SKKN Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với Toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở Lớp 5-6 tuổi A1 Trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, giáo viên cần cung cấp cho trẻ các kiến thức với toán như thế nào để tiếp thu kiến thức một cách bền vững, tạo tiền đề cho trẻ khi vào lớp 1. Ngoài những kiến thức làm quen với toán giáo viên cung cấp cho trẻ trong hoạt động học thì giờ hoạt động góc cũng giúp trẻ lĩnh hội rất nhiều kiến thức khi trẻ được thao tác, được chơi trực tiếp với các đồ dùng đồ chơi. Nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy, giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ góp phần phát triển toàn diện.
Ở lớp tôi, từ đầu năm học, sau khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán, kết quả tôi nhận thấy là khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ ở lớp không đồng đều. Tôi dự tính sẽ bổ sung các kiến thức đó cho trẻ vào giờ hoạt động góc, tuy nhiên một số ít trẻ chọn chơi ở góc học tập vì đồ dùng đồ đồ chơi làm quen với toán ở lớp tôi ít và không hấp dẫn, chưa thu hút được trẻ. Từ thực tế đó, tôi đã suy nghĩ mình phải làm thêm những đồ dùng đồ chơi làm quen với toán như thế nào để trẻ lớp tôi có thể thoải mái, hứng thú khi chơi góc học tập. Làm sao những đồ dùng đồ chơi đó phải thu hút được trẻ, trẻ thích chơi với các đồ chơi đó bằng sự yêu thích của trẻ chứ không phải sự gò bó, ép buộc. Qua một năm tìm hiểu, làm và tổ chức cho trẻ chơi với đồ dùng đồ chơi làm quen với toán ở góc tôi đã mạnh dạn lựa chọn: “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp 5 - 6 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh”
doc 23 trang skmamnonhay 12/10/2024 770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với Toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở Lớp 5-6 tuổi A1 Trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với Toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở Lớp 5-6 tuổi A1 Trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

SKKN Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với Toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở Lớp 5-6 tuổi A1 Trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
 2
rèn luyện các thao tác tư duy, giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ góp 
phần phát triển toàn diện.
 Ở lớp tôi, từ đầu năm học, sau khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với 
toán, kết quả tôi nhận thấy là khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ ở lớp không 
đồng đều. Tôi dự tính sẽ bổ sung các kiến thức đó cho trẻ vào giờ hoạt động góc, 
tuy nhiên một số ít trẻ chọn chơi ở góc học tập vì đồ dùng đồ đồ chơi làm quen 
với toán ở lớp tôi ít và không hấp dẫn, chưa thu hút được trẻ. Từ thực tế đó, tôi 
đã suy nghĩ mình phải làm thêm những đồ dùng đồ chơi làm quen với toán như 
thế nào để trẻ lớp tôi có thể thoải mái, hứng thú khi chơi góc học tập. Làm sao 
những đồ dùng đồ chơi đó phải thu hút được trẻ, trẻ thích chơi với các đồ chơi 
đó bằng sự yêu thích của trẻ chứ không phải sự gò bó, ép buộc. Qua một năm 
tìm hiểu, làm và tổ chức cho trẻ chơi với đồ dùng đồ chơi làm quen với toán ở 
góc tôi đã mạnh dạn lựa chọn: “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm 
quen với toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp 5 - 6 tuổi A1 
trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh” 4
tuy nhiên còn là những đồ dùng, đồ chơi theo danh mục chưa đa dạng chưa thu 
hút được trẻ tham gia chơi ở góc học tập, đặc biệt là chơilàm quen với toán.
