SKKN Biện pháp hướng dẫn trò chơi dân gian Xin lửa cho trẻ 5-6 tuổi

Có rất nhiều phương tiện để giáo dục trẻ và trò chơi dân gian là một trong những phương tiện đó. Bởi thông qua trò chơi dân gian trẻ được tiếp xúc với cuộc sống và xã hội của con người Việt Nam, giúp trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nền văn hóa loài người. Mặt khác, trò chơi dân gian mang tính cộng đồng rõ nét, trong khi chơi trẻ phải biết hợp tác cùng nhau để thực hiện nhiệm vụ chơi chung. Đây chính là môi trường để rèn luyện kỹ năng hợp tác, phát triển ngôn ngữ, tập cho trẻ biết ứng xử và tham gia vào hoạt động cồng đồng.Thực tế, giáo viên không chú trọng đến việc tích hợp các trò chơi dân gian khi tạo môi trường giáo dục, không trang trí góc “Trò chơi dân gian” trong lớp. Việc đưa ra các câu hỏi, tạo tình huống chơi mang tính hợp tác chưa được giáo viên chú trọng. “Xin lửa” không phải là trò chơi thiên về hoạt động thể chất, đặc tính của trò chơi này là thiên về rèn luyện ngôn ngữ với bài đồng dao trong quá trình chơi. Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ và đặc tính của trò chơi dân gian “Xin lửa” nên tôi đã lựa chọn nghiên cứu “Biện pháp hướng dẫn trò chơi dân gian “Xin lửa ” cho trẻ 5 - 6 tuổi ” nhằm góp phần tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ.
docx 11 trang skmamnonhay 16/04/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp hướng dẫn trò chơi dân gian Xin lửa cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp hướng dẫn trò chơi dân gian Xin lửa cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Biện pháp hướng dẫn trò chơi dân gian Xin lửa cho trẻ 5-6 tuổi
 2
trẻ và đặc tính của trò chơi dân gian “Xin lửa” nên tôi đã lựa chọn nghiên cứu “Biện 
pháp hướng dẫn trò chơi dân gian “Xin lửa ” cho trẻ 5 - 6 tuổi ” nhằm góp phần tổ 
chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ.
 6. Mục đích của biện pháp:
 Tôi nghiên cứu biện pháp “Hướng dẫn trò chơi “Xin lửa” cho trẻ 5 - 6 tuổi” 
nhằm giúp trẻ rèn luyện cách chơi tập thể, biết đoàn kết với các bạn, rèn luyện sự 
khéo léo của đôi bàn tay, phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ cho trẻ, từ đó giúp trẻ 
phát triển một cách toàn diện.
 7. Nội dung:
 7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến:
 - Để thực hiện tốt biện pháp “Hướng dẫn trò chơi dân gian “Xin lửa” cho trẻ 5 
- 6 tuổi” tôi tiến hành như sau:
 Bước 1: Sưu tầm trò chơi dân gian “Xin lửa”.
 Việc sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian là một khâu quan trọng trong công 
tác tổ chức cho trẻ chơi, nó giúp giáo viên tìm được những trò chơi phù hợp với đặc 
điểm nhận thức, kỹ năng chơi, kỹ năng hợp tác của trẻ. Sưu tầm và lựa chọn được 
những trò chơi phù hợp sẽ cuốn hút trẻ tích cực, hứng thú tham gia chơi, kích thích 
trẻ tích cực hợp tác với nhau để giải quyết nhiệm vụ chơi chung.
 Trò chơi “Xin lửa” cũng đã phản ánh được phần nào cuộc sống lao động, sinh 
hoạt của người Việt xưa. Trò chơi “Xin lửa” bản chất là trò chơi dân gian, được lưu 
truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, rất khó để 
xác định được nguồn gốc, thời điểm trò chơi xuất hiện. Để có thể hướng dẫn cho trẻ 
chơi được trò chơi dân gian “Xin lửa” tôi đã tìm hiểu qua đồng nghiệp, mạng 
internet...
 Trò chơi dân gian là trò chơi được lưu truyền nên khi tìm kiếm tôi đã lựa chọn 
cách chơi chung nhất, phù hợp với trẻ và trẻ dễ thực hiện nhất để hướng dẫn trẻ chơi. 4
dùng để kích thích sự hứng thú chơi ở trẻ như: mũ các con vật, ngọn lửa nhỏ... Khi 
xây dựng môi trường giáo dục của nhóm lớp, tôi đã bố trí riêng một góc để trẻ có thể 
chơi những trò chơi dân gian ở đó. Ở góc chơi dân gian, tôi thường bố trí những đồ 
dung đồ chơi liên quan đến những trò chơi dân gian quen thuộc đối với trẻ như: Ô ăn 
quan, Cắp cua bỏ giỏ.
