SKKN Biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Nhận thấy được tầm quan trọng đó bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, bằng kĩ năng sư phạm, sự yêu nghề mến trẻ là động lực lớn để tôi quan sát, học hỏi làm ra các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp, sáng tạo và sử dụng hiệu quả trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó tôi thay đổi thường xuyên các phương pháp dạy học mới lạ nhằm thu hút trẻ hoạt động một cách tích cực nhất để nâng cao hiệu quả của các giờ hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Mặt khác hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục mầm non. Không chỉ vậy hiện nay phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm đã luôn là nền tảng quan trọng trong giáo dục trẻ nhỏ.
Vì thế tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và đưa ra“ Biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” nhằm khắc phục được khó khăn trong việc tổ chức cho trẻ vui chơi, học tập góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao.
Vì thế tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và đưa ra“ Biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” nhằm khắc phục được khó khăn trong việc tổ chức cho trẻ vui chơi, học tập góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

1 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, là phương tiện cơ bản cho trẻ chơi mà học. Đồ chơi được xem như sách giáo khoa, dụng cụ học tập đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Là một giáo viên mầm non việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ là một việc làm thiết thực nhằm phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú tích cực hơn trong các hoạt động, hơn nữa việc cô hướng dẫn và cùng trẻ tự tay làm ra các đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần làm cho trẻ thích thú hơn và say mê hoạt động hơn với các đồ dùng đồ chơi do chính tay mình làm ra. Nhận thấy được tầm quan trọng đó bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, bằng kĩ năng sư phạm, sự yêu nghề mến trẻ là động lực lớn để tôi quan sát, học hỏi làm ra các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp, sáng tạo và sử dụng hiệu quả trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó tôi thay đổi thường xuyên các phương pháp dạy học mới lạ nhằm thu hút trẻ hoạt động một cách tích cực nhất để nâng cao hiệu quả của các giờ hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Mặt khác hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục mầm non. Không chỉ vậy hiện nay phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm đã luôn là nền tảng quan trọng trong giáo dục trẻ nhỏ. Vì thế tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và đưa ra“ Biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” nhằm khắc phục được khó khăn trong việc tổ chức cho trẻ vui chơi, học tập góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề Trong quá trình thực hiện “Biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” tôi cũng gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 1.1. Ưu điểm: - Cán bộ quản lý là những người có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, năng nổ và rất có năng khiếu trong việc sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi. Nhà trường thường xuyên phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi cho đội ngũ giáo viên, giữa các nhóm lớp vào các ngày lễ lớn như 8/3, 20/11 - Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn: Trẻ, khoẻ, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn, khéo léo về làm đồ dùng đồ chơi, tận tụy với công việc, 3 - Vẫn còn một số phụ huynh nhận thức chưa đúng về vai trò của đồ dùng đồ chơi tự tạo, phần lớn các phụ huynh đều chiều theo sở thích của con cái mình để đi mua đồ chơi bán trên thị trường mà trẻ đòi như: súng, dao kiếm,Mặc dù đó chỉ là những đồ chơi để phục vụ cho trẻ chơi nhưng lại rất nguy hiểm và không an toàn cho trẻ và nhất là những đồ chơi ấy lại mang tính bạo lực như vậy sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của trẻ sau này. 1.2.4. Cơ sở GDMN - Tài liệu phục vụ cho việc hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ còn ít. Do điều kiện của giáo viên mầm non phải chú ý chăm sóc trẻ cả ngày ít thời gian để nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi theo ý tưởng và mới lạ. - Đồ dùng tự tạo ra phục vụ cho các hoạt động còn bị hư hỏng nhiều do trẻ chưa biết cách giữ gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi. 1.2.5. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế: - Công tác xã hội hóa của giáo viên còn hạn chế, chưa biết khai thác nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương, nguyên vật liệu, phế liệu của gia đình trẻ. - Khi xây dựng kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi chưa biết dựa vào điều kiện thực tế của lớp, kỹ năng, kiến thức của trẻ, chưa khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ làm đồ chơi phù hợp với khả năng của trẻ. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã lên kế hoạch từ đầu năm và khảo sát trẻ tại lớp 5 tuổi A4 do tôi phụ trách. Các tiêu chí đề ra là: Trẻ hứng thú và tích cực tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô; Trẻ biết thao tác và làm đồ dùng đồ chơi cùng cô; Trẻ tích cực hoạt động, khám phá trải nghiệm với đồ dùng đồ chơi. Kết quả khảo sát như sau: STT Nội dung khảo sát Trẻ đạt Tỉ lệ 1 Trẻ hứng thú và tích cực tham gia làm 16/34 47% đồ dùng đồ chơi cùng cô 2 Trẻ biết thao tác và làm đồ dùng cùng cô 18/34 53% 3 Trẻ tích cực hoạt động, khám phá trải nghiệm với đồ chơi 14/34 41% 5 Lập kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi cho một số chủ đề. STT Chủ đề Tên đồ dùng đồ chơi Trường mầm non - Đồ chơi cần làm là: Nhà, bộ đu quay cầu 1 trượt. 2 Bản thân - Đồ chơi cần làm: Quần áo, mũ, làn. Gia đình - Đồ chơi cần làm là: Bàn ghế, tủ, bếp ga, 3 giường. Thế giới động vật - Đồ chơi cần làm: Một số con vật sống gia 4 đình, dưới nước. Thế giới thực vật - Đồ chơi cần làm: Cây, rau, cây hoa, các 5 loại quả, tranh ảnh trang trí. 2.2. Biện pháp 2: Tích cực làm và hướng trẻ tạo ra các loại đồ dùng đồ chơi phù hợp với khả năng của trẻ. 2.2.1. Nội dung biện pháp. Giáo viên tích cực làm ra những loại đồ dùng đồ chơi an toàn có tính thẩm mỹ, bền, đẹp và sử dụng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch đạt hiệu quả cao. Giáo viên hướng dẫn trẻ tạo ra các loại đồ dùng đồ chơi phù hợp với khả năng của trẻ qua đó phát huy được tính sáng tạo, óc tư duy, tưởng tượng phong phú và giúp trẻ yêu thích sản phẩm mình tạo ra qua đó trẻ có ý thức giữ gìn sản phẩm mình tạo ra. 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp. Có thể nói việc sử dụng “nguyên vật liệu tái sử dụng” trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả, phát huy tích cực, khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều cần quan tâm. Dựa vào các yếu tố trên tôi luôn nỗ lực để tạo ra cho trẻ những loại đồ dùng, đồ chơi đơn giản mà sử dụng được ở nhiều lĩnh vực. Để làm được điều đó tôi thu thập những nguyên vật liệu sẵn có như: Vỏ chai, nắp chai lọ, vỏ ngao, vỏ hến, rơm rạ, ống hút, hộp sữa....Sau đó tôi phân loại, cọ rửa vệ sinh sạch sẽ. 7 Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới thực vật” như hoạt động khám phá khoa học “Tìm hiểu về các loại quả” tôi tiến hành làm một số loại rau, củ, quả. - Cách làm củ cà rốt: Tôi tận dụng những phần xốp đã qua sử dụng, dùng dao dọc giấy gọt thành hình củ cà rốt. Sau đó dùng giấy dạ vụn vẽ cuống, lá và dùng súng keo đính các phần lại tạo thành củ cà rốt đáng yêu. Ngoài ra tôi còn tận dụng vải vụn, cắt và khâu lại thành hình một số loại quả như dâu tây, mướp, bí, su hào...dùng bông cũ ở lõi gói dồn vào phần thân sau đó khâu lại và dùng giấy dạ làm cuống, lá vậy là tôi đã có một số loại rau, củ, quả vô cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu. Sản phẩm rau, củ, quả Với trẻ mầm non tự tay được làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô là một điều rất thú vị đối với trẻ. Hiểu được sự mong muốn đó tôi luôn tạo cho trẻ những buổi hoạt động cùng cô, để tạo ra sản phẩm vừa phục vụ cho trẻ vui chơi vừa phục vụ cho việc tìm hiểu và khám phá những đặc điểm nổi bật và riêng biệt của đối tượng. Trước khi tổ chức dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng cô, tôi chuẩn bị trước các nguyên liệu phế thải sẵn có đã huy động được, sau đó rửa sạch sẽ, phơi khô để đảm bảo vệ sinh, chọn các nguyên liệu mềm, dễ cắt, không sắc nhọn nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ và các mẫu đồ dùng đồ chơi do mình tự tạo ra để trẻ quan sát và lựa chọn mẫu mà trẻ thích phù hợp với khả năng sáng tạo của mình. Ví dụ: Hướng dẫn trẻ làm tranh từ que kem, giấy dạ, sỏi, cuội - Chuẩn bị nguyên liệu: que kem, giấy dạ, sỏi cuội, màu nước, bút lông, keo dán. 9 - Đồ chơi cần làm: Một số 2 bộ các loại con vật 4 Thế giới động vật con vật sống gia đình, dưới sống trong gia đình, 1 bộ nước. con vật sống dưới nước. - Đồ chơi cần làm: Cây, Các loại rau củ quả mỗi 5 Thế giới thực vật rau, cây hoa, các loại quả. loại 20, tranh ảnh. 2.3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong các hoạt động có chủ định của trẻ. 2.3.1. Nội dung biện pháp. Sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo trong các hoạt động có chủ định của trẻ mang tính thẩm mỹ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, phát triển cho trẻ một cách toàn diện về đức, trí, thẩm mỹ...đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. 2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp. * Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ cho trẻ. Với trẻ mầm non lĩnh vực phát triển nhận thức là khám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh, khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động cần phải biết phối hợp sử dụng đồ dùng trực quan và đồ dùng học tập đủ cho trẻ. Chính vì vậy để phục vụ cho hoạt động phát triển nhận thức đạt kết quả tốt nhất, bản thân luôn suy nghĩ và tìm tòi ra những nguyên vật liệu để tạo ra những đồ dùng đồ chơi bắt mắt cho trẻ hoạt động. Ví dụ: Với chủ đề: “Gia đình” ở chủ đề này đồ dùng đồ, đồ chơi rất phong phú và đa dạng. Với các đồ dùng tự tạo như giường, tủ, bàn ghế...tôi sử dụng trong giờ làm quen toán đếm số lượng, hoạt động khám phá tôi cho trẻ khám phá một số đồ dùng trong gia đình và ngoài ra còn được sử dụng ở các hoạt động khác như làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình....Với đồ dùng mà cô và trẻ tự làm tôi nhận thấy trẻ rất thích thú và yêu thích các giờ học đó. 11 * Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong lĩnh vực phát triển thể chất: Thể chất quyết định mọi mặt phát triển của một đứa trẻ. Thể chất của trẻ phát triển tốt sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển một con người mới trong xã hội. Tôi đã sử dụng loại đồ dùng tự tạo bắt mắt thu hút trẻ hoạt động như: Túi cát, khối hộp ....Để cho trẻ chơi trò chơi phát triển thể chất cụ thể như: Ném xa, đi zích zắc qua vật cản....Trẻ vui chơi sẽ thoải mái hơn phấn khởi hơn, tự tin hơn trong khi trẻ hoạt động thể chất bằng những đồ chơi tự tạo do bàn tay của cô và trẻ tạo ra và đồng thời kết quả giờ học cũng đạt được cao hơn. Đồ dùng đồ chơi góc vận động * Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ, Trẻ em có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật, có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình, hoạt động góc. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ, tình cảm xã hội cho trẻ ngay từ tuổi mẫu giáo là việc cần thiết trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Thông qua các hoạt động đó sẽ giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí, khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó trẻ tư duy và kích thích phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp, đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Ví dụ: Ở chủ đề “ Thế giới thực vật” Tôi đã chọn sỏi, hột hạt, vỏ sò...đó là những nguyên liệu dễ kiếm tạo ra các bức tranh mẫu đẹp, sáng tạo và thu hút sự hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình và kích thích sự sáng tạo trí tưởng
File đính kèm:
skkn_bien_phap_lam_va_su_dung_do_dung_do_choi_tu_tao_vao_gia.doc