 BẢNG 1: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT BIỆN PHÁP LÀM 
 ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ TẠO LÀM QUEN VỚI TOÁN 
 NĂM HỌC 2021 - 2022
 Đạt Chưa đạt
 Tổng 
STT Nội dung Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
 số trẻ
 trẻ % trẻ %
 Trẻ hứng thú với góc 
 1 13/26 50% 13/26 50%
 học tập
 Trẻ sử dụng đồ dùng đồ 
 2 chơi làm quen với toán 10/26 40% 16/26 60%
 26
 khi vào góc
 Trẻ có kiến thức kỹ 
 3 19/26 73% 7/26 27%
 năng làm quen với toán
 Qua khảo sát đánh giá đầu năm, tôi thấy đồ dùng đồ chơi càng phong phú 
bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá 
mở mang kiến thức ở trẻ bấy nhiêu. Cũng từ mong muốn giúp trẻ được củng cố 
kiến thức sâu hơn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài này với một số biện pháp như 
sau:
 2. Biện pháp thực hiện: 
 2.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi tự 
tạo làm quen với toán
 Trước hết, tôi cần phải suy nghĩ mình sẽ làm đồ dùng đồ chơi gì để làm 
quen với toán cho góc học tập, để làm những đồ dùng đó cần nguyên vật liệu gì? 
Và làm như thế nào để trẻ cảm thấy hứng thú khi tham gia chơi toán ở góc học 
tập, làm đồ dùng như thế nào để khi chơi với đồ chơi đó trẻ sẽ cùng bạn suy 
nghĩ ra được nhiều nội dung chơi, giúp vốn kiến thức của trẻ ngày càng phát 
triển hơn. 6
 Để hỗ trợ việc làm đồ dùng của mình nhanh, đẹp, sắc sảo, tôi còn chuẩn 
bị nhiều loại dụng cụ khác nhau như kéo các loại, dao rọc giấy, súng bắn keo, 
bấm lỗ... Dụng cụ càng nhiều, càng phong phú thì sẽ giúp giáo viên ít mất thời 
gian và dễ dàng hơn trong việc tạo ra đồ chơi. Đối với các dụng cụ này, bản 
thân tôi khi sử dụng làm đồ dùng không để gần trẻ để đảm bảo an toàn cho 
trẻ, cũng như khi bảo quản cất thì để vào ngăn tủ trên cao, ví dụ như những 
chiếc kéo cắt đường nét răng cưa sẽ giúp cho những đường viền thêm đẹp mắt 
hơn, dao rọc giấy phải bén sẽ giúp cho việc cắt, rọc giấy nhanh hơn và tạo ra 
những đường cắt thẳng, láng, thẩm mỹ hơn, dụng cụ dập hoa, dập lá, làm những 
trang bìa của quyển sách học toán, dùng kéo răng cưa cắt những đường viền 
giúp quyển sách thêm đẹp hơn....sẽ làm tăng thêm tính thẩm mỹ khi trang trí và 
tiết kiệm được thời gian.
 Nhận thấy tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi tự tạo, tôi trao đổi trực 
tiếp với phụ huynh vào các giờ đón trả trẻ để xin các đồ dùng, chai lọ, bìa 
lịchphế liệu còn sử dụng được để làm. 8
hình học, đo, không gianở góc sẽ giúp trẻ ôn luyện, củng cố kiến thức, hình 
thức chơi nhẹ nhàng, hấp dẫn, nhiều nội dung chơi sẽ giúp trẻ khắc sâu, ghi nhớ 
kiến thức lâu hơn.
 Bản thân là giáo viên dạy lớp 5 tuổi nhiều năm, đã hình dung tất cả nội 
dung với toán cho trẻ, nắm được khả năng của trẻ. Nên từ đầu năm, tôi đã định 
hướng cho mình nên làm đồ dùng đồ chơi thuộc kiến thức nào:
 Với nội dung về các quy luật sắp xếp, tôi làm bộ đồ chơi “Sắp xếp xen kẽ”
 Ví dụ 1: Bộ sắp xếp xen kẻ 10
 Bàn tính học đếm”(Đếm số lượng, tách gộp).
 Các mảng còn lại tôi sẽ làm sách “Bé vui học toán” như:
 Toán về hình: “Chắp ghép hình học”.Từ những hình rời, trẻ có thể sáng 
tạo xếp lại thành những ngôi nhà, thuyền, cối xay gió...
 Toán về vị trí trong không gian: “Xác định vị trí so với vật chuẩn”
 “Bé đọc giờ đúng”, giúp trẻ được luyện tập làm quen với toán thời gian. 12
 - Ghép số tương ứng với nắp chai: Cắt đôi hình chữ nhật ra 2 miếng, 1 
miếng sẽ dán số lượng, 1 miếng sẽ dán nắp chai tương ứng với số lượng đó.
