SKKN Biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi

Trẻ mầm non rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Môi trường sống của trẻ hôm nay phụ thuộc nhiều vào người lớn, gia đình, trường lớp và cộng đồng. Môi trường sống của trẻ ngày mai lại phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục, hình thành ý thức, hành vi, thái độ đúng đắn trong bảo vệ môi trường sống phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên thực tế ở trường mầm non nói chung và ngoài xã hội vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. Là một giáo viên mầm non, đứng trước thực trạng của ô nhiễm môi trường, chứng kiến những làn khói xả ra từ khu công nghiệp, nhìn nguồn nước thải, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để thế hệ con em mình sau này có những kiến thức cơ bản để bảo vệ môi trường. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra đề tài: “ Lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm giúp cho trẻ có những kiến thức cơ bản để bảo vệ môi trường sống của chúng ta hôm nay và cho cả mai sau.
docx 20 trang skmamnonhay 12/02/2025 1930
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
 Biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 “ Hãy chung tay bảo vệ môi trường” - đó là khẩu hiệu mà cả thế giới chúng 
ta đang quan tâm. Tình trạng ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới nói chung ngày 
càng cao, tài nguyên ngày một cạn kiệt, nguồn nước ngày một ô nhiễm, những trận 
động đất, những cơn sóng thần làm thiệt hại về tiền của cũng như con người. Sự 
ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất khó khăn. 
Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường nước và không khí của Hà Nội nói riêng 
hiện nay đang ngày một trầm trọng hơn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải 
thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ 
môi trường được xem là biện pháp có hiệu quả nhất. Tuy nhiên giáo dục không 
phải một sớm, một chiều mà đó là một quá trình lâu dài, chúng ta phải giáo dục trẻ 
ngay từ nhỏ để lớn lên đã có nền tảng về bảo vệ môi trường. Vậy nên giáo dục ý 
thức bảo vệ môi trường với trẻ mầm non là biện pháp có hiệu quả to lớn, bởi trẻ 
con ở lứa tuổi này dễ hình thành nề nếp, thói quen, tạo cơ sở cho việc hình thành 
nhân cách tốt.
 Trẻ mầm non rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường 
xung quanh. Môi trường sống của trẻ hôm nay phụ thuộc nhiều vào người lớn, gia 
đình, trường lớp và cộng đồng. Môi trường sống của trẻ ngày mai lại phụ thuộc 
vào chính những hành động của trẻ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục, hình 
thành ý thức, hành vi, thái độ đúng đắn trong bảo vệ môi trường sống phải bắt đầu 
ngay từ lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên thực tế ở trường mầm non nói chung và ngoài 
xã hội vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. Là một giáo viên mầm non, đứng 
trước thực trạng của ô nhiễm môi trường, chứng kiến những làn khói xả ra từ khu 
công nghiệp, nhìn nguồn nước thải, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để thế 
hệ con em mình sau này có những kiến thức cơ bản để bảo vệ môi trường. Chính 
vì vậy tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra đề tài: “ Lồng ghép bảo vệ môi trường 
vào các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm giúp cho trẻ có những kiến thức cơ bản 
để bảo vệ môi trường sống của chúng ta hôm nay và cho cả mai sau.
2. Mục Đích nghiên cứu
 Tìm ra những biện pháp lồng ghép giáo dục trẻ trong các hoạt động giúp 
trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non để phù hợp và đáp ứng nhu cầu 
hiện nay
3. Đối tượng nghiên cứu
 Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường đối với con người và mọi 
vật xung quanh
Biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi 
 2/18 Biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận
 Trước hết chúng ta cần hiểu: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh 
chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Bảo vệ môi trường là giữ cho môi 
trường trong lành, xanh, sạch, đẹp, cải thiện môi trường...Bảo vệ môi trường chính 
là cứu lấy trái đất của chúng ta, đã đang và sẽ mãi mãi là thông điệp khẩn cấp cho 
tất cả mọi người trên thế giới. Đối với trẻ 5-6 tuổi bảo vệ môi trường giúp hình 
thành ở trẻ một số biểu tượng về giá trị quý báu của môi trường, sự tác động của 
con người đến môi trường. Trẻ có thói quen sống ngăn nắp, sạch sẽ, tiết kiệm và 
có một số kỹ năng tham gia vào việc chăm sóc cải thiện môi trường sống gần gũi 
phù hợp với khả năng của trẻ. Hình thành ở trẻ thái độ thiện cảm, tôn trọng, bảo 
vệ, chăm sóc, giữ gìn môi trường.
 Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ nên thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, lồng 
ghép vào các hoạt động như: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động vui chơi, 
qua thí nghiệm, thực hành.
