh và môi trường sống”
 Cô giáo có thể đàm thoại: + Cây xanh để làm gì?
 + Cây xanh có ích lợi như thế nào?
 + Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
 Qua đó cô giáo dục trẻ không ngắt lá, bẻ cành mà phải biết bảo vệ chăm 
sóc cây xanh để cho ta nhiều lợi ích.
 - Đối với giờ học phát triển thể chất:
 - Cô giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, trong 
lúc tập các con không được chen lấn, xô đẩy.
 - Đối với giờ học tạo hình “Vẽ người thân trong gia đình”
 + Cô có thể đàm thoại:
 4 - Giờ học âm nhạc “Bông hoa mừng cô”
 Đàm thoại: + Đối với cô giáo các con phải như thế nào?
 + Khi tặng hoa cho cô, các con tặng mấy tay.
 Cô giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên trao hoặc nhận 
bằng 2 tay, khi nhận phải nói lời cảm ơn.
 Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo, chất lượng lớp tôi 
tăng lên rõ rệt trẻ biết chào hỏi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
 * Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi.
 - Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo, đặc biệt là 
trò chơi đóng vai trẻ “học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua hoạt động này trẻ 
được trải nghiệm những vai chơi khác nhau, phản ánh sinh hoạt cuộc sống hàng 
ngày. Tôi đã lồng ghép giáo dục lễ giáo vào hoạt động góc, qua đó trẻ được đối 
thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng 2 tay, tôi 
quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ, giúp trẻ hình thành thói quen văn 
minh trong giao tiếp.
 Ví dụ: Trẻ chơi phân vai y tá, bác sĩ (hình ảnh trẻ chơi)
 - Tôi hướng dẫn trẻ đóng vai bác sỹ, biết thăm hỏi bệnh nhân, biết công 
việc của bác sỹ, khám bệnh cho mọi người và cách giao tiếp xưng hô, ứng xử 
với bệnh nhân như thế nào? Ân cần ra sao.
 + Trẻ đóng vai bác sĩ phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần?
 + Trẻ đóng vai bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng 2 tay và nói lời 
cảm ơn với bác sỹ, y tá.
 + Còn y tá phát thuốc thì dặn dò bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh 
nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng 2 tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, 
bác sỹ.
 Bên cạnh đó, khi chơi ở góc bán hàng thì cô giáo dục trẻ biết mời chào, nói 
lời cảm ơn đối với khách hàng, khi trao và nhận thì cầm bằng 2 tay.
 Ví dụ: Qua trò chơi bán hàng
 - Yêu cầu người bán hàng và người mua hàng phải nói nhẹ nhàng, đủ câu:
 6 * Giáo dục lễ giáo qua dạo chơi ngoài trời (hình ảnh)
 - Qua các hoạt động dạo chơi ngoài trời, tôi hướng dẫn trẻ cách chăm sóc 
cây như: Tưới cây, nhặt cỏ, bắt sâu... Từ các hoạt động đó, cô giáo dục trẻ lợi 
ích của những loại cây xanh tạo ra môi trường xanh – sạch – đẹp. 
 Trong quá trình chơi cô luôn nhắc nhở trẻ phải luôn đoàn kết với bạn 
không giành đồ chơi, trêu chọc mà phải biết nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ bạn. 
Khi chơi xong các đồ chơi ngoài trời tôi thường nhắc nhở giáo dục trẻ sắp xếp 
các đồ chơi ngăn nắp, đúng nơi quy định. Qua đó tạo cho trẻ thói quen ngăn nắp, 
gọn gàng.
 * Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi:
 Khi thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi đã lồng ghép vào các hoạt động 
trong ngày như hoạt động đón trả trẻ, hoạt động góc, hoạt độngchơi ngoài trời, 
hoạt động chiều...
 - Giờ đón, trả trẻ 
 8 - Trong ngày, tôi thường tập cho trẻ có thói quen giữ vệ sinh môi trường, 
không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, thường xuyên cho trẻ vệ sinh cá 
nhân sạch sẽ, nhắc nhở trẻ chào khách đến lớp cũng như khách đến nhà.
 Như vậy giáo dục lễ gáo mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ “nói lời hay, làm việc 
tốt” hoàn thành một số thói quen văn minh trong cuộc sống hàng ngày.
 * Phối hợp với cha mẹ trẻ (hình ảnh)
 - Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì cha mẹ trẻ có vai trò không nhỏ 
trong việc giáo dục trẻ. Vì vậy việc phối kết hợp với phụ huynh là việc làm vô 
cùng cần thiết. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ 
huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Trong 
tình hình hiện nay, nhiều nền văn hóa, phim ảnh và các trò chơi không lành 
mạnh đã ảnh hưởng không ít đến hành vi văn minh của trẻ.