 - Ghép hình tương ứng với số cho trước: Cắt miếng photmat hình tròn và 
cắt đôi miếng photmat ra, dán số lượng lên 1 bên, dán một số hình tương ứng 
với số lượng đã dán.
 - Ghép số vòng tròn tương ứng với số trụ: Tận dụng những miếng gỗ, cắt 
thành hình chữ nhật dài để làm bảng, hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình 
ngũ giác. Gắn những trụ gỗ tròn lên theo thứ tự: 1-2-3-4-5 trụ, dùi lỗ các hình 
tròn, hình tam giác, hình vuông, hình ngũ giác dùi lỗ tương ứng với số cây của 
bảng.
 Bộ ghép số lượng tương ứng
 c) Sử dụng: Cho trẻ vào góc học tập, trẻ tự chọn đồ dùng học tập toán mà 
trẻ yêu thích. Những hình tròn cô tráo đều lên với nhau, yêu cầu trẻ lấy số và tìm 
đúng nữa hình tròn có số lượng tương ứng. Hoặc tìm số lượng nắp chai ghép 
tương ứng với số có sẵn, số quả tương ứng với số trên thân cây, xếp tương ứng 
số vòng tròn 14
 - Khi chơi bộ thêm bớt, tách gộp, 2 trẻ ngồi đối diện cùng chơi. 1 bạn chơi 
và 1 bạn đoán. Vòng có 8 nắp chai, Tú Thư sẽ kéo số 4 nắp chai về phía của 
mình và dùng tay che lại, bạn Thiên Hương ngồi đối diện đoán số nắp chai trong 
tay bạn Tú Thư là bao nhiêu. 2 bạn cùng kiểm tra kết quả.
 Trẻ chơi với bộ bàn tính học đếm
 Bé đọc giờ đúng 16
 Bộ sách này vừa là đồ chơi cho trẻ hoạt động tại góc, vừa là đồ dùng giúp 
trẻ nắm vững các kiến thức làm quen với toán, giúp trẻ hình thành những nền 
tảng vững chắc khi chuẩn bị bước vào lớp 1.
 Để có được những đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, thu hút trẻ tham gia chơi góc 
học tập, trẻ ở lớp đã giúp tôi rất nhiều trong việc làm đồ dùng đồ chơi. Nhờ đó, 
trẻ đã hứng thú hơn và phát huy được tính tự lập ở trẻ.
 Góc học tập đóng vai trò quan trọng, là nơi khơi gợi những đam mê, niềm 
phấn khơi trong học tập. Việc bày trí như thế nào để đẹp mắt, để thu hút được trẻ 
tham gia hoạt động. Một không gian học tập đủ yên tĩnh, đầy màu sắc để gợi cảm 
hứng và được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, tôi thường xuyên thay đổi vị trí để đồ 
dùng ở góc, nhằm tạo điểm mới lạ cho trẻ, cũng có thể là quyển sách đó, hôm nay 
tôi lật trang toán số lượng, hôm sau tôi lật trang toán hình, nhằm giúp trẻ luôn 
cảm thấy mới mẻ, giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia chơi ở góc học tập. 
 Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng trên kệ
 Đồ dùng, đồ chơi tự tạo có ý nghĩa và tác dụng rất tốt góp phần to lớn trong 
giáo dục, phát triển trẻ toàn diện, qua quá trình thực nghiệm trên lớp, khi trẻ chơi 
với đồ chơi sáng tạo và độc đáo này giúp cho trẻ phát triển rất nhiều mặt. 