 Trường mầm non nơi tôi đang công tác là một ngôi trường nhỏ và còn nhiều 
khó khăn nhưng có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có 
kỹ năng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Vấn đề dạy trẻ bảo vệ môi trường đã 
được Ban Giám Hiệu chỉ đạo tới tất cả các nhóm lớp, tuy nhiên việc lồng ghép bảo 
vệ môi trường vào các hoạt động vẫn chưa được vận dụng tối đa và hiệu quả.
2. Thực trạng
 Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu 
giáo lớn 5-6 tuổi, tổng số học sinh là 38 cháu, trong đó 30 nam, và 8 nữ.
2.1 Thuận lợi
 Được BGH nhà trường đầu tư mua tranh, truyện, sách tài liệu về bảo vệ môi 
trường.
 BGH luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của giáo 
viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện các hoạt động 
cho trẻ.
 Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị đầy đủ: máy tính, ti 
vi.
 Bản thân là một giáo viên trẻ, tôi luôn nhiệt tình trong công việc, yêu 
nghề, mến trẻ, luôn học hỏi để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm của chị em trong 
trường.
 Trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin, đã có một số thói quen tự phục vụ, giữ gìn 
vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống xung quanh.
 4/18 Biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
2.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 Đầu năm
 Nôi dung khảo sát
 Đạt Tỷ lệ Chưa đạt Tỷ lệ
 Trẻ có thói quen sống gọn 
 18 47,4% 20 52,6%
 gàng, ngăn nắp
 Trẻ biết vứt rác đúng nơi quy 
 20 52,6% 18 47,4%
 định
Trẻ biết cách chăm sóc, bảo vệ 
 19 50% 19 50%
 cây
 Trẻ biết cách sử dụng điện, 
 nước tiết kiệm. Tích cực tham 
 17 44,7% 21 55,3%
 gia hoạt động bảo vệ môi 
 trường.
3. Các biện pháp đã tiến hành
 Từ bảng khảo sát đầu năm như trên, dựa vào vốn kiến thức của riêng mình 
và tìm hiểu qua sách, báo.. .tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp trẻ hiểu và có ý thức 
bảo vệ môi trường như sau:
3.1 Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt đông hoc
 Như chúng ta đã biết, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không cấu tạo 
thành một hoạt động riêng mà được lồng ghép, tích hợp vào các nội dung giáo dục 
khác. Trong năm học vừa qua, tôi đã lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào 
các hoạt động học thông qua các nội dung giáo dục trong năm, qua đó lồng ghép, 
giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường.
 Ví dụ 1: Khi thực hiện nội dung giáo dục: “Lớp học của bé”, tổ chức hoạt 
động khám phá, tôi cho trẻ theo nhóm cùng thảo luận về các góc chơi của lớp. Trẻ 
được quan sát, thảo luận, tìm hiểu, nhận xét về góc chơi, đồ chơi, và cách sắp xếp, 
bố trí các đồ chơi trong góc. Thông qua đó lồng ghép giáo dục bằng những câu hỏi: 
Để những góc chơi được sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp chúng mình cần phải làm gì? 
Qua đó giáo dục trẻ biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng, tham gia lau dọn đồ chơi, giá 
đồ chơi, vứt rác vào thùng. Sau tiết học có thể cho trẻ thực hành lau dọn, sắp xếp 
góc chơi, nhận xét sự thay đổi trước và sau khi được lau dọn.
 Ví dụ 2: Khi thực hiện nội dung giáo dục: “ Động vật sống dưới nước”, tổ 
chức hoạt động khám phá tôi cho trẻ quan sát bể nước sạch có cá, tôm, cua, sau đó 
đặt câu hỏi về một số đặc điểm và lợi ích của cá, tôm, cua như: Điều gì sẽ xảy ra 
nếu vớt cá ra khỏi nước? Vì sao? Để khuyến khích trẻ đưa ra cách giải quyết một 
vấn đề. Sau đó tôi sẽ đặt câu hỏi gợi mở: nếu thả cá, tôm cua vào một
 6/18 bảo hiểm, tuân thủ luật giao thông, nhắc bố mẹ không đi xe vào sân trường làm 
khói bụi, ô nhiễm môi trường...
 Như vậy việc lồng ghép bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng ở từng 
sự kiện tháng khác nhau, cô khéo léo lồng ghép vào các hoạt động học để giáo dục 
trẻ. Chúng ta lồng ghép giáo dục một cách thường xuyên sẽ giúp trẻ có những kiến 
thức cơ bản về môi trường, cách bảo vệ môi trường, từ đó có những suy nghĩ tích 
cực, quan tâm đến môi trường xung quanh hơn, có thái độ tôn trọng, bảo vệ, chăm 
sóc, giữ gìn môi trường.
3.2 Lồng ghép giáo dục bảo vê môi trường qua hoạt đông ngoài trời, lao đông 
tập thể
 Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần phải đảm bảo tính tích cực hoạt động 
của trẻ, làm giàu và củng cố kiến thức cho trẻ về môi trường xung quanh, giáo dục 
cho trẻ những thói quen hành vi tốt của mình nơi công cộng. Có thể tổ chức cho 
trẻ được quan sát nhận xét hành vi có lợi, có hại đối với môi trường.
 Ví dụ 1: Cho trẻ quan sát vườn rau trong nội dung giáo dục: “Một số loại 
rau”,trẻ sẽ được nói lên những gì mà trẻ thấy về đặc điểm của các loại rau, lợi ích 
của chúng như thế nào? Làm thế nào để có rau sạch ăn hàng ngày? Nếu không tưới 
nước, nhổ cỏ cho rau thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vì sao? Với những câu hỏi gợi mở 
như vậy trẻ sẽ đưa ra ý kiến của mình, từ đó trẻ thể hiện thái độ, hành vi của mình 
trước việc bảo vệ môi trường. Đồng thời cung cấp cho trẻ giá trị khi sử dụng rau 
sạch đảm bảo chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tốt cho không khí, cho đất, 
nước.
 Ví dụ 2: Cho trẻ quan sát những phương tiện giao thông đang đi trên đường 
làng, trẻ cũng sẽ nói lên được những gì mà trẻ nhìn thấy về các loại phương tiện 
giao thông. Khi xe máy, ô tô đi qua các con thấy điều gì?( khói xe, bụi). Vậy khi 
ra đường chúng mình phải làm gì?( đeo khẩu trang, kính.). Qua đó giáo dục trẻ ý 
thức chấp hành giao thông, cách bảo vệ bản thân, nhắc nhở bố mẹ nếu gần thì đi 
xe đạp, hạn chế dùng xe máy để tránh gây khói bụi, ô nhiễm môi trường.
 Lao động tập thể cũng được lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, 
hàng tuần các con có buổi lau chùi đồ dùng đồ chơi, xếp dọn đồ dùng ngăn nắp. 
trong khi lau chùi cùng cô tôi giúp trẻ hiểu vì sao phải vệ sinh phòng, nhóm, vì sao 
phải thường xuyên lau, rửa đồ chơi...
 8/18 Biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
 Trẻ đang xếp lá cây theo ý thích
 Như vậy, khi trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời và lao động tập thể, kiến 
thức sẽ được khắc sâu, trẻ học mà không biết là mình đang học. Đó sẽ là nền tảng 
để trở thành một tuyên truyền viên tốt về bảo vệ môi trường xung quanh bé.
3.3 Lồng ghép bảo vê môi trường vào hoạt đông góc
 Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu 
giáo, vì vui chơi là tái hiện nhập vai như người lớn. khi cho trẻ hóa thân vào 
những nhân vật, trẻ được tái hiện lại những công việc mà trẻ từng biết. Qua đó ta 
có thể đánh giá được mức độ hiểu biết của trẻ.
 Ví dụ 1: Trò chơi góc phân vai “ Bé tập làm nôi trợ” tôi chú ý lồng ghép 
dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, điện, khi chế biến món ăn xong phải thu dọn đồ 
dùng, rác phải được vứt đúng nơi quy định.
 Ví dụ 2: Thông qua góc chơi học tập, tôi dạy trẻ cách tìm hiểu về các hiện 
tượng trong môi trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, xấu đối 
với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân.
 Ví dụ 3: Góc xây dựng: xây công viên cây xanh, công viên năng lượng mặt 
trời, qua quá trình chơi giáo dục trẻ hiểu được lợi ích của cây xanh đối với môi 
trường, nên phải trồng nhiều cây xanh, từ đó có thái độ đúng đắn trong việc chăm 
sóc và bảo vệ cây xanh, sử dụng tiết kiệm điện năng.
 Ví dụ 4: Ở góc nghệ thuật: tôi cho trẻ cắt dán xúc xích, dán hoa đào, hoa 
mai trang trí nhà ......Trong khi chơi tôi lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
bằng những câu hỏi gợi mở: Cắt được rồi con sẽ làm gì? Con dán như thế nào? 
Những mẩu giấy vụn con có thể tận dụng để làm gì? Qua đó giáo dục trẻ sử dụng 
hồ dán đúng cách( phết hồ mặt sau, phết ít hồ), khi dùng giấy phải dùng tiết kiệm. 
Khi chơi xong giáo dục trẻ lau bàn ghế, dọn dẹp gọn gàng.
 10/18

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_long_ghep_bao_ve_moi_truong_vao_cac_hoat_dong.docx
  • pdfSKKN Biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi.pdf