 - Cha mẹ trẻ phần lớn làm nghề tự do, ít quan tâm đến con em mình, trẻ ở 
lứa tuổi này rất hiếu động học rất nhanh những thói hư, tật xấu. Chính vì vậy tôi 
cũng trao đổi với các bậc phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức, phải 
giải thích cho trẻ hiểu cái gì tốt và cái gì chưa tốt. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra mong 
muốn của mình đó là sai, là không đúng, là chưa ngoan.
 10 - Đối với lễ hội “Mừng xuân mới” giáo dục trẻ biết thể hiện tình yêu quê 
hương, kính trọng lễ phép với những người thân trong gia đình, những phong 
tục tập quán của dân tộc vào ngày tết.
 Thông qua việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động vào ngày hội, ngày lễ 
giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của những ngày lễ lớn, truyền thống của dân tộc mà 
thông qua đó giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết ơn những người đi trước. Từ 
đó khuyến khích trẻ học tập phấn đấu trở thành người có ích sau này.
 * Cô gương mẫu, chuẩn mực:
 - Cô giáo được coi như người mẹ thứ 2 của trẻ, muốn giáo dục trẻ phát 
triển toàn diện thì cô luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo.
 - Ở lứa tuổ này trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi vì vậy cô luôn 
chuẩn mực trong giao tiếp với người lớn, với đồng nghiệp. Đối với trẻ tuyệt đối 
không la mắng, quát nạt, cô phải dịu dàng, nhẹ nhàng để trẻ có cảm giác an toàn 
tin tưởng ở cô. Bên cạnh đó cô cần phải đối xử công bằng với trẻ, tôn trọng lắng 
nghe ý kiến của trẻ.
 - Trẻ ở lứa tuổi này luôn tin tưởng ở cô, mọi việc đều ngheo lời cô. Chính 
vì vậy khi hứa với trẻ điều gì là tôi thực hiện đúng lời hứa, không làm trẻ mất 
lòng tin. Ngược lại nếu trẻ có hành vi sai trái hoặc nói lời không hay, tôi nhẹ 
nhàng góp ý, động viên trẻ biết nhận lỗi và sửa sai.
 - Tác phong, quần áo ăn mặc đẹp, lịch sự, luôn vui vẻ tươi cười, cô thực sự 
là tấm gươn sáng cho trẻ noi theo.
 * Nêu gương khen ngợi 
 - Trẻ nhỏ rất thích được khen, những lời động viên, những phần thưởng 
nhỏ cũng làm cho trẻ vui sướng, khích lệ trẻ cố gắng hơn. Vì vậy cuối ngày, 
cuối tuần tôi thường tổ chức cho trẻ nêu gương. Qua những tâm gương tốt của 
các bạn hoặc các nhân vật trong truyện để động viên trẻ bắt chước làm những 
việc tốt.
 12 Đối với lứa tuổi này nêu gương khen ngợi, động viên, khích lệ sẽ làm trẻ 
thích thú và là động lực để giúp trẻ làm nhiều điều tốt hơn. Ở lớp duy trì hoạt 
động cắm cờ bé ngoan hàng ngày và khen trẻ mọi lúc, mọi nơi được cô giáo dục 
thường xuyên.
 b) Kết quả đạt được:
 Từ những biện pháp nghiên cứu và thực hiện, chất lượng giáo dục lễ giáo 
tăng lên rõ rệt, điều đó làm tôi rất vui mừng, giúp tôi yêu nghề và càng có nghị 
lực trong công việc.
 Các hoạt động ở trường không còn xa lạ, không làm cho trẻ sợ sệt nữa mà 
trái lại trẻ mạnh dạn, tự tin ngoan, lễ phép hơn. Những thói quen vệ sinh, hành 
vi văn minh dần được tình thành ở trẻ.
 + Đối với bạn bè: Trẻ biết hòa thuận, nhường nhịn, không tranh giành đồ 
chơi.
 + Đối với mọi người: Trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn, biết nhường 
nhịn, yêu thương em nhỏ, biết quan tâm giúp đỡ mọi người.
 + Đối với gia đình: Yêu thương chia sẻ tình cảm với những người thân 
trong gia đình, biết giúp đỡ bố mẹ.
 + Đối với thiên nhiên: Yêu thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, vật 
nuôi trong gia đình, không hái hoa bẻ cảnh.
 + Hình thành những đức tính tốt: Ngăn nắp, gọn gàng, tự lập, có lòng nhân 
ái hơn.
 Bảng kết quả đánh giá hành vi lễ giáo của trẻ
 STT Hành vi lễ giáo của trẻ Kết quả Đạt %
 1. Biết chào hỏi lễ phép 35/35 100%
 2. Biết xưng hô lễ phép 35/35 100%
 3. Biết cảm ơn, xin lỗi 34/35 97%
 Biết giữ gìn, cất đồ chơi theo 
 4. 35/35 100%
 quy định
 14

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_le_giao_cho_tre.docx