 Từ những kinh nghiệm làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu, tôi đã rút cho 
mình được nhiều bài học: Tận dụng những đồ vật ở xung quanh và luôn tạo điều 18
 Giáo viên phối hợp với phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi tự tạo không 
những dấy lên phong trào thi đua sôi nổi của các cô, các trẻ còn thấy được sự thi 
đua giữa phụ huynh của các lớp và sự phối hợp của phụ huynh với cô giáo thật 
hiệu quả và nhịp nhàng, qua đó thấy được sự quan tâm của phụ huynh về việc 
học tập của con em mình, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ giúp đỡ các cô về 
nguyên vật liệu, ngày công để tạo ra các bộ đồ chơi sáng tạo và đầy ý nghĩa cho 
các cháu vui chơi, những bộ đồ chơi tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo và bộ óc sáng 
tạo của các bậc phụ huynh cùng cô giáo đã mang lại cho các trẻ hứng thú tham 
gia vào những giờ chơi, giờ học bổ ích, hiệu quả, rèn cho các cháu nhiều kỹ 
năng cần thiết trong cuộc sống, là nền tảng để các cháu vững bước vào cuộc 
sống này. Đây là những bộ đồ chơi sẽ được các cô khai thác và sử dụng trong 
năm học và cả những năm học tiếp theo.
 3. Kết quả đạt được: (Áp dụng thực tiễn)
 * Đối với trẻ:
 Số lượng trẻ chơi góc học tập nhiều hơn so với đầu năm.
 Trẻ hứng thú khi chơi với đồ dùng đồ chơi làm quen với toán nhiều hơn.
 Trẻ có nhiều nội dung chơi phong phú hơn, đa dạng hơn, biết kết hợp chơi 
cùng bạn, cùng đưa ra kết quả đúng.
 Kiến thức làm quen với toán của trẻ ngày càng vững vàng hơn, trẻ ghi 
nhớ lâu hơn.
 * Đối với giáo viên: 
 Bản thân tôi đã nâng cao được khả năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo của 
chính mình qua việc đạt kết quả cao khi thi làm đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo 
cấp trường các năm học.
 Môi trường góc lớp tôi ngày càng đa dạng, phong phú về đồ dùng đồ chơi 
cho trẻ, được phụ huynh đánh giá cao và nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu 
mở, tin tưởng vào chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên. 
 *Đối vơi phụ huynh
 Tạo được sự an tâm nơi phụ huynh gửi con và quan tâm, tin tưởng, ủng 
hộ nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi. 20
 - Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi 
thích được tự tay cùng cô tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu 
đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ 
chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các 
hoạt động.
 Từ những biện pháp trên việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho góc học tập 
của trẻ 5 - 6 tuổi trong nhà trường đã trở thành mục tiêu của nhà trường thực 
hiện thường xuyên. Bởi hình thành những biểu tượng sơ đẳng làm quen với toán 
cho trẻ, trong thời đại hiện nay. Đây là những tiền đề cơ bản nhằm hình thành và 
phát triển nhận thức toàn diện cho trẻ.
 5. Kiến nghị đề xuất: 
 a. Đối với tổ chuyên môn 5 tuổi:
 - Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi 
để các thành viên trong tổ cùng giao lưu học hỏi lẫn nhau.
 b. Đối với lãnh đạo của nhà trường:
 Tổ chức: “Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi” tự tạo nhằm tuyên truyền nâng 
cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh về công 
tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cấp học Mầm non. khuyến khích giáo viên 
tự nghiên cứu, sưu tầm hình ảnh, cách làm đồ dùng, dồ chơi trên các phương 
diện thông tin vv.
 - Phát huy tinh thần tự giác tích cực, lòng yêu nghề, sự say mê sáng tạo 
của đội ngũ giáo viên, sự phối hợp, sự vào cuộc của cha mẹ học sinh của cộng 
đồng đối với phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để tạo ra sản phẩm mang 
lại hiệu quả trong việc tổ chức cho trẻ học và chơi.
 - Tổ chức các hình thức thi đua, phát động phong trào làm đồ dùng, đồ 
chơi tự tạo giữa các nhóm lớp, các tổ trong trường. Động viên khen thưởng kịp 
thời đối với tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho chuyên đề. 
 c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
 - Tiếp tục tổ chức nhiều các cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để giáo 
viên học hỏi và có kỹ năng, kiến thức dạy trẻ tốt hơn nữa.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_lam_do_dung_do_choi_tu_tao_lam_quen_voi_toan.doc