 Sự thoải mái về tâm lý sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong việc giao tiếp 
cũng như trong việc phối hợp hành động với các bạn để thực hiện nhiệm vụ chơi. 
Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian tôi đã tạo mối quan hệ thân 
thiện, cởi mở với trẻ, động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn hòa mình với các bạn 
trong khi chơi bằng cách: Thu hút sự chú ý của trẻ vào trò chơi bằng sự gần gũi, vui 
vẻ, nhiệt tình của mình, thường xuyên tạo cho trẻ cơ hội được khẳng định mình, được 
trao đổi, bàn bạc với các trẻ khác trong nhóm chơi. Điều đó sẽ giúp cho trẻ tự tin, 
mạnh dạn hợp tác với các bạn để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chơi.
 Bước 3: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trước khi tổ chức cho trẻ chơi:
 * Chuẩn bị đồ dùng:
 Muốn trẻ tham gia vào chơi trò thực sự hứng thú và đạt kết quả cao thì trước 
khi chơi giáo viên cần phải tìm hiểu trước về cách chơi và luật chơi, cũng như các đồ 
dùng liên quan đến trò chơi “Xin lửa”, để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ những thứ cần 
thiết cho trò chơi.
 Chuẩn bị mũ các con vật để kích thích hứng thú chơi ở trẻ.
 * Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi: 6
 - Xin lửa: Xin sắt (đưa ngón tay trỏ vào giữa của 2 ngón tay trỏ của “Lửa”).
 - Lửa: Sắt mòn (gập 2 ngón tay trỏ xuống).
 - Xin lửa: Xin cua (đưa ngón tay trỏ vào giữa 2 ngón tay cái của “Lửa”).
 - Lửa: Cua cắp (2 ngón tay cái kẹp vào ngón tay trỏ của trẻ xin lửa). Trẻ xin 
lửa phải nhanh tay rút lại không sẽ bị cắp.
 Sau đó các bạn nhỏ sẽ đổi vị trí cho nhau và tiếp tục chơi.
 Trẻ vui vẻ, hứng thú khi chơi trò chơi “Xin lửa”.
 Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao và biết cách chơi, tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi vào 
các thời điểm trong ngày của trẻ như: Chơi hoạt động theo ý thích, chơi ngoài trời, 
trò chuyện sáng... Khi chơi trẻ được sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình kết hợp 
với lời ca của bài đồng dao nên trẻ rất vui vẻ và hứng thú khi được tham gia trò chơi. 8
Trẻ tham gia chơi trò chơi “Xin lửa ”ở Hoạt động góc.
 Trẻ chơi ở Hoạt động chiều. 10
 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
 Đầu tiên tôi chỉ áp dụng biện pháp với bản thân tôi tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 
A1. Từ kết quả của lớp mình đã đạt được tôi đã mạnh dạn áp dụng sang các lớp khác 
trong khối của mình. Ngay khi áp dụng thì kết quả của các lớp cũng đạt được kết quả 
khá cao. Từ hiệu quả đã áp dụng, tôi thấy đề tài có thể áp dụng rộng rãi ở các trường 
mầm non trong thành phố Bắc Giang.
 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của giải pháp:
 * Đối với trẻ:
 Trẻ hứng thú hơn trong khi tham gia các hoạt động.
 Trẻ mạnh dạn tự tin hơn, biết cách lắng nghe, chia sẻ với nhau và cùng nhau 
giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình chơi. Trẻ đoàn kết, biết phối hợp 
nhịp nhàng khi làm việc theo nhóm.
 Trẻ được vận động nhiều hơn, hạn chế sử dụng Tivi và điện thoại...
 * Đối với giáo viên:
 Giáo viên linh hoạt hơn trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Vận 
dụng được nhiều hình thức tổ chức hay, không gò bó trẻ giúp cho giáo viên năng 

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_huong_dan_tro_choi_dan_gian_xin_lua_cho_tre_5.docx
  • pdfSKKN Biện pháp hướng dẫn trò chơi dân gian Xin lửa cho trẻ 5-6 tuổi.pdf